Đánh bom ở Thái Lan, hơn 30 người bị thương
Bạo lực xuất phát từ khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đang có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Cảnh sát và quân đội điều tra hiện trường vụ đánh bom – Ảnh: Minh Quang
Ngày 17.1, ít nhất 31 người biểu tình bị thương, trong đó có một người bị thương nặng sau vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Vụ việc xảy ra lúc 13 giờ khi đoàn biểu tình do ông Suthep Thaugsuban dẫn đầu đang trên đường Banthatthong hướng về điểm đóng quân. Phóng viên Thanh Niên nhanh chóng có mặt tại hiện trường và nhìn thấy một chiếc xe bị hư hại nặng, xung quanh loang lổ máu. Một người biểu tình cho Thanh Niên hay khi đoàn người đang dừng chân ăn trưa thì bất ngờ nghe một tiếng nổ long trời, khiến tất cả hoảng loạn tháo chạy.
Gần chiếc xe nói trên có nhiều người nằm la liệt, thân thể đầy máu. Sau đó, họ được đưa đi cấp cứu. Theo hình ảnh được một kênh truyền hình phát trực tiếp sau vụ nổ, nhiều người cố đuổi theo một người đàn ông đến một dãy nhà bỏ hoang gần đó nhưng không bắt kịp. Tuy nhiên, trong khu vực này, họ lại phát hiện một căn phòng chứa nhiều vũ khí và thiết bị liên lạc. Cảnh sát và quân đội cũng lập tức có mặt tại hiện trường để điều tra.
Video đang HOT
Vị trí được cho là nơi xuất phát của quả bom
Ông Khamthorn Uicharoen, cảnh sát điều tra Bangkok, cho Thanh Niên biết bom được ném từ trên lầu của dãy nhà hoang nói trên và là loại RGD 5 rất nguy hiểm, khi phát nổ phóng ra nhiều mảnh nhỏ gây sát thương trong vòng bán kính 60 m. Loại bom này chủ yếu được sử dụng ở khu vực biên giới. Nhiều người tin rằng vụ đánh bom chủ yếu nhắm vào thủ lĩnh biểu tình Suthep nhưng khi đó ông này đang ngồi ăn trưa trong một quán ăn nên thoát nạn. Tối qua, ông Suthep còn nói các diễn biến hôm qua có thể do “chính phủ dàn cảnh” để tìm cơ hội bắt ông.
Cùng ngày, Thủ tướng Yingluck Shinawatra cực lực bác bỏ mọi cáo buộc chính phủ liên quan đến vụ tấn công. Bà khẳng định chính phủ không bao giờ làm hại người dân, đồng thời ra lệnh cảnh sát sớm tìm ra thủ phạm. Cảnh sát trưởng quốc gia Adul Saengsingkaew thì nói sau khi hay tin cảnh sát tìm cách bắt nóng thủ lĩnh Suthep, phe biểu tình đã đột ngột thay đổi lịch trình khiến lực lượng an ninh không kiểm soát được tình hình và không kịp trở tay khi sự cố xảy ra.
Vụ đánh bom hôm qua là diễn biến bạo lực mới nhất trong mấy ngày gần đây, chủ yếu nhằm vào phe biểu tình và các nhân vật bị cho là ủng hộ phe này. Nhà của Thị trưởng Bangkok cũng hứng một quả bom tự chế ném vào sân nhưng không có thương vong. Ngoài ra, chiến dịch “chiếm Bangkok” của người biểu tình đã bước sang ngày thứ năm nhưng số người tham gia đã giảm rõ rệt. Vì thế, giới quan sát cũng cho rằng chính phủ không “dại gì” tấn công người biểu tình khi tình thế đang có lợi cho mình. Trước đó, nhiều ý kiến nói đây là hành động của các phần tử đòi ly khai đến từ miền nam muốn phá hoại, kích động bạo loạn để gây thêm bất ổn.
Theo TNO
Phe biểu tình Thái Lan vận động lập chính quyền mới
Phe biểu tình ở Thái Lan đang vận động các tổ chức chính trị - xã hội tham gia lập chính quyền mới trong lúc yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Người biểu tình leo vào hàng rào của tòa nhà chính phủ - Ảnh: Minh Quang
Hôm qua 12.12, lãnh đạo phe biểu tình do ông Suthep Thaugsuban dẫn đầu đã gặp gỡ với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan. Ông Suthep giới thiệu về chính quyền mới và kêu gọi họ tham gia hoặc ít ra ủng hộ phong trào của phe biểu tình. Theo phe này, chính quyền mới bao gồm 300 đại diện từ các hội đoàn nghề nghiệp và 100 người của nhóm phe biểu tình. Từ đó sẽ thành lập "Hạ viện nhân dân" bao gồm những người không thuộc đảng phái nào.
"Khi nào thủ tướng từ chức và giải tán chính phủ thì chính quyền mới sẽ đảm nhận vai trò điều hành đất nước và biểu tình sẽ chấm dứt", ông Suthep nói với đại diện của giới doanh nhân và nhấn mạnh rằng phe biểu tình sẽ làm tất cả để cuộc bầu cử không diễn ra. Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã tuyên bố giải tán Hạ viện và ấn định thời điểm bầu cử mới vào ngày 2.2.2014. Các hiệp hội trên chưa hứa hẹn gì với kế hoạch của phe biểu tình, chỉ yêu cầu phe này sớm đưa Thái Lan quay trở lại thành "Đất nước của nụ cười".
Phe biểu tình cũng kêu gọi quân đội và cảnh sát tham gia bảo trợ cho chính quyền mới. Tuy nhiên, người phát ngôn của cảnh sát quốc gia hôm qua đã lên tiếng từ chối tham dự cuộc gặp mặt để "thương lượng" theo đề nghị của phe biểu tình. Trong khi đó, Tư lệnh lục quân Hoàng gia Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha cho biết ông chưa tham vấn với lãnh đạo khác của quân đội về đề nghị của phe biểu tình, kể cả bà Yingluck, vốn kiêm chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Phe biểu tình đã đề nghị nhiều tướng lãnh tham gia giữ những trọng trách của chính quyền mới như thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và cả chủ tịch hạ viện. Ông Archwin Swetserani, một đại tướng được đề nghị tham gia chính quyền mới, cho biết những viên tướng được mời đều không dám nhận lời vì cho rằng việc này phi dân chủ và vi hiến. "Hơn nữa, bầu cử đã được nhà vua phê chuẩn và họ không muốn bị liệt vào hàng phần tử nổi loạn", ông Archwin phát biểu, ám chỉ đến cáo buộc của cảnh sát đối với ông Suthep. Tuy nhiên, tối qua, quân đội thông báo họ đã mời ông Suthep tham dự cuộc họp cùng lãnh đạo các quân chủng vào ngày 14.12 để "tìm lối thoát cho Thái Lan".
Trong khi đó, ở khu vực tòa nhà chính phủ, người biểu tình vẫn tiếp tục gây náo loạn. Sáng qua, họ đã leo vào tường rào của tòa nhà để cắt hết hàng rào kẽm gai, rồi cắt điện, nước cung cấp cho tòa nhà. Kể từ khi người biểu tình kéo đến bao vây, không ai trong nội các hay nhân viên chính phủ vào làm việc, chỉ có cảnh sát và quân đội với số lượng nhỏ trông giữ song họ không phản ứng gì trước hành động khiêu khích của người biểu tình.
Theo TNO
Phe biểu tình Thái Lan tuyên bố chiến thắng Lãnh đạo phe biểu tình ở Thái Lan Suthep Thaugsuban tuyên bố chiến thắng ngay sau khi cả ngàn người dân ùa vào trụ sở cảnh sát Bangkok và phủ thủ tướng. Người biểu tình mừng "chiến thắng" trên sân cỏ của tòa nhà chính phủ - Ảnh: Minh Quang Trưa qua, cảnh sát dùng cần cẩu để dẹp bỏ tất cả các...