Đánh bại huyền thoại CS 1.6, team xXx giành vé dự ESWC 2012
Trong làng Counter Strike 1.6 trước kia, MortalTeamWork là một trong những đội game hàng đầu, sánh ngang cùng những SK Gaming, Fnatic, ESC Gaming hay Natus Vincere trên con đường chinh phục những chức vô địch thế giới. Tuy nhiên, ngày nay mọi việc đã khác, CS 1.6 chìm dần vào lãng quên và thay vào đó là Counter Strike: Global Offensive. Việc thay đổi game thi đấu cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là việc “đổi ngôi” đang ngày một diễn ra nhiều hơn.
Tại Đan Mạch, MortalTeamWork luôn thể hiện được vị trí độc tôn của mình. Và mặc dù vừa mất đi tay súng nổi tiếng Johan “face” Klasson vào tuần trước, họ vẫn được coi là team ở “chiếu trên” trong cuộc đua giành chức vô địch vòng loại ESWC 2012 Đan Mạch. Tuy nhiên, có vẻ lần này mọi chuyện đã rất khác.
Team xXx với sự góp mặt của nhiều gương mặt khá mới đã lần lượt đánh bại các đối thủ sừng sỏ khác như logiX, ALTERNATE và Tt.Dragons để vào chơi trận chung kết. Sau 3 game đấu, họ đánh bại mTw với tổng tỉ số 2-1, giành suất tài trợ toàn bộ dự vòng chung kết ESWC 2012 tại Paris, Pháp. mTw vẫn còn có hy vọng dự giải, nếu như nhà tài trợ thương hiệu của họ chịu bỏ ra số tiền ăn ở và đăng ký thi đấu.
Theo GameK
Tương lai nào cho CS: GO trong cuộc chạy đua eSport?
Ngay khi những đoạn trailer đầu tiên của Counter Strike: Global Offensivebắt đầu được tung ra vào cuối năm ngoái, một làn sóng lo ngại đã bắt đầu dấy lên trong cộng đồng eSport cả ở Việt Nam lẫn thế giới. Counter Strike Sourcemặc dù vô cùng ấn tượng, tuy nhiên cái bóng quá lớn, cũng như tính cân bằng gần như hoàn hảo của phiên bản 1.6 trong cộng đồng eSport đã khiến cho con đường "thay máu eSport" của CSStrở nên quá đỗi gian nan.
Video đang HOT
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Liệu CS:GO sẽ mất bao lâu để chính thức trở thành kẻ thay thế của Counter Strike 1.6 trong các giải đấu lớn? Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên không hề đơn giản, nhất là khi nó phụ thuộc vào rất nhiều phía, từ các nhà tổ chức giải, quản lý các đội game đến chính bản thân các game thủ chuyên nghiệp.
Vào tháng 6, một trong những giải đấu thể thao điện tử lớn nhất hành tinh, World Cyber Games đã thông báo, rằng sự kiện năm 2012 của giải này tổ chức tại Malaysia sẽ không còn nội dung thi đấu Counter Strike 1.6, mà thay vào đó là Counter Strike Global Offensive. Cùng thời điểm đó, ban tổ chức ESWC 2012 cũng chính thức thông báo rằng họ sẽ bỏ rơi tựa game ra mắt gần 10 năm về trước. Chính những sự kiện mang tính bước ngoặt này đã khiến cho cộng đồng CS dần bị phân hóa.
WCG 2012 sẽ không có CS 1.6
Một nửa, vốn đã quá quen với trải nghiệm 1.6, cảm thấy lo ngại vì một ngày nào đó, tựa game họ chơi sẽ chính thức bị đào thải, giống như quy luật đã xảy ra với rất nhiều game eSport trước đây tại những giải đấu lớn, mà Star Craft là ví dụ điển hình nhất. Số còn lại thì phần dè dặt, phần lại hào hứng làm quen với tựa game mới với hy vọng sẽ tiếp tục tìm chỗ đứng trong những giải đấu lớn trong tương lai. Cộng đồng CS cũng vậy, sự phân hóa đã bắt đầu diễn ra.
Những server CS 1.6 tại Việt Nam vẫn đang hoạt động khá hiệu quả, với cộng đồng khá mạnh. Tuy nhiên bên trong nó, đã manh nha xuất hiện những cộng đồng nhỏ, mua key CS: GO trên Steam hoặc các trang web bán key game với giá khoảng gần 300 nghìn VNĐ. Những "dự án" lập những server dành cho người chơi CS: GO tại Việt Nam cũng đã và đang được xúc tiến và bắt đầu đi vào hoạt động.
Cộng đồng CS 1.6 ở Việt Nam vẫn khá đông
Tuy nhiên vẫn có không ít game thủ vẫn còn hoài nghi về tương lai của CS: GO vì một vài lý do.
Thứ nhất, mặc dù đã cố gắng mô phỏng lại hoàn toàn những trải nghiệm mà người chơi đã quen trong CS 1.6, thế nhưng súng ống trong Counter Strike: Source, theo cảm nhận của tôi cũng như nhiều người chơi khác là rất dễ điều khiển. AK 47 không còn là con quái vật khó chiều với recoil cao ngất như trong 1.6, thêm vào đó là tiếng súng nghe khá ì xèo và không có sức mạnh. Đáng tiếc là CS: GO cũng không tránh khỏi điều này. Tuy rằng độ giật của súng đã rất gần với 1.6, thế nhưng animation và thao tác khác biệt vô tình làm người chơi cảm thấy xa lạ. Tương tự, AWP và những khẩu súng ngắm mới xuất hiện trong CS: GO cũng khá dễ bắn. Điều này khiến cho những pha quick scope trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trải nghiệm CS: GO sẽ rất khác
Thứ hai, Valve đã bỏ không ít tiền của để chăm chút cho CSS, thế nhưng số lượng những giải đấu có sự xuất hiện của trò chơi này thật khó có thể so sánh với những giải mà CS 1.6 hiện diện. Chưa kể, CS: GOcũng là một phiên bản phát triển dựa trên Source Engine, vì thế không ngoại trừ khả năng CS: GO chỉ đơn thuần là một bản nâng cấp từ CSS với một vài thay đổi về cơ chế súng đạn cũng như nâng cấp một vài món đồ chơi mới.
Thế nhưng, Valve có thể nói là sẽ chắc chắn không phạm sai lầm thứ hai sau CSS. Giống như những gì đã làm với DotA 2, nhà phát hành game khổng lồ đã, đang và sẽ đầu tư cực kỳ mạnh tay để đứa con cưng của họ xuất hiện tại những giải đấu lớn, dần dần cho CS: GO thay thế hoàn toàn CS 1.6, giống như những gì Star Craft 2 đã làm được. Và bước đầu, "công cuộc" tấn công các giải đấu lớn đã có kết quả.
Dự đoán, trong tương lại những giải đấu có sự hiện diện của CS: GO sẽ ngày một nhiều lên, đồng nghĩa với việc cộng đồng CS 1.6 chuyên nghiệp sẽ dần thu hẹp lại. Vậy điều này ảnh hưởng tới những gaming team lớn ra sao? Rất đơn giản, trong tương lai những game thủ chuyên nghiệp, thuộc những gaming team lớn trên thế giới sẽ có hai lựa chọn.
Một là họ sẽ vẫn tiếp tục trung thành với CS 1.6, mặc dù điều này sẽ gây khó khăn cho lãnh đạo những đội game lớn như SK, Na'Vi hay ESC. Vào cuối tháng 7 vừa qua, trong một động thái gây "ngỡ ngàng", SK Gaming đã thông báo giải tán team CS 1.6 của họ. Điều này đồng nghĩa với việc những cái tên như HeatoN hay f0rest sẽ phải tìm những gaming team khác nếu muốn tiếp tục niềm đam mê CS 1.6. Nếu không, họ vẫn có lựa chọn thứ hai: Tự chuyển sang CS: GO với những trải nghiệm mới.
Ngay sau sự kiện kể trên, những huyền thoại CS của SK gaming là Patrick &'f0rest' Lindberg và Christopher &'GeT_RiGhT' Alesund cùng đồng đội Emil &'HeatoN' Christensen đã cùng "hồi sinh" cái tên Ninjas in Pyjamas, một đội game đã giải tán từ năm 2007 để bắt đầu thi đấu Counter Strike: Global Offensive. Những lão làng CS 1.6 đã và đang chuyển sang tựa game mới, và không ngoại trừ khả năng ngày chúng ta chính thức chia tay CS 1.6 đang đến rất gần.
Từ bỏ một tựa game sau gần 10 năm gắn bó có thể nói là vô cùng khó khăn, thế nhưng thay đổi là một trong những quy luật cơ bản của tự nhiên. Lịch sử thể thao điện tử đã chứng kiến không ít game "đến và đi". CS 1.6 cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề bây giờ chỉ là CS: GO sẽ được cộng đồng tiếp nhận nhanh đến mức nào mà thôi.
Theo Gamek
Fnatic là nhà vô địch giải đấu CS 1.6 quốc tế cuối cùng Ngay từ trước khi PGS 2012 diễn ra, người ta đã không quá khó khăn để "điểm mặt chỉ tên" được Fnatic và Natus Vincere sẽ là những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch, bởi lẽ các topteam còn lại đều không tham dự. Kể cả khi place2play - một team vốn chỉ nổi tiếng trong khuôn khổ... nước Nga...