Dành 15 phút ngâm chân nước ấm mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ thay đổi khó tin
Ngâm chân với nước ấm và muối là cách chăm sóc cơ thể vô cùng hiệu quả, cải thiện sức khỏe rõ rệt mà không hề tốn kém, phức tạp.
Lợi ích của việc ngâm chân nước ấm
Ngâm chân với nước muối loãng mỗi ngày đem lại lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Cải thiện trí não và tinh thần
Phương pháp ngâm chân nước ấm sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc.
Tăng cường thể chất
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.
Ngoài ra, ngâm chân nước ấm còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Chữa trị các bệnh mãn tính
Video đang HOT
Ngâm chân với nước ấm thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng bệnh mãn tính (Ảnh minh họa)
Thường xuyên ngâm chân nước ấm sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Giảm chứng mất ngủ
Ngâm chân nước ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Khử mùi hôi chân
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước ấm kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho.
Cách thực hiện ngâm chân với nước muối
Lấy 1 chậu nước ấm, thêm 1 nữa cốc muối hạt và quấy đều cho muối tan là được. Muối biển có hàm lượng magie và khoáng cao sẽ khiến cho hệ thần kinh của bạn được thư giãn hơn nhiều.
Để nước không bị nguội đi trong 20 phút ngâm chân, bạn nên cho thêm nước nóng vào trong quá trình ngâm chân.
Nếu bạn đang bị tiểu đường, nhớ hỏi bác sĩ trước khi ngâm chân nước muối ấm nhé. Lý do vì bệnh tiểu đường có thể làm cho bàn tay, các ngón tay và bàn chân bạn mất cảm giác và dễ khiến cho bạn ngâm chân trong nước quá nóng mà không nhận ra, gây tổn thương các mạch máu ở bàn chân.
Để an toàn, bạn có thể dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước dùng ngâm chân khoảng 37-42 độ C là vừa phải.
Trong khi ngâm chân, ta có thể thực hiện các biện pháp xoa bóp. Vì ở bàn chân có rất nhiều huyệt, sẽ giúp cơ thể thư giãn hơn.
Đặc biệt, không nên ngâm chân bằng nước muối ngay sau khi ăn. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
3 căn bệnh dễ gây vô sinh ở phụ nữ
Những bệnh lý như đa nang buồng trứng, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung đều có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể đối mặt nguy cơ vô sinh, dù họ sống lành mạnh hay không.
Đặc biệt, ngoài các yếu tố có thể dẫn đến vô sinh như thừa cân, béo phì, chế độ ăn thiếu chất, tác dụng phụ của thuốc, bệnh phụ khoa mạn tính nguy hiểm cũng khiến thiên chức làm mẹ trở nên khó khăn với nhiều người.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh lý ảnh hưởng nhiều cơ quan trong cơ thể, xuất phát từ việc mất cân bằng hormone trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, dẫn đến tình trạng không rụng trứng. Sự mất cân bằng này khiến khả năng sinh sản của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng.
Ở phụ nữ, mỗi tháng, các nang trứng nhỏ dưới tác dụng nội tiết sẽ phát triển nang noãn và gây ra hiện tượng rụng trứng. Với phụ nữ bị buồng trứng đa nang, sự mất cân bằng hormone sinh dục nữ sẽ làm ức chế nang noãn phát triển khiến hiện tượng rụng trứng không xảy ra.
Buồng trứng đa nang có liên quan bệnh béo phì và tiểu đường, do đó, trước khi điều trị, phụ nữ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và có lối sống lành mạnh. Lúc này, phụ nữ có khả năng mang thai tự nhiên, không phải dựa vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Các bệnh phụ khoa nguy hiểm không được can thiệp sớm có thể khiến phụ nữ bị vô sinh. Ảnh: iStock.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (PID) hay nhiễm trùng cơ quan sinh dục trên là bệnh thường gặp ở nữ giới, liên quan viêm tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Các cơ quan này chủ yếu bị nhiễm trùng do bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, Chlamydia và bệnh lậu là 2 nguyên nhân thường gặp nhất.
Bệnh nhân mắc viêm vùng chậu cấp tính có thể xuất hiện triệu chứng rầm rộ như sốt cao, đau vùng bụng dưới, huyết trắng nhiều. Với những trường hợp viêm vùng chậu mạn tính, các triệu chứng này xuất hiện mơ hồ như đau nhẹ vùng hạ vị, khí hư hơi nhiều...
Tiến sĩ Trung cho biết viêm vùng chậu cấp tính và mạn tính đều có thể gây vô sinh với phụ nữ. Tình trạng này có thể gây nên các dải dính ở vòi trứng và vùng chậu, làm tắc nghẽn vòi trứng, thai ngoài tử cung và vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng mô nội mạc tử cung lạc chỗ ở các nơi khác ngoài vị trí của nó. Thông thường, nội mạc tử cung chỉ là lớp lót bên trong lòng tử cung. Hàng tháng, mô nội mạc tử cung bong tróc theo chu kỳ dẫn đến việc hành kinh.
Do một số nguyên nhân chưa được biết rõ, mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện tại những vị trí bất thường như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậụ... Hàng tháng, những mô này cũng có tình trạng bong tróc, xuất huyết. Từ đó, người bệnh phải đối mặt tình trạng viêm mạn tính và hình thành các khối u lạc nội mạc tử cung. Chúng gây dính vòi trứng, buồng trứng và giảm dự trữ buồng trứng, vô sinh.
Đau bụng dữ dội, người phụ nữ cứ ngỡ là viêm dạ dày, đi khám mới biết bị căn bệnh phổ biến chị em thường mắc ở tử cung Tuần trước, cô Lâm đột nhiên có dấu hiệu đau bụng nên đi khám tại phòng khám địa phương và được chẩn đoán viêm dạ dày. Bác sĩ Ngô Văn Khởi, khoa phụ sản, bệnh viện Mennonite Christian Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lâm (30 tuổi) sống tại Đài Loan, sinh con được một năm rưỡi và có một cậu con...