Dáng xinh nhờ “bồ kết” nhảy dây
Nhảy dây là môn thể dục thể thao đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của dân teen: vừa đẹp, vừa khoẻ, vừa tiện lợi, lại vừa ấm áp khi mùa đông về.
Xinh tươi hơn nhờ nhảy dây mỗi ngày…
Các nhà khoa học đã khẳng định, nhảy dây giúp cho tim hoạt động tốt hơn, tăng cường thể lực và sự dẻo dai. Mỗi vòng dây quay với sự hoạt động phối hợp của tất cả các cơ sẽ đưa máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, đánh thức cảm giác hưng phấn của não bộ. Đồng thời, nhảy dây vào buổi sáng sẽ đánh thức các chú em cơ và xương còn đang ngái ngủ choàng tỉnh dậy, hít thở không khí trong lành và cứ đà đó mà các mô xương liên tục phát triển khiến chiều cao của teen tăng vùn vụt.
Còn các XX đang muốn duy trì và cải thiện vóc dáng của mình thì nghịch ngợm với dây là phương pháp luyện tập phù hợp để làm các cơ săn chắc, vòng 2 thon hơn. Với tốc độ 50 – 80 nhịp/phút, tương đương với các XX đạp xe 20km/h, nhưng năng lượng tiêu hao thì lớn hơn nhiều so với bơi lội hoặc tập Aerobic sẽ làm tiêu mỡ và săn chắc thân dưới. Quan trọng nhất là luôn cảm thấy khoẻ mạnh suốt cả ngày.
Bắt đầu nhảy dây như nào?
Một chiếc dây nhảy có tay cầm bằng nhựa hay gỗ phù hợp với chiều cao của mình là tuyệt vời nhất rồi. Kiểm tra bằng cách căng dây lên, hạ dây xuống. Khi bàn chân chạm đất, hai khuỷu tay phải thấp hơn nách nhưng vẫn ở phía trên eo của bạn.
Trong quá trình tập, cột sống rất dễ bị đau, mỏi do những xung động kéo dài khi chân tiếp xúc mạnh với mặt đất. Đôi giày bata hay giầy thể thao đế mềm có thể giúp bảo vệ cột sống của bạn trước những va chạm, tiếp xúc dẫn đến chấn thương này.
Nhảy thế nào là vừa đủ nhỉ? Nhảy dây phù hợp với những teen ngại xê dịch nhiều nên vì thế bạn phải bù lỗ cho cô nàng này. Thay vì 3 buổi mỗi tuần chạy bộ, bạn cần nhảy dây ít nhất là 3 – 5 lần/tuần. 5 phút khởi động các cơ và 30 phút để tập luyện.
Nhảy thế nào cho dáng xinh?
Video đang HOT
Nhảy dây là bộ môn mà ở bất kỳ trường học nào bạn cũng được làm quen rồi. Nên chẳng có gì khó khăn lắm để bắt đầu đúng không? Ban đầu, bạn nên nhảy bằng cả hai chân tiếp xúc với đất, tay quay một vòng thì chân tiếp đất một lần.
Tăng tốc từ từ thôi nhé, nếu bạn nhảy quá nhiều sẽ mất sức và cảm thấy mất hết cả hào hứng với cô bạn dây rợ này. Sau đó khi đã thành thạo, và bước nhảy êm ru thì tăng dần lên, tiếp đất 2 lần cho mỗi vòng quay. Và cứ 30 giây nhảy, 30 giây thư giãn sẽ giúp refresh cho lần nhảy tiếp theo có hiệu quả hơn.
Đến khi đã thuần thục rồi thì vận tốc 80 – 100 vòng/phút sẽ giúp bạn tiêu hao rất nhiều năng lượng, giúp cơ thể cân đối hơn đấy.
Note:
- Khởi động trước khi tập và thả lỏng cơ thể là rất quan trọng đấy. Bạn đừng làm tắt hay bỏ qua công đoạn này nhé.
- Nước!!! Cần thật nhiều trước và sau khi tập, để giúp cơ thể không bị thiếu nước do mồ hôi ra quá nhiều.
- Một đĩa nhạc không lời nhẹ nhàng sẽ làm tăng hứng thú cho bạn trong lúc luyện tập đấy.
Chúc bạn được 10 điểm môn nhảy dây ở trường và điểm 10 cho sự cân đối – dẻo dai – khoẻ mạnh của cơ thể nhé!
Khỏe đẹp và giảm stress cùng Yoga
Yoga không chỉ hỗ trợ và "cải thiện" hệ thống tim mạch mà còn khiến cho các cơ bắp trên cơ thể được "thả lỏng", đồng thời bạn sẽ cảm thấy đầu óc sảng khoái và cực kì minh mẫn!
Yoga là gì???
Trong những năm gần đây, tập yoga đã trở thành một xu hướng mới trong giới trẻ. Thế nhưng thực tế, phương pháp tập yoga đã được người ta áp dụng từ tận hơn 3000 năm trước tại Ấn Độ cơ đấy. Cái tên "Yoga" bắt nguồn từ tiếng Sanskrit (một ngôn ngữ cổ ở Đông Ấn), có nghĩa là hợp nhất lại tinh thần, thể chất và linh hồn của bạn.
Mặc dù, yoga bao gồm nhiều bài tập dành cho cơ thể, tuy nhiên điều mà yoga hướng tới chính là "rèn luyện" trí não, cơ thể, hơi thở cũng như kết hợp với sức mạnh tinh thần. Một phần chính trong tập yoga là rèn luyện cơ thể, được gọi là "hatha yoga".
Hatha yoga là nền tảng của tất cả các môn yoga. Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi. Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đi đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa này. Gọi Hatha yoga là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha yoga có các môn khác và trong các môn khác đều có Hatha yoga. Hatha yoga tập trung chủ yếu vào động tác và tư thế. Người tập hatha yoga sẽ phải thực hành một loạt các tư thế liên tục trong khi vẫn giữ nhịp thở đều.
Hatha yoga chia làm rất nhiều loại như:
1. Ashtanga: giúp tăng cường tính dẻo dai, sức chịu đựng, và khả năng tập trung của cơ thể. Người tập môn này sẽ phải liên tục thay đổi các tư thế trong khi vẫn tập trung giữ nhịp thở sâu.
2. Bikram: hay còn gọi là yoga "nóng". Người tập sẽ thực hành trong một căn phòng có nhiệt độ lên đến trên 37.8 độ C để rèn luyện sức chịu đựng, đồng thời do nhiệt độ cao, các lỗ chân lông giãn nở khiến cho tất cả những gì được coi là "bụi bặm" trên cơ thể đều tan biến.
3. Kundalini: sử dụng rất nhiều tư thế và kĩ thuật điều khiển hơi thở khác nhau, kết hợp với ngồi thiền để đánh thức năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
4. Iyengar: chú trọng sự liên kết một cách chính xác giữa các động tác. Người tập sẽ sử dụng những công cụ hỗ trợ như gối, ghế, dây...trong quá trình luyện tập.
Yoga không chỉ nâng cao tính mềm dẻo, sức chịu đựng, khả năng cân bằng và sự tập trung của cơ thể mà nó còn là liều thuốc rất tốt để giảm stress, tăng sự tự tin và giúp bạn ngủ ngon hơn đó nhé! Tuy nhiên, tập yoga đòi hỏi sự tập luyện thường xuyên mới đem lại kết quả như ý.
Những điều cần lưu ý
Nếu quỹ thời gian của bạn eo hẹp, bạn không thể đến các lớp tập yoga, những mách nước nhỏ dưới đây có thể sẽ là cứu tinh cho bạn đó!
- Bạn có thể tập những động tác cơ bản: như ngồi thiền, hít thở thật sâu, tĩnh tâm...trong khoảng 15 phút sau khi bạn thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, hoặc sau 2-3 tiếng làm việc liên tục hãy dành ra 10 phút để thực hành những động tác này.
- Tìm một vài người bạn tập cùng: duy trì thói quen tập yoga thường xuyên với bạn mình là cách tốt nhất để có "động lực" tập luyện. Nếu không bạn sẽ rất dễ dàng "ưu tiên" những lựa chọn khác hơn là tập yoga. Bạn và friend của mình có thể cùng nhau chia sẻ những "tips" làm sao để duy trì thói quen ăn uống cân bằng, cách tập các động tác mới, và điều quan trọng nhất là, tập nhiều người bao giờ cũng vui hơn, phải không nào.
- Tính kiên định là chìa khóa thành công: nếu bạn muốn "gặt hái" được thành quả từ yoga, bạn cần phải rất kiên trì. Tập yoga ít nhất 3-4 buổi/tuần mới có thể tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể. Thông thường, những người mới tập sẽ mất khoảng 4-6 tuần (3 ngày/tuần) tập luyện các động tác cơ bản. Sau đó, cơ thể sẽ làm quen dần với động tác và giải phóng endorphin (một chất có tác dụng an thần) trong quá trình tập.
Tập yoga ở đâu???
Các bạn có thể mua đĩa DVD về tập theo, tuy nhiên lời khuyên là nên đến các câu lạc bộ yoga. Bởi ở đó có đầy đủ dụng cụ cần thiết, cũng như có người hướng dẫn bạn tập luyện để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ http://www.yoga.com.vn/ nha.
Elly khoe dáng xinh ở Đà Lạt Vừa rồi Elly vừa có một chuyến xả hơi tại Đà Lạt trước khi trở về Sài Gòn với một list công việc dài dằng dặc đấy. Rất nhiều người thắc mắc là trong những bộ hình của mình, Elly có dùng photoshop nhiều để chỉnh sửa ngoại hình không, vì trông Elly có vòng hai rất nhỏ nhắn, vóc dáng cũng mảnh...