Đang xét xử vụ án “đình đám” ở Bình Dương, bị hại đông chưa từng có
Dự án “ma” này từng gây xôn xao dư luận với số lượng bị hại lên đến hơn 500 người và số tiền lừa đảo hơn 162 tỉ đồng.
Sáng 16-10, TAND tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối 5 bị cáo trong vụ vẽ dự án “ma” để chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ xây dựng đầu tư & phát triển địa ốc Bình Dương City land ( Công ty Bình Dương City Land).
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận với số lượng bị hại lên đến hơn 500 người, với số tiền lừa đảo lên đến hơn 162 tỉ đồng. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày.
Số lượng bị hại trong vụ án này hơn 500 người
Trước đó, vào tháng 8-2022 vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử sau hơn 2 năm được khởi tố. Tuy nhiên, tại phiên tòa, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do trong cáo trạng có nhiều bị hại bị trùng nhau.
Đến ngày 21-7-2023, sau thời gian điều tra bổ sung, vụ án tiếp tục được đưa ra xét xử nhưng tại phiên tòa lần này, do vắng mặt nhiều bị hại và người liên quan nên tòa tạm hoãn.
Tiếp đó, ngày 18-8 phiên tòa tiếp tục bị hoãn do hai bị cáo đang giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Công an chưa kịp trích xuất đưa về Bình Dương để tham dự phiên tòa.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa sáng nay
5 bị cáo bị truy tố gồm: Nguyễn Thanh Hùng (SN 1994), Hoàng Anh Vui (SN 1994), Lê Văn Công (SN 1977), Nguyễn Anh Khoa (SN 1991) và Châu Lê Minh Vẹn (SN 1987).
Trong vụ án này, Hùng là người đứng đầu Công ty Bình Dương City Land, các bị cáo còn lại là người góp cổ phần để thành lập công ty và giữ các vị trí quan trọng trong công ty này.
Theo cáo trạng, Hùng và các đồng phạm đã tự phân lô 6 khu đất đất nông nghiệp và tự đặt tên thành 6 dự án khác nhau: Khu dân cư Happy Home (sau đó đổi tên là: Khu nhà ở Thành Công 1); Khu dân cư Happy Home 2; Khu dân cư Green City 1 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 1); Khu dân cư Green City 2 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 2); Khu dân cư Green City 3 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 2); Khu dân cư Phúc Long City (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Thành Công 2).
Từ 6 giờ sáng nay, các bị hại đã có mặt tại tòa
Từ tháng 5-2018 đến tháng 11-2019, năm bị cáo đã thành lập công ty, mua thửa đất có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp, tự làm dự án xin phép các cơ quan có thẩm quyền cấp phép làm dự án đất ở, nhà ở nhưng không được chấp thuận.
Các bị cáo thuê hàng trăm nhân viên lập ra nhiều phòng kinh doanh khác nhau và tổ chức huấn luyện nhân viên kinh doanh để tìm kiếm khách hàng.
Tiếp đó, nhóm này đã tung tin các dự án như đã được cấp phép, các lô đất có đầy đủ pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng . Đồng thời, tự vẽ sơ đồ phân lô, làm ra các pano, tờ rơi quảng cáo, giao bán trên mạng.
Khi tổ chức các buổi bán hàng, nhóm này thuê mướn máy móc, san lấp bề mặt để khách hàng tin tưởng xuống tiền cọc đất.
Năm 2020, hàng trăm bị hại đã tố cáo hành vi lừa đảo của nhóm này. Sau đó, cơ quan điều tra (Công an tỉnh Bình Dương) đã điều tra và khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Năm bị cáo đã đã khắc phục trả lại một phần tiền chiếm đoạt cho 176 bị hại với tổng số tiền là hơn 18 tỉ đồng. Số tiền còn lại chưa khắc phục trả lại cho 384 bị hại là hơn 144 tỉ đồng.
Sáng 25/9, cựu Chủ tịch VEC hầu tòa trong vụ "rút ruột" đường cao tốc
Sáng mai (25/9), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2, dài 74km).
Bị cáo Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐQT VEC) và bị cáo Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc VEC) cùng đồng phạm bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km. Trong đó, giai đoạn 1 dài 65km từ thành phố Đà Nẵng tới thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017; giai đoạn 2 dài hơn 74km, từ thành phố Tam Kỳ đến thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) thông xe tháng 9/2018.
Bị cáo Mai Tuấn Anh (trái) và bị cáo Trần Văn Tám.
Tuy nhiên, khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc trên đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân. Các vi phạm tại giai đoạn 1 dài 65km đã được xử lý với 35 người Việt và 1 người Nhật Bản chịu chế tài hình sự.
Trong vụ án giai đoạn 2 xét xử ngày 25/9, Viện kiểm sát truy tố 22 bị can về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo hầu tòa gồm: Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐQT VEC), Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc VEC), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC), Lê Quang Hào (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC), Hoàng Việt Hưng (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) và Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Trước đó, liên quan đến những sai phạm trong giai đoạn 1, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng đã bị tuyên phạt 7 năm tù và bị cáo Lê Quang Hào bị phạt 6 năm tù cùng về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Ở giai đoạn 2 Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 74km, cáo trạng xác định, dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và do Tổ chức tư vấn CDM Smith Inc của Mỹ thực hiện giám sát thi công.
Phụ trách thi công đều là những tập đoàn lớn của nước ngoài gồm Lotte E&C, Posco E&C (Hàn Quốc); Shandong Luquao Group - Sơn Đông, Jiangsu Provincial - Giang Tô (Trung Quốc).
Việc chỉ dẫn kỹ thuật do liên danh các nhà thầu Nippon Koei - Nippon Engineering (Nhật Bản) - Chodai và Thai Engineering (cùng từ Thái Lan) thực hiện khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán.
Quá trình xây dựng, 22 bị cáo trong vụ án cùng nhiều người khác không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu, thiết kế trộn, thi công... Khi nghiệm thu, các bị cáo không đo đạc đầy đủ và có những hạng mục được nghiệm thu dù vắng mặt đại diện Ban quản lý dự án.
Viện kiểm sát cáo buộc, hành vi của của các bị cáo khiến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được đưa vào vận hành và hư hỏng sau đó. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 460 tỷ đồng tại giai đoạn 2 dài 74km.
Ngoài việc đưa ra xét xử đối với 22 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ án, cơ quan điều tra còn xác định, có 27 đối tượng người nước ngoài đã có hành vi phạm tội liên quan các gói thầu thuộc giai đoạn 2 dự án. Những người này là công dân Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Austraylia, Philipines.
Do đó, cơ quan chức năng đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia nêu trên nhưng đến nay chưa có kết quả. Vì thế 27 người nước ngoài liên quan đến vụ án được tách hồ sơ và xử lý sau.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư và quản lý công trình. Bộ đã từng 81 lần kiểm tra hiện trường nhưng không phát hiện vi phạm. Cơ quan điều tra nhận thấy, không có căn cứ xử lý hình sự với các cá nhân liên quan ở Bộ Giao thông Vận tải nên chỉ đề nghị xử lý theo quy định của Đảng và chính quyền.
Theo kế hoạch, phiên tòa diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 30/9. Thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã làm chủ tọa phiên tòa.
Ấn định ngày xét xử bà Nguyễn Phương Hằng Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhiều ca sĩ, người nổi tiếng được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án đều được triệu tập đến toà. TAND TP HCM lên lịch xét xử vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng 4 đồng phạm về...