Đang xem phim bị đuổi khỏi rạp vì đeo Google Glass
Một người đàn ông đã bị 10 cảnh sát tháo chiếc kính Google Glass ra khỏi mặt trong khi đang ngồi xem phim, bị lôi ra ngoài và thẩm vấn trong vòng 3 giờ bởi các đặc vụ liên bang Hoa Kỳ vì nghi vấn quay phim trái phép.
Vụ việc xảy ra tại rạp AMC ở khu mua sắm Easton tại thành phố Columbus, bang Ohio, Mỹ. Các đặc vụ liên bang cho rằng người đàn ông này đang quay phim trái phép bằng chiếc kính Google Glass đang đeo. Mặc dù những ai yêu công nghệ đều thấy thương cảm cho anh ta, chúng ta cũng phải hiểu rằng khi mà một bộ phim hoàn toàn có thể bị tung lên mạng Internet ngay trong ngày khởi chiếu vì bị quay trộm, cảnh sát và FBI cũng có lý của họ.
Rạp AMC ở Colombus, Ohio – nơi xảy ra vụ việc
Tuy vậy, người đàn ông đã thanh minh rằng mọi người mang smartphone vào rạp cũng có thể quay video bằng các thiết bị đó. Phiên bản Glass mà anh ta đang đeo sử dụng kính thuốc, nghĩa là anh ta cần đeo chúng để có thể xem được bộ phim. Và quan trọng nhất, người này cho biết đã tắt hết các chức năng kết nối của kính để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra. Sau sư viêc trên, Hiệp hội phim của Mỹ đa tặng anh 2 vé xem phim miễn phí để bù lại trải nghiệm không lấy gì làm vui vẻ này.
Nguyên nhân cua vu viêc co le băt nguôn tư cac nguôn tin trươc đo cho rằng có những kẻ quay lén tại rạp AMC ở khu mua sắm Easton, vì vậy đã có những đặc vụ ngầm được cử đến để đảm bảo bộ phim Jack Ryan đang chiếu lúc đó sẽ không xuất hiện trên Internet. Có lẽ cảnh sát đã quá vội vàng khi kết luận rằng người đeo kính Google Glass đó đang quay phim trái phép.
Video đang HOT
Tuần trước, một lệnh phạt liên quan tới một phụ nữ đeo kính Google Glass khi đang lái xe đã được rút lại. Khi Google Glass xuất hiện ngày càng nhiều, những vụ việc tương tự như vậy sẽ tiếp tục xảy ra. Hệ thống thi hành luật ở Mỹ tỏ ra hơi chậm chạp trong việc xử lý với những thứ mới lạ, giống như Google Glass.
Nguồn PhoneArena
Máy quay lén giăng đầy trong nhà nghỉ, khách sạn
Không chỉ giật mình lo lắng, họ còn bàn nhau cách để phát hiện máy quay trộm, đối phó với nạn quay lén ở nhà nghỉ.
Sau khi có thông tin cơ quan hải quan bày tỏ lo ngại khi ngày càng tiếp nhận nhiều hồ sơ nhập khẩu các mặt hàng bàn chải đánh răng, đồng hồ đeo tay, chìa khóa ô tô... nhưng lại có chức năng quay phim, thì với giới trẻ, nỗi lo sợ về các thiết bị quay lén xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam đã trở thành hiện thực đáng ngại. Các diễn đàn, trang mạng cá nhân tràn ngập ý kiến bàn tán, tìm cách phát hiện và đối phó với máy quay trộm.
Các thiết bị quay lén được nhập vào Việt Nam (Ảnh minh họa)
Không ít người trẻ giật mình vì những nơi tưởng chừng "yên ắng" và "kín đáo" như nhà nghỉ, khách sạn lại trở thành "hiểm họa", như một thành viên đã chia sẻ trên diễn đàn công nghệ: "Bỗng dưng nổi tiếng chỉ bằng một đường link".
Trên diễn đàn dành cho giới trẻ yêu công nghệ, nick Hoangduong bày tỏ lo ngại: "Link đây các anh em đọc đi. Bây giờ đi nhà nghỉ quá nguy hiểm, biết đâu sáng mai lại rực rỡ, cả nước biết đến nhờ clip quay trộm được phát tán". Nick này cũng khẳng định sẽ "chuyển bãi đáp", không còn tin tưởng khách sạn nhà nghỉ nữa: "Thôi từ nay chuyển về nhà tâm sự cho lành mạnh. Gấu của em ngại về nhà vì còn bố mẹ em ở trên tầng, nhưng thà ngại thế còn hơn sau này không vác mặt ra đường được vì bị quay trộm".
Theo thành viên Minhsts: "Hè năm nay nhà mình có hôm bị mất điện. Mình với thằng em ra nhà nghỉ ở đầu khu thuê phòng ngủ cho mát. Tối ra ban công hút thuốc tự nhiên thấy mấy cái lỗ trên cửa sổ được dán băng dính. Thôi, thế là các đôi từng ở phòng này tha hồ mà bị nhìn trộm, quay lén. Sợ quá!".
Nick Smat cũng kể lại chuyện: "Trước em vào nhà nghỉ, hồi chưa lấy vợ, thử ra ngoài ban công nhìn vào eo ôi toàn lỗ nhỏ được dán băng dính đen, khi đôi tình nhân đang ngập tràn trong hạnh phúc thì cũng là lúc các chú dọn phòng được mãn nhãn, không quay mới là lạ".
Không chỉ bày tỏ lo sợ, cư dân mạng cũng chia sẻ cho nhau các cách để phát hiện máy quay, và đối phó nếu nghi ngờ có quay lén.
Cư dân mạng chia sẻ các cách phát hiện và đề phòng quay lén tại nhà nghỉ, khách sạn.
Nick Zin chia sẻ trên một diễn đàn về ôtô: "Có cách phát hiện camera quay lén bằng điện thoại đấy các cụ. Nếu camera quay lén là camera hồng ngoại thì các cụ làm thế này: Sử dụng điện thoại di động có chức năng quay phim, các cụ bật chế độ quay phim lên sau đó rà quanh phòng 1 lượt, rà kỹ những chỗ nghi ngờ có máy quay lén. Nếu có camera quay lén thì trên màn hình điện thoại sẽ có một đóm đèn sáng chớp chớp.
Các cụ có thể thí nghiệm bằng cách dùng cái điều khiển ti vi và bấm 1 nút bất kỳ (bấm và giữ) sau đó quay camera của điện thoại vào đó sẽ thấy có đốm sáng (nên vào chỗ tối để làm thí nghiệm này cho rõ)".
Một thành viên khác hài hước khuyên mọi người nên tắt hết đèn, "tối om lấy gì mà quay". Nick TV thì đổi từ "nhà nghỉ, khách sạn thường" thành khách sạn 4, 5 sao: "Nguy hiểm thật, khéo đang lúc chuẩn bị cao trào lại giật mình tụt hết cả hứng. Không khéo phải nghiến răng vào khách sạn 4 - 5 sao cho nó yên tâm chút".
Các thiết bị quay lén được bán tràn lan trên mạng với giá từ 800.000 đến 2.200.000.
Chính sự dễ dàng trong việc mua các thiết bị ghi hình đã tạo cơ hội cho nhiều đối tượng xấu muốn quay lén, tung clip lên mạng. Hiện nay, chính sách thương mại của Việt Nam không có điều khoản cấm nhập các mặt hàng này. Các loại hàng trên cũng không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện của Bộ Công thương. Lên mạng, người ta cũng dễ dàng tìm thấy các thiết bị nghe lén, quay phim được rao bán tràn lan. Chỉ cần một cú click chuột là đầy đủ thông tin và giá cả máy quay trộm siêu nhỏ, núp bóng những vật dụng cá nhân bình thường. Thậm chí, nếu mua "chui" theo những đường quảng cáo truyền miệng thì giá cả còn rẻ hơn nhiều.
Theo VNE
Máy quay lén tràn vào nhà nghỉ, khách sạn Cơ quan hải quan đang lo ngại khi ngày càng tiếp nhận nhiều hồ sơ nhập khẩu các mặt hàng bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồng hồ đeo tay hay chìa khóa ô tô... nhưng lại có chức năng chụp trộm, quay hình, ghi âm lén. Mới đây, ngày 12/12/2013, Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu 2, Chi cục...