Đang túng thiếu, chồng chẳng những không giúp đỡ mà còn đưa ra lời đề nghị khiến tôi giật mình
Cứ nghĩ chồng sẽ tìm cách giúp đỡ vợ. Không ngờ anh lại đưa ra lời đề nghị như thế.
Dốc hết trái tim – Tổng đài “lắng nghe và giải đáp” tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu – hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình… Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài – Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Hướng Dương thân mến,
Vợ chồng tôi đang mâu thuẫn nặng nề với nhau vì chuyện tiền bạc. Vất vả lắm hai vợ chồng mới xây được căn nhà nhỏ, hiện tại vẫn còn nợ ngân hàng hơn 100 triệu. Trước đây, công việc của chúng tôi đều ổn định nên việc trả nợ rất thoải mái. Bây giờ, cả hai đều thất nghiệp, nợ nần không trả được mà tiền ăn cũng túng thiếu. Mỗi ngày, vợ chồng tôi ăn mì tôm là chính. Còn cơm thịt cá chủ yếu là để dành cho con gái nhỏ 3 tuổi.
Biết tôi còn 10 triệu tiền tiết kiệm phòng hờ chuyện bất trắc trong nhà (vì có con nhỏ nên tôi luôn giữ 10 triệu ấy bên mình, không dám tiêu xài), chồng tôi bỗng đưa ra lời đề nghị không tưởng.
Ảnh minh họa.
Trong lúc ăn cơm, anh nói bố chồng có gọi điện lên, than thở ti vi trong nhà hỏng, không có gì để xem. Anh bảo tôi đưa cho anh 5 triệu để anh mua ti vi cho bố, còn 5 triệu thì cứ giữ lại cũng không ít.
Tôi sốc quá, bảo nếu bố muốn mua thì hỏi người khác, chứ vợ chồng tôi còn đang gánh nợ nhà cửa, rồi tiền bạc chẳng có, tôi không đưa 5 triệu đó ra đâu. Ngay tức thì, chồng tôi giận dữ đập vỡ cả bát mì trên bàn, mắng tôi là loại con dâu bất hiếu. Tôi buồn quá, bật khóc. Tối đó, bố chồng lại gọi điện hỏi tôi tiền mua ti vi. Hướng Dương ơi, tôi rất mệt mỏi với nhà chồng và cả chồng mình. Phải làm sao để anh chịu từ chối yêu cầu vô lý của bố chồng đây? (hongvi…@gmail.com)
Video đang HOT
Chào bạn,
Để giải quyết chuyện này, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với chồng. Trước đó, hãy yêu cầu anh giữ bình tĩnh, không được lớn tiếng, nóng giận hoặc đập phá đồ đạc, để cuộc nói chuyện diễn ra trên tinh thần lắng nghe, hợp tác và đưa ra quyết định cuối cùng.
Bạn cần vạch rõ cuộc sống khốn khó hiện tại và mục đích của số tiền 10 triệu kia cho chồng nghe. Có lẽ chính anh ấy cũng nhận thức được những điều đó nhưng vì bổn phận làm con, khó từ chối yêu cầu của bố nên anh ấy mới trút giận lên bạn khi không đạt được mục đích. Bạn nên đề cập đến các khoản tiền cần phải chi trả như tiền nợ ngân hàng, tiền học, tiền sữa của con. Và nếu chẳng may con bệnh, gia đình xảy ra chuyện bất trắc, số tiền 10 triệu đó chính là cứu cánh của cả nhà. Hãy nói rõ vì sao bạn không muốn đụng vào số tiền tiết kiệm dù cuộc sống ăn uống kham khổ. Một khi bạn nhấn mạnh điều đó, chồng bạn sẽ phần nào hiểu thêm tầm quan trọng của số tiền kia.
Sau khi nói rõ mọi chuyện, bạn nên bàn bạc với chồng về việc mua ti vi cho bố chồng. Nếu nhà chồng bạn có nhiều anh em, chồng bạn nên hỏi ý kiến của mọi người để cùng thống nhất phương án mua. Có thể cùng chia tiền hoặc có thể góp tiền tùy theo tình hình kinh tế mỗi gia đình. Nếu mọi người đều không có điều kiện, chồng bạn nên thẳng thắn nói rõ với bố và mong ông đợi thêm một thời gian. Không nên từ chối thẳng vì sẽ khiến ông buồn và giận. Hãy khéo léo mong ông thông cảm và chờ đợi thôi.
Mong bạn sớm giải quyết được vấn đề.
Dịp Lễ 2/9 không về được, mẹ chồng vẫn bắt đóng "quỹ vắng mặt" khiến tôi sôi máu
Cuộc sống vợ chồng bắt đầu trở nên căng thẳng khi nhà có việc gì mẹ anh cũng gọi điện lên nói chuyện tiền bạc.
Yêu 2 năm, tôi và anh quyết định tiến tới hôn nhân. Tuy 2 năm chưa phải là thời gian quá dài nhưng cũng đủ để chúng tôi tin tưởng đối phương có thể là bạn đời của mình.
Mọi rào cản từ gia đình dù nhiều dù ít cũng không làm ảnh hưởng đến chúng tôi bởi cả hai quan niệm, các cụ ở dưới quê còn vợ chồng tôi ở trên thành phố, không liên can nhiều. Dù ông bà có ưng chúng tôi hay không thì cũng không phải là chuyện quan trọng, điều quan trọng chính là chúng tôi thật lòng yêu thương nhau.
Đấy là tôi nghĩ vậy... nhưng sau khi cưới về, cuộc sống cơm áo gạo tiền, con cái, trách nhiệm đôi bên gia đình bắt đầu khiến chúng tôi bất đồng quan điểm. Có nhiều chuyện bản thân tôi thực sự bế tắc, không biết nên giải quyết thế nào vì chồng cũng không ủng hộ mình.
Và điều khiến tôi đau đầu nhất chính là mẹ chồng...
Mọi rào cản từ gia đình dù nhiều dù ít cũng không làm ảnh hưởng đến chúng tôi (Ảnh minh họa)
Chồng tôi vốn hiền lành, có vẻ nghe vợ nhưng lại rất nghe mẹ và tất nhiên lời của mẹ nói, anh sẽ sợ hơn là lời của vợ. Dù ở riêng, thuê một căn chung cư nhỏ nhưng lúc nào mẹ chồng cũng gọi điện lên chỉ đạo. Từ việc thuê nhà cũng phải chọn hướng cho hợp tuổi, hợp phong thủy rồi cả bắt cúng bái nhập trạch.
Tôi có nói với chồng là nhà thuê thì không cần nhưng mẹ anh thì khăng khăng vì thuê lâu dài. Thật ra, việc mẹ cẩn thận tôi không trách nhưng cũng phải tính đến kinh tế của con cái. Bày vẽ ra tốn kém rất nhiều, không phải chuyện đơn giản.
Mẹ còn đưa cả nhà lên ăn cỗ mưng nhà mới khiến tôi có chút ái ngại. Người ta mua nhà thì mới đưa cả nhà, họ hàng thân thiết lên cơm nước, đằng này...
Buổi tụ họp hôm đó khiến tôi mệt rũ người còn tốn kém khá nhiều tiền bạc. Cảnh đi thuê nhà, lương lậu chỉ đủ lo cuộc sống đã khiến tôi mệt mỏi quá rồi lại thêm mấy khoản như thế này, quả là gánh nặng cho vợ chồng tôi. Chưa kể, tiền xe cộ nhà chồng lên chơi chồng bắt tôi phải lo liệu cả. Một công mấy việc thực sự là một con số quá lớn.
Tôi có nói với chồng là nhà thuê thì không cần nhưng mẹ anh thì khăng khăng vì thuê lâu dài. (Ảnh minh họa)
Cuộc sống vợ chồng bắt đầu trở nên căng thẳng khi nhà có việc gì mẹ anh cũng gọi điện lên nói chuyện tiền bạc. Và cũng vì thế, anh bắt hàng tháng phải gửi tiền về biếu bố mẹ 3 triệu đồng. Tôi tức nổ mắt vì anh quá hiểu lương lậu hai vợ chồng thế nào lại thêm con cái ăn học.
Một đứa thì thế, sinh đứa thứ hai biết lấy gì lo thân? Chưa kể có lúc còn ốm đau, con người đâu thể khỏe mãi. Nếu biếu tiền mẹ thì coi như chúng tôi phải chắt chiu rất nhiều. Nhưng nói mãi chồng cũng chỉ tặc lưỡi: "Nếu không muốn có việc gì mẹ cũng hỏi đến tiền thì tốt nhất cứ đưa thế cho khỏi lằng nhằng".
Cực chẳng đã tôi đàn phải theo lời chồng nhưng lòng đầy ấm ức. Những ngày đó tôi tiết kiệm đủ thứ, chắt chiu chi tiêu của bản thân, không dám sắm sửa gì. Có vài trăm học yoga buổi trưa tôi cũng cắt hết. Tiền ăn uống tôi cũng phải co lại thì may ra có dư đồng nào còn dành dụm lúc ốm đau.
Gần đây, dịch bệnh hoành hành, chúng tôi không có thu nhập như trước, có nói với mẹ chuyện gửi tiền hàng tháng. Bà có vẻ không hài lòng cho lắm nhưng cũng đành chịu vì con cái khó khăn thì biết làm sao. Mà dù mẹ có đòi tôi cũng bó tay.
Nhưng đó là câu chuyện của hai tháng trước. Dịp nghỉ lễ 2-9 này vì chúng tôi không thể về nên chỉ gọi điện nói chuyện thông báo. Chưa hết câu chuyện mẹ đã bảo tôi gửi tiền với lý do: "Năm nào 2/9 cả nhà cũng tụ tập cũng cụ, góp tiền ăn uống quà cáp cho họ hàng. Năm nay các con không về được thì cứ gửi tiền về, phải có trách nhiệm với gia đình".
Nghe đến đây tôi nghẹn cứng họng. Số tiền tầm 3 triệu, năm nào cũng vậy. Ngoài tiền góp giỗ đó còn là khoản để con gái biếu bố mẹ theo quy định của bố mẹ chồng tôi đề ra. Nhưng biết con cái công việc không ổn lúc dịch bệnh, không có tiền lo lắng cuộc sống sinh hoạt, nhà cửa mà mẹ chồng vẫn đòi tiền như vậy thì quả thật không còn lời nào để nói.
Có lẽ lần này anh quá chán nản với mẹ mình nên đành ngậm miệng. (Ảnh minh họa)
Trong khi suốt thời gian các con ở nhà, mẹ chưa từng gọi điện hỏi các con có thiếu thốn đồ ăn, tiền sinh hoạt hay không. Nghe bạn bè kể chuyện bố mẹ thường xuyên gửi đồ còn cho thêm các cháu tiền mà tôi chạn lòng.
Bực mình, tôi nói luôn với mẹ chồng, chưa bao giờ tôi giận dữ như thế: "Dạ thưa mẹ, con xin lỗi mẹ nhưng bây giờ chúng con tiền ăn còn chẳng có chứ nói gì đến tiền góp giỗ ạ. Bao tháng ngày chúng con vất vả, bà chưa hỏi han một câu mà chỉ nghĩ đến chuyện tiền.
Nhiều khi con tự hỏi, liệu anh T. nhà con có phải là con ruột của mẹ không nữa ấy ạ. Con xin phép mẹ, con mệt rồi, không muốn nói chuyện tiền bạc nữa. Nếu mẹ hỏi tiền thì từ nay mẹ đừng gọi điện cho vợ chồng con, chúng con đã quá mệt mỏi ở thành phố rồi".
Nói rồi tôi cúp máy, chồng ngồi ngay cạnh cũng không biết làm gì. Có lẽ lần này anh quá chán nản với mẹ mình nên đành ngậm miệng. Công việc không có thu nhập lúc khó khăn, cần lắm một lời động viên của người thân nhưng chỉ nghe thấy giọng mẹ chồng là tôi chỉ muốn khóc. Liệu có phải tôi quá đáng quá không?
Đi mua hộp sữa về thì không thấy chồng con đâu, tôi hốt hoảng đi tìm và chết điếng với cảnh tượng nhìn thấy bên nhà hàng xóm Về nhà, chồng lớn tiếng trách tôi mất lịch sự, cô hàng xóm tốt bụng giúp đỡ còn tỏ thái độ khó chịu. Tôi 27 tuổi, vừa sinh con đầu lòng được 3 tháng nhưng tôi rất ít sữa, con chủ yếu là ăn sữa công thức. Hôm qua con đói, tôi định pha sữa cho bé thì mới nhớ ra sữa bột...