Đang trong cơn rặn đẻ, mẹ bầu Nghệ An bỗng nói một câu khiến cả ê-kíp đỡ đẻ phì cười
Trong hành trình làm mẹ của mỗi người, những kỷ niệm khi vượt cạn sinh con có lẽ chính là những dấu ấn không bao giờ quên.
Câu chuyện đi đẻ vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em với những giai thoại được kể lại nghe đến rùng mình. Thế mới thấy chị em phụ nữ đã mạnh mẽ đến cỡ nào khi có thể chịu đựng những cơn đau như bị gãy 20 chiếc xương sườn cùng một lúc để đưa em bé khoẻ mạnh “say hello” thế giới.
Chị Phan Ngọc Quý (28 tuổi, hiện đang sống ở TP.Vinh, Nghệ An) cũng có một hành trình đi đẻ con trai lớn – bé Sò đầy gian nan và đáng nhớ. Đọc những dòng nhật ký đi đẻ của chị Quý, rất nhiều bà mẹ đã cảm thấy như đang nghe chính câu chuyện của mình. Hoá ra, để có thể được ôm con trong tay, các mẹ đã phải trải qua những điều khủng khiếp như thế này!
Cùng đọc bài chia sẻ của chị Phan Ngọc Quý về chuyện đi đẻ của mình:
“ Đã hơn 40 tuần rồi mà ông con vẫn chưa chịu nhúc nhích, đi khám sốt hết ruột bác sĩ bảo ngày mai nhập viện theo dõi em nhé, nguy cơ phải mổ đây vì cổ tử cung còn dài ngoằng ngoẵng như này. Vợ chồng đi về mặt xanh như cái lá vì phải “ăn dao”.
Khoảnh khắc đi đẻ đáng nhớ của chị Ngọc Quý.
Tối hôm ấy cả nhà dắt nhau đi bộ cho dễ đẻ, đêm về nằm còn động viên nhau là: “Thôi mổ cũng được, không sao hết”. Thế mà sáng hôm sau vừa sáng sớm dậy đã vội thét lên hoảng hốt: “Bố ơi ra máu báo rồi”. Hai vợ chồng lấy xe máy đèo nhau thẳng vào bệnh viện lúc 5h sáng, chỉ kịp đánh mỗi cái răng. Đồ đạc, làn giỏ “uỷ quyền” cho bà nội xách vào sau.
Mẹ 9x Hà Nội kể chuyện đẻ rơi gay cấn như phim, chưa kịp vào viện đã thấy em bé nằm trong bọc ối chui ra
Vào viện rồi chờ dài cổ cả ngày, khám bao nhiêu lần y tá vẫn trả lời: “Đang chuyển dạ dần thôi em cứ chờ theo dõi”. Chân mình thì càng lúc càng phù lên như cột đình nhìn phát hoảng. Con thì vẫn cứ lì, lâu lâu mới đau một tí. Đến đêm mình nằng nặc đòi xin mổ vì chân phù lên sợ quá rồi nhưng bác sĩ không cho. Hai vợ chồng lại về phòng ngủ, ngủ được một lát thì thấy con bắt đầu hoạt động, rồi mình đau bụng như muốn đi đại tiện.
Nằm cắn môi chịu đau thêm xem thế nào thì cứ đau như vậy đến mấy tiếng đồng hồ. Mình bấu tay chồng kêu đau quá, hai vợ chồng lại dắt nhau vào khoa.
Vào khám thì y tá nói tử cung mở 3 phân, vào phòng chờ đẻ nằm. Sau đó mình được thông thụt hậu môn, xong xuôi thì mẹ chồng, mẹ đẻ cũng đợi sẵn bên ngoài, cầm cặp lồng trứng đứng đợi sẵn. Đau thì đau nhưng mình vẫn phải cố ăn cái đã, ăn thì mới có sức mà đẻ.
Video đang HOT
7 rưỡi sáng lại vào phòng chờ sinh, cả một hàng dài các chị em bụng bầu nằm la liệt. Trong phòng đẻ thì “vân vân mây mây” âm thanh trái ngược, bà bầu nào cũng đau xuýt xoa còn các chị hộ sinh thì thi thoảng đi khám 1 lượt giọng dửng dưng như không: “Chị A 3 phân”, “chị B 5 phân”, “chị C 4 phân” hay: “Đau hả em, đau thế này chưa đẻ được đâu”.
Em bé chào đời khiến tất cả những sự đau đớn, hy sinh đều trở nên xứng đáng.
Rồi các bà bầu cứ được đẩy ra, đẩy vào, mình nằm đó đợi còn được chứng kiến các mẹ đẻ ngay bên cạnh. Trong phòng hỗn loạn những âm thanh: “Mở 7 phân, chưa được rặn đâu nghe chưa”; “Mở 8 phân rồi, em ơi lại đỡ ca này”; “Mở 9 phân, rặn đi em, chân đạp tay kéo”; “Rặn đi rên hét ít thôi mất sức em ơi”; Cố lại cơn này nhanh lên con bị ngạt bây giờ”; “Thở đều thở đi em đầu đây rồi, rặn đi”; “Rồi đầu ra rồi, dừng lại không rặn nữa”…
Một em bé được lôi ra từ bụng mẹ nhìn đỏ au tím tái, y tá đặt bé lên người mẹ nó, hai mẹ con khóc òa cùng lúc với nhau. Không biết mẹ bé bị rạch bao nhiêu cm nhưng thấy hộ sinh tay khâu thoăn thoắt, khâu phát nào mẹ ấy nhón người lên phát ấy trông đến sợ. Mặt mình tái xanh quên cả việc mình cũng đang đau.
10 rưỡi mẹ bên cạnh xong xuôi được đẩy ra ngoài thì mẹ con nhà mình cũng bắt đầu “chiến đấu”. Các mẹ bảo đau thấy quan tài là có thật nhưng phải cố gắng giữ sức không kêu la, mỗi lần lên cơn gò là lại nghiến răng thật chặt. Mình mở 6 phân, 7 phân rồi 8 phân, y tá dặn chưa được rặn mà mình thì cảm giác như con đá tung bụng mẹ lên rồi. Mình lả đi sau mỗi cơn gò căng. Rồi bất chợt cơn buồn ngủ kéo đến, mình thiếp đi trong vài giây ngắn ngủi mà còn kịp nằm mơ mới tài.
Đến khi mở 9 phân rồi, bác sĩ nói: “Rặn đi em, lấy hơi rặn thật mạnh, đẩy hơi xuống bụng”, mình rặn mãi không được vì không đúng cách. Chị hộ sinh vẫn tiếp tục chỉ cho mình cách rặn nhưng vẫn không được, vừa nói chị vừa nhanh tay rạch tầng sinh môn cái xoẹt. Mình nghe rõ mồn một nhưng lúc ấy cũng chẳng thấy đau nữa.
Bé Sò sinh ngày 11/5/2018, khi chào đời nặng 3,5kg.
Hiện tại, cậu bé Sò đã lớn thế này rồi đây.
- “Đầu bé đây rồi, rặn đi em không con bị ngạt, em rặn giống như khi bị táo bón ấy, cố lên”.
- “Trời ơi chị ơi nhưng em chưa bị táo bón bao giờ”.
Cả ê-kíp đỡ đẻ và các mẹ xung quanh cười ầm lên vì câu trả lời của mình. Đau đến chết vẫn không kêu la vậy mà mình lại có thể nói ra một câu duy nhất hài hước đến vậy, đến tự phục mình.
Sau câu nói ấy, đầu óc bắt đầu tập trung để rặn vì sợ nhỡ không rặn được con phải móc xép thì khổ cả mẹ cả con. Lấy hết sức bình sinh, mình rặn một hơi thật mạnh và cảm nhận được rõ ràng còn đã chui ra.
Con được lôi ra khỏi bụng mẹ trong tích tắc và được đặt ngay lên bụng mẹ để da tiếp da, khóc om sòm. Những ngày nặng nề, những ngày mong ngóng, những ngày thân hình biến dạng từ “cành liễu mảnh mai” đến “cái thùng phuy xanh” trong suốt hơn 40 tuần vừa qua, tất cả đều được đền đáp xứng đáng chỉ trong khoảnh khắc này… Con nằm trên bụng mẹ, mẹ con cùng khóc, khóc vì hạnh phúc..
Nằm được một lúc thì con được hộ sinh bế đi cân và đưa ra ngoài trao cho bố, bỏ lại mẹ nó nằm trong phòng để khâu tầng sinh môn lích kích cả buổi.
12h rưỡi mình được đẩy ra khỏi phòng sinh. Cảm giác gặp người thân được chào đón cứ như kiểu U23 chiến thắng trở về vậy, vây quanh là người nhà, họ hàng đông đủ. Ông xã chờ sẵn vừa ra đã thơm vào hai má rồi hỏi: “Đẻ nữa không vợ?”. Không chần chừ mình trả lời luôn: “Có”“.
Nữ sinh dọn phòng KTX đến 2h sáng, để lại đồ dùng cho người cách ly
Sau khi dọn sạch sẽ KTX, Trần Hà Trang (Nghệ An) còn để lại sách vở, xà phòng, sữa tắm và ghi cả mật khẩu Wi-Fi cho người tới cách ly tập trung.
"Cháu đã dọn dẹp phòng sạch sẽ trước khi ra về nên mong mọi người cũng sẽ ở thật sạch sẽ nha", "Có một ít sách để mọi người đọc khi thấy chán. Nếu thích thì cháu tặng mọi người luôn á", "Cháu để lại dầu gội, sữa tắm, dầu thơm, nước xả vải... Mọi người có thể lấy dùng ạ".
Loạt ghi chú trên được Trần Hà Trang tỉ mỉ ghi lại trên giấy nhớ để nhắn cho người tới cách ly trong phòng ký túc xá của mình.
Hà Trang là sinh viên năm 2 tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Chiều 27/3, 10X bắt đầu dọn dẹp ngay khi nhận được thông báo của nhà trường về việc trưng dụng KTX làm khu cách ly tập trung chống dịch Covid-19.
Hà Trang để lại đồ dùng, sách vở, pass wifi cho người tới cách ly chống dịch.
Hà Trang kể với Zing.vn: "Về đến phòng là mình bắt tay vào dọn luôn. Không chỉ riêng mình mà các bạn khác cũng rất hăng hái dọn dẹp. Đầu tiên sẽ lựa ra những đồ dùng mà người cách ly sẽ cần đến cho vào một chỗ riêng. Sau đó mình mới tiến hành đóng gói đồ đạc khác, mang xuống kho KTX để gửi. Gửi đồ xong, mình lau dọn, tổng vệ sinh phòng sạch sẽ rồi bắt đầu sắp xếp đồ dùng cho những người cách ly và ghi giấy nhớ để lại cho họ".
10X cho hay thầy cô nhắc sinh viên dọn xong trước ngày 29/3 để trao phòng cho việc cách ly nên ai cũng cố gắng hoàn thành ngay đêm 27 và ngày 28. Hà Trang đã dọn dẹp đến 2h sáng để kịp hoàn thành.
"Tuy mệt nhưng mà vui lắm, dọn dẹp cùng các chị ở chung dãy KTX nên mình quên cả đói. Xong xuôi, cả hội lại rủ nhau tụ tập ăn mì tôm, tám chuyện. Việc ở trong KTX đã khiến cho cuộc sống sinh viên của mình trở nên màu sắc hơn".
Chia sẻ những ghi chú bằng giấy nhớ thú vị lên trang cá nhân, Hà Trang nhận không ít lời khen ngợi vì chu đáo, dễ thương. Không chỉ để lại đồ dùng, mật khẩu Wi-Fi cho người tới cách ly, cô còn vui vẻ thú nhận mình đang F.A và mong có bạn trai.
Trang cho hay cô ghi lại từng dòng ghi chú là muốn mọi người dùng đồ của mình một cách thoải mái.
Nữ sinh Nghệ An còn hóm hỉnh ghi giấy nhớ để tìm người yêu.
"Mình muốn mọi người cảm nhận được sự ấm áp dù dịch bệnh căng thẳng, để ai cũng trở nên lạc quan, vui vẻ. Mong họ sẽ có những trải nghiệm cách ly thật ý nghĩa tại trường CĐSP Nghệ An. Chúc mọi người sức khoẻ, bình yên qua mùa dịch", Trang bày tỏ.
Hà Trang nói thêm, khi đọc được những thông tin trên mạng về việc một số người từ nước ngoài về tránh dịch chê bai khu cách ly, cô cảm thấy khó chấp nhận.
Bản thân Trang và bạn bè, các chiến sĩ bộ đội đã cố gắng dọn dẹp, chuẩn bị chu đáo để đồng bào về nước cảm thấy vui vẻ nên Trang mong ai cũng biết chịu khó, thông cảm và ủng hộ để công tác chống dịch thuận lợi.
Người đàn ông lập bàn thờ cha trong khu cách ly: 'Không có ngoại lệ, tôi hiểu' Trở về từ nước ngoài, người đàn ông trung niên phải đi cách ly phòng dịch Covid-19. Cha mất mà không về được, người này lập một bàn thờ không di ảnh, quỳ gối tưởng nhớ người cha khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Ông Mỹ đội tang cha trong khu cách ly, ông chỉ được nhìn cha lần cuối qua...