Đang sửa chữa, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay bỗng nhiên rung lắc dữ dội: Người có mặt ‘chết lặng’ khi nhìn thấy mật thất bên trong
‘ Bảo vật’ trong lòng tượng Phật Bà Quan Âm 800 năm tuổi được tìm thấy nhờ một sự cố đặc biệt.
Tượng khắc đá Đại Túc nằm ở quận Đại Túc, Trùng Khánh (Trung Quốc) là một trong những di sản văn hóa thế giới nổi tiếng và là một trong tám hang động lớn nhất thế giới.
Các bức tượng phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía tây nam, tây bắc và đông bắc của huyện Đại Túc. Đặc biệt trong số đó phải kể đến tượng Quan Thế Âm ở ngách số 8 ở vách núi phía nam trên đỉnh núi Bảo Sơn.
Bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay này được khai quật vào triều đại Nam Tống, có lịch sử hơn 800 năm, là tác phẩm điêu khắc bằng đá kết hợp chạm khắc, hội họa và mạ vàng được tìm thấy ở Trung Quốc. Tượng Phật cao 7,7 mét, rộng 12,5 mét.
Theo “ Lịch sử Phật giáo”, Quan Thế Âm là biểu tượng của lòng đại từ bi, được coi là “Tam hiền của phương Tây” và là một trong “Tứ đại Bồ tát”.
Tượng được tạc trên vách đá cao từ 15 đến 30 mét, phía sau có gần một nghìn cánh tay hình con công. Đây có thể được gọi là một kiệt tác tuyệt vời của nghề thủ công cổ đại, có giá trị văn hóa và lịch sử to lớn.
Cận cảnh tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay ở Trùng Khánh. (Ảnh: Sohu).
Theo thời gian, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay bị hư hỏng, vì vậy chính quyền quyết định cho tu sửa. Tuy nhiên khi đang thi công, một công nhân đã vô tình khám phá ra bí ẩn bên trong bức tượng này.
Một ngày nọ, người thợ phụ trách việc trùng tu sửa chữa tượng Phật Bà Quan Âm như thường lệ, cánh tay của anh ta đã vô tình chạm vào một bộ phận của bức tượng. Toàn bộ tượng Phật bị rung chuyển dữ dội, sau đó tất cả công nhân có mặt đều sững sờ.
Video đang HOT
Một “lỗ lớn” xuất hiện ở bụng của tượng Phật Bà Quan Âm. Sau khi nhận được phản ánh của các công nhân, Cục Di tích Văn hóa Trùng Khánh đã lập tức cử các chuyên gia có liên quan đến kiểm tra, các chuyên gia xác định “lỗ hổng lớn” bất ngờ xuất hiện trên tượng Phật thực chất là một tấm lưới che đậy bí mật bên trong.
Tuy nhiên, trong ngăn bí mật không có bảo vật quý hiếm, chỉ có một viên gạch đá bình thường Viên gạch đá có lịch sử 100 năm, trên đó có khắc các ký tự ghi lại chi tiết thời điểm bắt đầu và kết thúc của việc tạc tượng Phật Bà Quan Âm cách đây 800 năm.
Hóa ra bức tượng Quan Thế Âm nghìn tay này được tạc bởi một đệ tử Phật giáo. Để hoàn thành công trình khổng lồ này, người ấy đã dốc hết của cải và đích thân tạc tượng. Theo nội dung của bia đá, bức tượng Quan Thế Âm nghìn tay này đã được tu sửa vào thời Càn Long của nhà Thanh.
Viên gạch được tìm thấy trong bụng của bức tượng. (Ảnh: Sunnews).
Xét về mặt giá cả, viên gạch này không có giá trị lớn. Tuy nhiên, sự cống hiến “cứu tất cả chúng sinh” của người phật tử này lại là vô giá. Lý do tại sao viên gạch được đặt trong một ngăn bí mật như vậy là vì ông hy vọng rằng các thế hệ sau có thể kế thừa di nguyện của ông.
Theo các chuyên gia, viên đá không thể nói là vô giá trị. Nhờ sự phát hiện tình cờ này mà bức tượng Quan Âm nghìn tay đã có “chứng minh thư”, kiếp trước và hiện tại được ghi chép cẩn thận, điều này vô cùng quan trọng!
Người đàn ông dùng chiếc 'tăm xỉa răng' suốt thời bé, nhận ra sự thật hãi hùng sau khi thẩm định: Tôi không ăn nổi cơm nữa!
Nghe lời nhận định của chuyên gia, gương mặt người đàn ông tái nhợt: "Hôm nay chắc tôi không ăn nổi cơm nữa!"
Chương trình kiểm định bảo vật "Hoa Dự Chi Môn" của đài truyền hình tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là một trong những show ăn khách nhất trong thể loại kiểm định. Chương trình tạo nên sức hút nhờ nữ MC Trần Côn duyên dáng và đội ngũ chuyên gia kiểm định uyên bác.
Trong tập phát sóng của "Hoa Dự Chi Môn" năm 2016, người đàn ông có tên Đinh Thân đã mang một miếng thủy tinh đến nhờ chuyên gia kiểm định. Chủ nhân bảo vật cho biết miếng thủy tinh này là đồ gia truyền qua nhiều thế hệ, ngày nhỏ anh thường dùng nó để làm đồ chơi hay xỉa răng.
Miếng thủy tinh xuất hiện trong chương trình kiểm định bảo vật "Hoa Dự Chi Môn". Ảnh: Haokan.
MC Trần Côn ngạc nhiên: "Mảnh thủy tinh to thế này làm sao anh xỉa răng được?".
Người đàn ông xuề xòa nói: "Lúc đó nhỏ mà, tôi cũng dùng những cạnh nhọn để xỉa răng thôi, không nghĩ nó là bảo vật. Sau này nghĩ kỹ thì thấy thủy tinh mà là đồ cổ chắc hẳn sẽ có giá trị nên tôi đến thẩm định".
Bản thân Đinh Thân cũng không rõ miếng thủy tinh này dùng để làm gì và có nguồn gốc từ đâu.
Chuyên giá hé lộ công dụng thật sự của miếng thủy tinh. Ảnh: Haokan
Không để anh chờ lâu, các chuyên gia lập tức tiến hành kiểm tra bảo vật. Một vị chuyên gia hỏi anh Đinh câu hỏi kỳ lạ:
"Lúc anh dùng thứ này xỉa răng có thấy hương vị gì không?".
"Đúng là có hương vị rất kỳ lạ" - Anh Đinh lúng túng trả lời khiến cả trường quay cười thích thú.
Chuyên gia phân tích, đây là loại thủy tinh diên bối, một phát minh cổ đại của người Trung Quốc, khác với thủy tinh vôi soda du nhập từ phương Tây. Trên thân thanh thủy tinh này còn có các bọt khí, chứng tỏ niên đại của thủy tinh rất cao.
Sự thật hãi hùng về món bảo vật
"Tuy nhiên, tác dụng của món đồ này sẽ làm anh bất ngờ!" - Vị chuyên gia hé lộ.
Thời xưa khi các bậc vương gia, quý tộc qua đời, những gia đình mê tín sẽ tìm cách phong ấn linh hồn họ trong thể xác, chờ đến ngày có thể hồi sinh. Cách phong ấn phổ biến chính là bịt cửu khiếu của tử thi, tức là bịt 9 lỗ giúp cơ thể giao tiếp với thế giới bên ngoài.
"Miếng ngọc của anh chính là một thanh bịt cửu khiếu như vậy!" - Chuyên gia tiếp lời - "9 lỗ này bao gồm hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng... có một lỗ là hậu môn".
Đồ bịt cửu khiếu bao gồm các thanh bịt, miếng bịt mắt và ve sầu để ngậm trong miệng. Ảnh: Sohu
Nghe tới đây, chủ nhân món bảo vật tái mặt, giờ thì anh mới biết chiếc "tăm xỉa răng" của mình thực sự có tác dụng gì. "Chắc hôm nay tôi không ăn nổi cơm nữa" - Chàng trai lúng túng nói khiến cả trường quay bật cười.
Chuyên gia trấn an: "Tuy nhiên anh đừng lo, bảo vật này của anh đúng là thủy tinh cổ, giá trị cũng đạt 60.000 NDT. Dù sao cũng là món đồ cổ vô cùng giá trị, chuyện trong quá khứ chúng ta có thể tạm quên đi".
Anh Đinh nghe tới đây cũng thở phào nhẹ nhõm, buổi kiểm định này thực sự khiến anh "vui buồn lẫn lộn".
Tượng Phật 'đổi màu' ẩn mình trong núi sâu: Ban ngày màu trắng như tuyết, đến đêm chuyển màu xanh lam Bức tượng Phật độc đáo này là một tác phẩm của "xứ sở chùa vàng", tuy nhiên không phải ai cũng được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nó. Ở Thái Lan, Phật giáo vô cùng phổ biến, có thể thấy những ngôi chùa ở khắp mọi nơi. "Ba bước đến một vị Phật, năm bước đến một ngôi chùa"...