Đáng sợ: Cướp biển Somalia “sát cánh” khủng bố IS
Lực lượng lâu đời tại Somalia đang tiếp tay và hỗ trợ khủng bố IS khiến cuộc chiến tiêu diệt hoàn toàn phiến quân này trở nên khó khăn hơn.
Cướp biển Mohammed khét tiếng vùng biển Somalia.
Trên tuyến đường vận chuyển quan trọng ở vịnh Aden, một “lực lượng” nguy hiểm nhưng cổ xưa đã quay trở lại -cướp biển. Đáng sợ hơn, chúng không hoạt động một mình. CNN cho biết cách đây 4 năm, cướp biển ở khu vực Somalia đạt đỉnh và nguy hiểm nhất trong lịch sử.
Liên Hiệp Quốc và Mỹ điều tra đã phát hiện ra có ít nhất hai nhóm cướp biển đang hỗ trợ khủng bố IS và nhóm phiến quân al-Shabaab liên hệ với al-Qaeda trong khu vực này. Chúng tuồn vũ khí cho khủng bố IS và thậm chí là vận chuyển người qua vịnh Aden.
Trong số này, tên Mohammed Garfanje, thủ lĩnh nhóm cướp biển Hobyo-Haradhere là đáng chú ý nhất. Xuất thân từ một làng chài tại Somali mang tên Haradhere, Mohammed nhanh chóng trở thành thủ lĩnh và có tiếng nói lớn trong khu vực. Làng chài Haradhere nghèo khó cũng được xem là nơi khai sinh của cướp biển Somalia.
Nhà báo Mỹ gốc Đức Scott bị bắt năm 2012.
Năm 2012, Mohammed được cho là nghi phạm bắt cóc một nhà báo Mỹ gốc Đức là Michael Scott. Nhà báo này sau khi được thả cho biết ông đã gặp Mohammed vài lần trong thời gian bị bắt làm con tin 2 năm rưỡi.
Theo một nguồn tin cung cấp cho CNN, Mohammed giúp đỡ nhóm phiến quân al-Shabaab tuồn vũ khí và đạn được vào Somalia. Tên này còn thực hiện các vụ tấn công trên biển và cướp bóc tàu hàng.
Video đang HOT
“Mohammed nên bị cầm tù”, Scott nói. “Nếu Mohammed và tên Bekyele (một cướp biển khác) bắt giữ tàu thuyền thì chính quyền cần giam hắn ngay”.
Một tên cướp biển khác không được nêu tên được cho là giúp đỡ phiến quân IS tại Somalia. Dù sự giúp đỡ này không quá lớn nhưng cũng gây phiền toái cho khu vực Qandala tại Somalia. Tên này hỗ trợ kho vận và có mối quan hệ thân thiết với Abdulkadir Mumin, thủ lĩnh phiến quân IS tại Somalia.
Phản ứng của Mỹ
Số vũ khí thu được của cướp biển.
Vịnh Aden từ lâu đã là địa điểm yêu thích của cướp biển. Cuộc nội chiến trên đất liền cũng khiến khu vực này chưa bao giờ bình yên. Trong năm nay, có tới 12 vụ cướp biển tấn công ngoài khơi Somalia, theo tổ chức Oceans Beyond Piracy.
Các vụ tấn công của cướp biển Somali khiến Mỹ phải có động thái ngay lập tức. Trong chuyến thăm tới quốc gia châu Phi Djibouti, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ giám sát khu vực chặt chẽ hơn.
Cướp biển Somalia đang hoạt động mạnh trở lại trong năm 2017.
Joshua Meservey, chuyên gia cao cấp ở tổ chức tư vấn Heritage Foundation, nói rằng việc Mỹ can thiệp vào vùng biển này sẽ tạo ra sự thay đổi lớn, nhất là khi thông tin cướp biển hỗ trợ IS được xác thực.
Meserver trả lời đài CNN rằng Mỹ sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng nếu phát hiện dấu hiệu cướp biển đang hỗ trợ các phiến quân khủng bố trong khu vực. Meservey nói rằng ông Trump rất quan tâm tới các mối nguy từ khủng bố al-Shabaab và chắc chắn sẽ cử lực lượng giải quyết nhóm phiến quân đang ngày một nguy hiểm này.
Theo Danviet
Cướp biển Somalia bị nghi tái xuất sau 5 năm vắng bóng
Nhóm cướp biển Somalia được cho là tấn công một tàu chở dầu cùng 8 thuỷ thủ Sri Lanka trên khoang, chiếc tàu đầu tiên chúng chiếm được kể từ 2012.
Tàu Aris 13 nghi bị cướp biển tấn công. Ảnh: Shipspotting
Thông tin về vụ tàu Aris 13 bị tấn công được một quan chức Somalia thông báo hôm nay, theo Reuters.
"Cướp biển đã tấn công tàu chở dầu và chúng đưa nó đến gần Alula", Mohamud Ahmed Eynab, uỷ viên hội đồng của Alula, nói.
Cướp biển ở thị trấn xác nhận chúng chờ con tàu đi qua. Alula là thị trấn cảng biển ở phía bắc Somalia.
John Steed, làm việc tại Oceans Beyond Piracy, tổ chức phi chính phủ chuyên giải cứu con tin bị cướp biển bắt, cho biết Aris 13 sau khi gửi tín hiệu cấp cứu hôm qua, đã tắt hệ thống theo dõi và đổi hướng đi đến Alula.
"Con tàu báo là nó bị hai xuồng nhỏ đeo bám chiều qua. Sau đó thì biến mất", Steed nói.
Lực lượng hải quân thuộc Liên minh châu Âu tại Somalia (EU Navfor) đã điều máy bay đến khu vực để tìm kiếm tàu.
Chính phủ Sri Lanka cho hay có 8 thuỷ thủ trên khoang, tàu mang cờ của Comoros, quốc gia ở Đông Phi.
Dữ liệu của Reuters cho thấy con tàu ngoặt đột ngột sau khi đi qua Sừng Châu Phi (Horn of Africa) trên đường từ quốc gia Djibouti tới Mogadishu, thủ đô của Somalia.
Tàu Aris 13 có trọng tải 1.800 tấn, thuộc sở hữu của công ty Armi Shipping thuộc Panama, do Aurora Ship Management, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) điều hành, theo trang web về tàu Equasis, do Bộ giao thông Pháp quản lý.
Các chuyên gia cho hay con tàu là mục tiêu dễ tấn công và chủ tàu đã chủ quan sau một thời gian dài không bị cướp biển tấn công.
Tàu bị cướp biển đưa về khu vực phía bắc Somalia. Ảnh: Googlemaps
Khánh Lynh
Theo VNE
Con tin cướp biển Somalia kể lại ký ức kinh hoàng Nhóm 26 thủy thủ bị cướp biển Somalia bắt giữ gần 5 năm, trong đó có người Việt Nam mới được trả tự do, và một trong số họ đã chia sẻ lại ký ức kinh hoàng khi bị giam cầm. Nhóm thủy thủ bị hải tặc Somalia giam giữ gần 5 năm, vui mừng sau khi được trả tự do. Theo Guardian,...