Đằng sau việc ông Trump đòi mua Greenland
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng bày tỏ ý muốn mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới (nếu tính Australia là một lục địa) nhưng chỉ có khoảng 57.000 cư dân.
Greenland với gần 2,2 triệu km2 chỉ có 57.000 dân. Ảnh: Sky News
Mặc dù Greenland có cơ chế tự trị nhưng là lãnh thổ thuộc Đan Mạch và thủ tướng Đan Mạch đã nói ngay vùng đất này không phải để bán, vẫn còn đó hàng loạt câu hỏi liên quan đến đề nghị bị cho là “kỳ quặc” của ông Trump.
Một bài trên Guardian cho rằng, đối với tổng thống Mỹ đương nhiệm, một tỷ phú bất động sản, nếu mua được vùng đất Greenlandgần 2,2 triệu km2 (gấp 6,5 lần diện tích Việt Nam) thì đây là thương vụ cuộc đời của ông. Tổng thống Trump có thể sánh ngang với cố Tổng thống Andrew Johnson, người đã mua lại vùng Alaska từ Nga năm 1867, và cố Tổng thống Thomas Jefferson, trả tiền cho Pháp để nước Mỹ có được vùng Louisiana từ năm 1803. Còn đối với các cố vấn xung quanh ông Trump, có được vùng đất hoang vu lạnh giá ấy sẽ giúp thách thức vị trí thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp luyện kim, giúp ngăn chặn các tham vọng quân sự mới xuất hiện trở lại từ Nga.
Hiện nay Greenland là vùng đất tự trị và Đan Mạch lo phần quốc phòng và ngoại giao cho hòn đảo này.
Nhưng vì sao lại nói nó giúp Mỹ thách thức Trung Quốc? Là bởi vì Greenland có trữ lượng kim loại đất hiếm thuộc hàng lớn nhất thế giới, bao gồm neodymium, praseodymium, dysprosium và terbium, cùng với uranium và các sản phẩm phụ của kẽm. Đây là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính và gần đây nhất là ô tô điện.
Video đang HOT
Là một nhà kinh doanh lão luyện, ông Trump thừa hiểu nghệ thuật mặc cả là đánh vào chỗ yếu của đối thủ. Ông nói việc “sở hữu” Greenland đang khiến Đan Mạch, một đồng minh trong NATO của Mỹ, mỗi năm tiêu tốn khoảng 700 triệu USD tiền trợ cấp. Nay nếu bán, vừa có tiền, vừa không phải nuôi. Với người đóng thuế Đan Mạch, khó có thể nói đề nghị này không có chút gì đáng suy nghĩ.
Chỉ có điều, Greenland có vẻ ngày càng trở nên hấp dẫn, khi trái đất nóng lên và băng đang tan ở các vùng cực. Vùng này được cho là giàu tài nguyên khoáng sản, có vàng, có kim cương, có cả dầu mỏ. Chẳng phải tự nhiên mà trong một số năm gần đây, nhiều người Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng đất khỉ ho cò gáy này. Năm 1946, tổng thống Mỹ lúc đó là Harry Truman đã đề nghị mua Greenland với giá 100 triệu USD, tương đương 1,3 tỷ USD tại thời điểm hiện nay.
Mối quan tâm của Trung Quốc đối với hòn đảo lạnh giá của Đan Mạch thể hiện qua một công ty khai khoáng của Úc mang tên Greenland Minerals. Điều quan trọng là công ty Shenghe Resources Holdings (công ty tài nguyên Thịnh Hòa) của Trung Quốc là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 11% cổ phần.
Mà Thịnh Hòa là gì?Theo tờ Forbes, đó là nhà sản xuất hàng đầu về đất hiếm ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đang thống trị thế giới về đất hiếm và cuộc chiến thương mại biến lĩnh vực này thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, làm nhiệt độ ở vùng đất Greenland lạnh lẽo cùng tăng dần lên từng ngày.
ANH MINH
Theo tienphong
Ông Trump tính mua Greenland từ Đan Mạch: Mỹ nghiêm túc tới đâu?
Hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump lý giải rằng mọi thứ hoàn toàn hợp lý nếu Greenland về với nước Mỹ.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây bất ngờ khi bày tỏ ý định mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới thuộc chủ quyền Đan Mạch nhưng nằm gần Bắc Mỹ.
Tờ Nhật báo phố Wall cho biết ông Trump đã yêu cầu các trợ lý của ông tìm hiểu về việc này. Sự việc này khiến dư luận tò mò về ý định thực sự đằng sau động thái của chính quyền Mỹ.
Ông Trump. Ảnh: CNN.
Tin tức liên quan tới ý định của chính quyền Donald Trump, mua lại đảo Greenland từ Đan Mạch khiến mạng xã hội Twitter "bùng nổ" hôm 15/8. Trên website cho thị trường bất động sản Zillow, các chuyên gia không thể định giá được hòn đảo có diện tích lên đến 2,1 triệu km vuông, thuộc chủ quyền Đan Mạch này.
Phát biểu với báo giới hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump lý giải rằng mọi thứ hoàn toàn hợp lý nếu Greenland về với nước Mỹ: "Rất nhiều thứ có thể xảy ra. Về cơ bản đây là một hợp đồng bất động sản lớn. Greenland đang gây thiệt hại rất nhiều cho Đan Mạch bởi họ mất khoảng 700 triệu đôla mỗi năm để quản lý nó. Vậy nên đây là một mất mát lớn. Và về mặt chiến lược, hòn đảo này rất phù hợp với Mỹ. Chúng ta là đồng minh lớn của Đan Mạch, và chúng ta giúp đỡ Đan Mạch và chúng ta bảo vệ Đan Mạch và chúng ta sẽ như vậy. Điều này khá thú vị và chúng ta quan tâm tới nó. Nhưng đây chưa phải là ưu tiên khẩn cấp."
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cũng lên tiếng xác nhận thông tin này trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News.
"Nếu tôi điều hành ngân hàng trung ương, đó sẽ là một câu chuyện rất thú vị. Chúng tôi đang cân nhắc và bàn thảo nhiều khả năng. Tôi chưa thể tiết lộ gì cả. Nhiều năm trước, Tổng thống Harry Truman cũng từng muốn làm vậy. Đan Mạch là đồng minh của chúng ta và họ sở hữu Greenland. Hòn đảo này là một địa điểm chiến lược và có rất nhiều tài nguyên giá trị ở đây. Tôi không muốn dự đoán gì bây giờ. Tôi chỉ muốn nói rằng Tổng thống có danh sách 1-2 bất động sản cần mua, và ông ấy muốn tiến gần hơn với thương vụ tiềm năng ở Greenland."
Phản ứng trước tuyên bố đơn phương của phía Mỹ, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết Greenland không phải để bán và ý tưởng bán nó cho Mỹ là vô lý. Bà Frederiksen nói Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng hy vọng rằng Mỹ không có ý nghiêm túc với Greenland.
Đây không phải là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ có ý tưởng mua lại Greenland. Năm 1946, Tổng thống Harry Truman đã cố gắng mua Greenland từ Đan Mạch với giá 100 triệu USD nhưng bị từ chối. Quân đội Mỹ hiện có một căn cứ không quân lớn trên Greenland, nằm ở phía tây bắc hòn đảo. Căn cứ này có 600 nhân viên và đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống radar toàn cầu của Mỹ. Tổng thống Trump sẽ thăm chính thức Đan Mạch lần đầu tiên vào tháng 9, nhưng Greenland được cho là không nằm trong chương trình nghị sự.
Tờ Nhật báo phố Wall cho biết tổng thống Mỹ đưa ra vấn đề này trong một bữa ăn tối vào năm ngoái, cho rằng Đan Mạch đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính cho lãnh thổ tự trị Greenland, vốn là gánh nặng của nước này.
Đan Mạch hiện chưa phản hồi về thông tin nói trên./.
Theo Phan Tùng/VOV1
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho...