Đằng sau việc Nga hỗ trợ quân sự cho Syria
Chính sự suy yếu của Damascus đã buộc Nga phải phối hợp với Iran đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Chính sự suy yếu của Damascus đã buộc Nga phải phối hợp với Iran đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Mạng tin Al Arabiya News số ra mới đây có đăng bài viết của Tiến sĩ Ibrahim Azeem – một chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi – phân tích về sự can thiệp mới nhất của Nga tại Syria.
Tàu chiến Nga tập trận ở Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria.
Trong nội dung bài biết, Tiến sĩ Azeem nhận định rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã suy yếu trong thời gian gần đây sau khi phải hứng chịu những tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh và mất đi nhiều vị trí chiến lược.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà phân tích quân sự cho rằng chiến lược của ông Assad đang chuyển từ “cố gắng nắm giữ tất cả vùng lãnh thổ” sang “rút lui, củng cố khu trung tâm rất quan trọng Alawite” nằm ở dải đất phía Tây của nước này, gồm thủ đô Damascus, thành phố Homs và Hama.
Chính sự suy yếu của chính quyền Assad đã buộc Nga hỗ trợ quân sựcho Syria. Đặc biệt, Nga đang phối hợp với Iran trong “chiến lược Syria”.
Cụ thể, chỉ vài tuần sau khi Iran ký thỏa thuận hạt nhân với các nước phương Tây, Thiếu tướng Qasem Soleimani (Chỉ huy tối cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng) đã bay sang Moscow để bàn bạc với người Nga về cuộc chiến Syria.
Các bằng chứng về sự hiện diện của Nga tại Syria đã rõ ràng hơn. Nga bắt đầu tăng cường các hoạt động quân sự tại Syria với lập luận là để giúp chính quyền của ông Assad chống những kẻ khủng bố.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Mỹ, hay bất cứ đồng minh châu Âu nào của Washington, có thực sự muốn đối mặt với can thiệp quân sự trực tiếp của quân đội Nga ở Syria và nguy cơ leo thang cuộc chiến tranh “Lạnh” mới với Nga hay không?
Các chuyên gia quân sự khu vực và quốc tế cho rằng trong thời gian tới, Nga sẽ tăng cường can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ quân sự nhằm duy trì chính quyền Assad với mục tiêu giúp Tổng thống Syria có vị thế tốt nhất trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình và hòa giải, hòa hợp dân tộc nào tại Syria.
Đặc biệt, Tổng thống Nga muốn chứng tỏ rằng bất kỳ lực lượng vũ trang bản địa nào hy vọng có thể lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad bằng các hoạt động quân sự đều là không tưởng, đồng thời tạo điều kiện cho đồng minh Iran lấp đầy khoảng trống quyền lực và tập trung vào cuộc chiến chống IS.
Tuy nhiên, khu vực Trung Đông luôn là một “mồi lửa” và rất khó nhận biết khi nào “mồi lửa” đó sẽ dập tắt hoặc bùng cháy dữ dội.
Theo Báo Tin tức
Theo_Kiến Thức
Bác sĩ bị điều tra vì vừa 'tự sướng' vừa đỡ đẻ
Cục Y tế bang Johor, Malaysia đang điều tra một vụ than phiền về việc một nữ bác sĩ đã tạo dáng chụp ảnh "tự sướng" khi đang đỡ đẻ cho sản phụ.
Theo trang Asia One, nữ bác sĩ này bị báo đã tạo dáng chụp hình khi đang đỡ đẻ, và trong ảnh chụp có cả vùng kín của người sản phụ. Bức ảnh sau đã bị phát tán rộng rãi trên mạng.
Mặc dù bức ảnh đã được chụp nhiều ngày trước, song vẫn chưa xác định được danh tính người chụp bức ảnh này.
Phản ứng về vụ việc, chủ tịch Ủy ban Môi trường và Sức khỏe Johor, Datuk Ayub Rahmat, cho biết: "Hành động như vậy là không chấp nhận được đối với một bác sĩ. Chúng ta phải xử lý triệt để vụ việc càng sớm càng tốt."
Bức ảnh bác sĩ "tự sướng" lúc đỡ đẻ đang gây sóng gió trên cộng đồng mạng Malaysia (Nguồn: Asia One)
Ông này cảnh báo các nhân viên y tế không nên lạm dụng công nghệ, nhất là khi đang làm việc. Vị bác sĩ được cho là khoảng 20-30 tuổi, bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội vì đã không tôn trọng riêng tư cá nhân của bệnh nhân.
Một số cư dân mạng cũng kêu gọi mọi người ngưng phát tán bức ảnh vì sẽ gây ra khó xử cho bệnh nhân. Được biết bác sĩ này đã làm việc trong bệnh viện được ba năm. Ông Ayub nhấn mạnh cục sẽ không tha thứ cho các hành động này, đặc biệt khi liên quan đến nhân phẩm của bệnh nhân. "Đây là lần đầu tiên có chuyện như vậy tại Johor." Trước đó, đã có nhiều than phiền về các y tá sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc tại bệnh viện Temenggong Seri Maharaja Tun Ibrahim thuộc Quận Kulaijaya, Malaysia.
Minh Trường
Theo_PLO
Những giả thiết đằng sau vụ đánh bom ở Bangkok Nhà phân tích Pavin Chachavalpongpun, Thái Lan cho rằng từ quy mô của những vụ đánh bom chết người tại Bangkok diễn ra hôm 17-8 vừa qua cho thấy có vẻ như nguyên nhân của các vụ việc này không đơn thuần xuất phát từ động cơ chính trị trong nước. Mục tiêu nhắm vào đền thờ được xem là một đầu mối...