Đằng sau tấm HCV SEA Games 30 của bà mẹ một con Như Quỳnh
Đằng sau tấm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam ở SEA Games 30 là câu chuyện đẹp về tình yêu thể thao của bà mẹ một con Đinh Thị Như Quỳnh.
Ở cuộc đua địa hình khắc nghiệt, Như Quỳnh đã vượt lên tất cả để giành tấm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam. Đó là một kết quả được đáng nể phục khi Như Quỳnh thi đấu ở nội dung không phải sở trường trong nhiều năm qua, dù cô từng xuất thân là VĐV đua xe đạp băng đồng.
Tại cuộc đua sáng nay ở SEA Games 30, Như Quỳnh cho thấy được ý chí và sự nỗ lực vượt lên chính mình. Hai VĐV chủ nhà Philippines dẫn đầu trong gần 4 vòng đua, còn bám đuổi phía sau là Như Quỳnh cùng các VĐV Thái Lan. Sự phân phối sức hợp lý giúp cho Như Quỳnh và Cà Thị Thơm tăng tốc ở quãng đường về đích, qua đó giành hai vị trí đầu tiên.
Ít ai biết rằng, hai kỳ SEA Games gần nhất thì nội dung xe đạp địa hình băng đồng nữ đã không được các nước chủ nhà tổ chức thi đấu (SEA Games năm 2015 và SEA Games năm 2017). Đó cũng là lý do Như Quỳnh bỏ nội dung băng đồng chuyển sang thi đấu đường trường, dù chị từng tranh tài ở SEA Games năm 2013 ở nội dung địa hình.
Cụ thể, VĐV quê ở Hòa Bình đã đầu quân đội xe đạp Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương để thi đấu nội dung xe đạp đường trường từ năm 2015. Dù vậy, SEA Games 30 có nội dung địa hình băng đồng nữ nên Như Quỳnh tập luyện trở lại để tranh tài ở môn thể thao có thể nói là đầy khắc nghiệt và gian khổ này.
Như Quỳnh và Cà Thị Thơm rạng ngời đón mừng niềm vui sau khi giành HCV, HCB SEA Games 30 ở nội dung đua xe đạp địa hình. Ảnh: Xuân Thành.
Kể từ tháng 4 năm nay, Như Quỳnh chấp nhận xa con nhỏ để ra Tam Đảo luyện tập. Tình yêu cháy bỏng ở nội dung địa hình đã giúp Như Quỳnh nhanh chóng tìm lại được tố chất của một tay đua đẳng cấp ngày nào. Đó cũng là bệ phóng để Như Quỳnh thể hiện phong độ cực tốt ở SEA Games 30, qua đó mang về tâm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam.
Đằng sau tấm HCV SEA Games 30 của Như Quỳnh là câu chuyện đẹp về tình yêu thể thao của bà mẹ một con, chấp nhận xa gia đình để luyện tập nội dung địa hình gian khó.
Danh sách VĐV giành huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam ở sáng ngày 1/12:
Đinh Thị Như Quỳnh (Đua xe đạp địa hình nữ, nội dung băng đồng)
Đức Hòa – Hải Yến (dancesport, đôi nam nữ nội dung quickstep)
Video đang HOT
Huy chương bạc
Nguyễn Đức Hòa và Nguyễn Thị Hải Yến (2 – Dance Sport nội dung Tango và Waltz)
Vũ Hoàng Anh Minh và Nguyễn Trường Xuân (Dance Sport – Slow Count)
Cà Thị Thơm (Đua xe đạp địa hình nữ, nội dung băng đồng)
Huy chương đồng
Trần Thị Minh Huyền (Wushu – Thái cực quyền nữ)
Trần Xuân Hiệp (wushu) – Trường quyền nam
Theo SaoStar
Đoàn Thể thao Việt Nam quyết tâm giành vị trí thứ 3 tại SEA Games 30
Chỉ còn ít ngày nữa SEA Games 30 chính thức khởi tranh tại Philippines.
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có buổi trao đổi với ông Trần Đức Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) xung quanh công tác chuẩn bị và mục tiêu của Đoàn TTVN tại đại hội lần này.
Phóng viên (PV): Xin ông cho biết công tác chuẩn bị, mục tiêu và tâm thế của các vận động viên (VĐV) trước khi xuất quân tham dự SEA Games 30 như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Đức Phấn: Theo kế hoạch, ngày 26-11 Đoàn TTVN sẽ lên đường sang Philippines tham dự SEA Games 30.
Đoàn TTVN tham gia tranh tài ở 43/56 môn thi của đại hội, dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc nước chủ nhà Philiipines cắt giảm nhiều nội dung thế mạnh trong nhóm các môn thể thao Olympic, ASIAD, nhưng Đoàn TTVN vẫn quyết tâm phấn đấu giành từ 65 HCV trở lên, đứng tốp đầu khu vực, giữ vững thành tích các môn Olympic.
Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn TTVN.
Thời gian qua, Bộ VHTT&DL đã đầu tư trọng điểm 66 VĐV trong năm 2019, hướng mũi nhọn vào các môn thi đấu Olympic (điền kinh, bơi, rowing, bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo, karatedo, đấu kiếm...). Đây cũng chính là các nội dung TTVN nhắm tới HCV.
Sau thời gian chuẩn bị tích cực, nghiêm túc và đầy trách nhiệm của cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, giờ phút này, Đoàn TTVN đã tự tin, sẵn sàng tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 tại Philippines.
PV: Để có thể tranh chấp vị trí ở tốp đầu, VĐV, HLV của Đoàn TTVN cần phải nỗ lực như nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Ông Trần Đức Phấn: Đoàn tham dự SEA Games 30 với 856 thành viên, trong đó 568 vận động viên thi đấu trên 40 môn và phân môn thể thao. Trong quá trình chuẩn bị, mặc dù có lúc, có giai đoạn còn những khó khăn, hạn chế về điều kiện đảm bảo, đặc biệt là sự cắt giảm các nội dung thế mạnh trong nhóm các môn thể thao Olympic, Asiad. Xong, với tinh thần Việt, các vận động viên, huấn luyện viên của Đoàn TTVN đã vượt qua vượt qua tất cả, quyết tâm phấn đấu giành từ 65 huy chương vàng trở lên, đứng vị trí tốp đầu khu vực, giữ vững thành tích các môn Olympic như: Điền kinh, bơi, thể dục, đấu kiếm, vật...
Trong đó, đội tuyển bóng đá nam và nữ được kỳ vọng giành thứ hạng cao nhất tại SEA Games 30. Đây cũng là cuộc tổng rà soát lực lượng chuẩn bị cho Đoàn TTVN thực hiện nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.
PV: SEA Games năm nay, nước chủ nhà đã đưa ra số lượng môn và phân môn thi đấu kỷ lục so với các kỳ đại hội trước. Điều đó đã gây áp lực thế nào cho Đoàn TTVN?
Ông Trần Đức Phấn: Năm nay chỉ tiêu có khác so với năm trước. Nước chủ nhà đưa ra quá nhiều môn thể thao, hơn 60 môn và phân môn nên đó cũng là một áp lực chung cho tất cả các quốc gia chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Đối với Việt Nam, chúng ta đưa đến đại hội hơn 30 môn có khả năng để tham gia tranh chấp. Tuy nhiên, thời gian vừa qua cũng như sắp tới, do sự phát triển của một số môn thể thao đặc biệt ở đấu trường châu lục như Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), việc có thêm một số môn thể thao đối kháng, các môn võ như Kurash, Sambo, Jujitsu... nên Đoàn TTVN cũng cử các VĐV tham dự dưới hình thức chuyển đổi các môn thể thao.
Trên cơ sở đó TTVN có thể định hướng cho việc phát triển các môn thể thao này trong tương lai để tham gia các sự kiện thể thao, đặc biệt là Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao châu Á trong nhà.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao cờ cho Trưởng đoàn Trần Đức Phấn.
PV: Ông có nhận xét gì về các quốc gia có khả năng tranh chấp vị trí trực tiếp với Việt Nam?
Ông Trần Đức Phấn: Với số lượng môn đưa ra như quy định, Đoàn TTVN phải đấu vào 3 nước đứng đầu. Đó cũng là một mục tiêu khá khó khăn trong năm nay. Trừ nước chủ nhà Philippines và Thái Lan là một nước mạnh trong khối ASEAN, chúng ta phải đối đầu với 3 quốc gia mạnh nữa là Indonesia, nước vừa tổ chức ASIAD nên vẫn rất mạnh ở các nội dung Olympic ASIAD; tiếp đến là Malaysia (nước đầu tư rất nhiều cho các nội dung của ASIAD, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội, thể thao biển và cuối cùng là Singapore, một nước đầu tư nhiều cho các môn thể thao đối kháng.
Trên cơ sở tính toán về mặt cơ học, Việt Nam phải giành khoảng 65 HCV trở lên thì mới có cơ hội tranh chấp vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng toàn đoàn, bởi những quốc gia cạnh tranh trực tiếp có rất nhiều nội dung thế mạnh ở các môn mà Việt Nam không có nội dung thi đấu, như một số nội dung thể thao biển.
PV: Theo ông, môn thi đấu và vận động viên nào sẽ đoạt HCV đầu tiên cho Đoàn TTVN?
Ông Trần Đức Phấn: Hiện nay theo lịch thi đấu một số môn võ hầu như lịch thi ở phía sau. Những môn thể thao tập thể và ngày thi đấu nhiều là bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ. Có lẽ phải bước vào ngày thi đấu chính thức thứ hai, Việt Nam mới có môn thi có khả năng giành huy chương.
Những môn quan trọng của Việt Nam như điền kinh, bơi lội phải đến ngày thi đấu thứ 4 chúng ta mới thi. Năm nay cũng là năm đầu tiên nước chủ nhà đưa môn vật và cờ vua vào thi đấu, đây cũng là môn chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là cờ vua nhưng số lượng nội dung thi đấu rất ít (4 nội dung).
Bộ môn vật có tới 14 nội dung thi đấu thì chắc là Philippines cũng đầu tư rất nhiều. Tuy nhiên, vật là thế mạnh của Việt Nam, chúng tôi sẽ thi đấu hết mình để bù cho những nội dung không phải là sở trường khác.
PV: Đây là lần mấy ông làm Trưởng đoàn TTVN và lần này khác những lần trước như thế nào?
Ông Trần Đức Phấn: Đây là lần thứ 8 tôi đảm nhiệm vị trí vinh dự này, do đó cũng có một số kinh nghiệm và bài học được rút ra.
Năm nay, tham dự SEA Games, chúng tôi còn có thêm nhiệm vụ là học tập và cử một số VĐV đi cọ sát, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 31 sẽ được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2021. Đây cũng là cuộc tổng rà soát, chuẩn bị lực lượng kế cận. Phương án tổ chức SEA Games ở Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam dự kiến tổ chức tối đa 40 môn thi.
PV: Trân trọng cảm ơn ông và chúc Đoàn TTVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại SEA Games 30.
SEA Games 30 với sự tham gia của 11 nước Đông Nam Á, khai mạc ngày 30-11, kết thúc ngày 10-12. 8.750 VĐV tranh tài 56 môn tại 44 địa điểm thi đấu. Hoạt động chính của SEA Games 30 diễn ra tại khu liên hợp thể thao của thành phố New Clark, tỉnh Tarlac trên đảo chính Luzon của Philippines.
Theo quân đội nhân dân
Quách Thị Lan bình phục chấn thương, đặt mục tiêu HCV SEA Games 30 Gặp chấn thương trong quá trình chuẩn bị, nhưng Quách Thị Lan bình phục và có 100% sức lực gần ngày lên đường tham dự SEA Games 30, hướng đến các danh hiệu mới. Quách Thị Lan là một trong những VĐV trọng điểm của thể thao Việt Nam hướng đến thành tích đứng thứ ba toàn đoàn tại SEA Games 30. Cô...