Đằng sau sự ‘quy ẩn’ của các ông trùm công nghệ Trung Quốc
Zhang Yiming của ByteDance, Jack Ma của Alibaba từ bỏ vai trò điều hành tại công ty do mình sáng lập, nhưng quyền lực của họ dường như không đổi.
Tuần này, JD.com thông báo người sáng lập Richard Liu chuyển chức Chủ tịch cho Phó chủ tịch Xu Lei, động thái được cho là để tiến tới việc từ bỏ vai trò điều hành công ty.
Liu là tỷ phú công nghệ mới nhất của Trung Quốc thay đổi vị trí lãnh đạo công ty do mình sáng lập. Đầu năm nay, Zhang Yiming của ByteDance (công ty đứng sau TikTok) và Collin Huang của Pinduoduo cũng đã đưa ra thông báo về việc rời vị trí CEO.
Ông Richard Liu tại một sự kiện ở Bắc Kinh năm 2018.
Những tên tuổi kể trên đại diện cho thế hệ tỷ phú trẻ thành danh từ các công ty công nghệ do họ lập ra. Đây đều là những doanh nghiệp được hình thành trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế Internet trong hai thập kỷ qua của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong khi CEO các công ty công nghệ phương Tây thường nghỉ hưu khi cao tuổi, những tỷ phú này bắt đầu rút khỏi vai trò điều hành khi còn khá trẻ. Liu hiện 47 tuổi, Yiming 38 tuổi và Huang 41 tuổi.
Việc rút lui được cho là do sức ép của chính phủ Trung Quốc ở mảng công nghệ trong năm nay. “Các doanh nhân trong ngành biết rằng giới tỷ phú hiện có thể phải chịu sức ép khủng khiếp trong hệ thống luật pháp của Trung Quốc”, Phó giáo sư Victor Shih của Đại học California, nhận xét.
Theo ông, các tỷ phú công nghệ dường như không còn chắc chắn ở vị trí hiện tại, dù từng là “công thần” giúp nền công nghệ Trung Quốc phát triển như ngày nay. Do đó, họ chọn một chức danh khác thấp hơn để dễ đứng hơn.
Trong thư chia tay, các CEO công nghệ Trung Quốc thường viện dẫn những sở thích và lý do cá nhân để rời vị trí lãnh đạo. Liu, hiện được Bloomberg xếp hạng là người giàu thứ 108 trên thế giới, đã chuyển giao vị trí Chủ tịch của JD.com để dành nhiều thời gian “xây dựng chiến lược dài hạn của công ty” và giúp “hồi sinh sự hiện diện của JD ở các khu vực nông thôn”.
Trong khi đó, Huang của Pinduoduo cũng cũng rời bỏ vị trí để “dành nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu thực phẩm, khoa học và đời sống”. Hai tháng sau, Yiming của ByteDance cũng từ chức vì muốn “theo đuổi đam mê” và “tìm hiểu, phát triển các công nghệ mới nhất”.
Video đang HOT
Zhang Yiming (phải) tham dự lễ khai mạc Hội nghị Internet Thế giới lần thứ 5 ở Chiết Giang năm 2018.
Edward Tse, người sáng lập và CEO công ty tư vấn Gao Feng, cho rằng có thể các lý do kể trên là sự thật. “Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, đã đến lúc các nhà sáng lập công nghệ cần thời gian nghỉ ngơi. Họ đã có tiền để chi tiêu cho những lĩnh vực mình quan tâm, cũng như yên tâm vì công ty mình sáng lập đã đi đúng hướng”, Tse nói.
Tuy nhiên, những chuyên gia khác lại nhận định, có thể các tỷ phú công nghệ đang muốn né tránh sau những tranh cãi gần đây liên quan đến công ty của họ, cũng như chính sách mới của Trung Quốc đối với Big Tech nước này.
Thực tế, Huang từ chức sau cái chết của một nhân viên trẻ Pinduoduo, người đã làm việc nhiều giờ và gục ngã trên đường về nhà lúc nửa đêm. Yiming từ bỏ vị trí CEO sau khi kế hoạch IPO của ByteDance bị hoãn. Hình ảnh của Liu cũng bị “hoen ố” kể từ 2018, khi ông bị bắt ở Minneapolis, Minnesota (Mỹ), vì cáo buộc cưỡng hiếp một nữ sinh. Dù cáo buộc hình sự được bãi bỏ, ông vẫn đối mặt với một vụ kiện dân sự từ nữ sinh này.
Một số tỷ phú công nghệ khác cũng đang rút khỏi ngành công nghệ Trung Quốc. Jack Ma, nhà sáng lập của Alibaba, từ chức ở tuổi 55 vào tháng 9/2019, được cho là liên quan đến văn hóa làm việc 996 tai tiếng – từ để miêu tả thời gian làm việc của mỗi người từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần. Jack Ma cũng gần như “quy ẩn” từ tháng 10/2020 khi công ty Ant Group của ông bị điều tra trước thềm IPO.
Pony Ma, nhà sáng lập “gã khổng lồ Internet Trung Quốc” Tencent, cũng biến mất gần 2 năm, trước khi xuất hiện trở lại hồi tháng 3. Người sáng lập Meituan, Wang Xing, gây tranh cãi vào tháng 5 khi đăng một bài thơ ẩn ý và cũng không xuất hiện từ đó đến nay.
Feng Chucheng, đối tác tại công ty nghiên cứu Plenum, đánh giá rằng việc hạn chế xuất hiện của các tỷ phú giúp công ty của họ tránh sự giám sát ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. “Mối quan tâm của Trung Quốc đối với an ninh mạng, bảo mật dữ liệu và độc lập công nghệ là điều tối quan trọng”, Chucheng nói.
Cameron Johnson, giảng viên Đại học New York và là chuyên gia của công ty tư vấn Tidal Wave Solutions có trụ sở tại Thượng Hải, cho rằng hai năm qua, việc “trở thành nhân vật nổi tiếng” của các tỷ phú công nghệ không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của họ.
Tuy nhiên, theo Johnson, tỷ phú công nghệ Trung Quốc không hoàn toàn bỏ lại công ty của mình mà vẫn giữ sự kiểm soát đáng kể. “Rõ ràng, dù người sáng lập giờ có chức danh gì, họ vẫn đang kiểm soát công ty”, Johnson nói. “Quyền lực và việc ra quyết định vẫn thuộc về nhà sáng lập”.
Lời cảnh tỉnh cho giới công nghệ Trung Quốc
Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị giám sát chặt chẽ hơn sau khi nhà chức trách nước này phản đối văn hóa làm việc 996.
Hôm 27/8, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố lịch làm việc từ 9-21h, 6 ngày/tuần phổ biến trong lĩnh vực công nghệ (văn hóa 996) là trái quy định pháp luật, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Theo SCMP , đây là lời cảnh báo đanh thép của các cơ quan quản lý Trung Quốc đối với những gã khổng lồ công nghệ của nước này, vốn kêu gọi nhân viên tham gia vào lịch trình làm việc khốc liệt trong nhiều năm qua.
Vi phạm pháp luật lao động
"Gần đây, tình trạng làm thêm giờ quá mức trong một số ngành công nghiệp nhận được sự nhiều quan tâm", Tòa án Nhân dân Tối nêu trong tài liệu đồng phát hành với Bộ Nguồn nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc.
Giới chức nước ngày cho rằng người lao động xứng đáng được hưởng quyền lợi nghỉ ngơi, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ tuân thủ quy định hệ thống giờ làm việc quốc gia.
Văn hóa làm việc 996 của giới công nghệ Trung Quốc vừa bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Tài liệu trích dẫn 10 trường hợp vi phạm quy tắc lao động của một số công ty ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành công nghệ. Việc yêu cầu nhân viên hoạt động theo lịch như vậy "đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thời gian làm thêm", tòa án tuyên bố.
Chẳng hạn, sự việc diễn ra ở một công ty chuyển phát nhanh (không nên tên), doanh nghiệp đã sa thải nhân viên chỉ vì người này phản đối làm từ 9-21h mỗi ngày và 6 ngày/tuần. Lịch làm việc này được viết trong nội quy của công ty. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định đây là hành vi sai trái, buộc phía chủ lao động phải bồi thường 1.234 USD.
Trong một vụ khác, nhân viên ngành truyền thông bất tỉnh trong phòng vệ sinh lúc 5h30, sau đó chết vì trụy tim. Tòa án Trung Quốc khẳng định cái chết của người này có liên quan đến công việc và yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình nạn nhân khoảng 62.000 USD. Mới đây, 2 nhân viên Pindoudou thiệt mạng, một vì làm việc quá sức, một tự sát.
Theo luật lao động của Trung Quốc, 996 vẫn có thể hợp pháp nếu không bị lạm dụng, bến thành một lịch trình cố định. Luật cho phép người lao động làm thêm tối đa 3h/ngày. Ca làm việc 12h hợp pháp nếu bao gồm 1h nghỉ trưa. Ngoài ra, tổng số giờ làm thêm mỗi tháng bị giới hạn ở mức 36h.
Lời cảnh báo đanh thép
Theo SCMP , việc công bố các vụ vi phạm luật lao động vào thời điểm này làm dấy lên suy đoán về khả năng nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn đối với giới công nghệ trong vấn đề sử dụng nhân viên.
Alibaba là một trong những ông lớn công nghệ Trung Quốc hô hào thực hiện lịch làm việc 996.
Văn hóa 996 là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt đối với các startup đang chạy đua để mở rộng quy mô trên thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt.
Chiến dịch chống 996 có thể nhắm trực tiếp vào các tập đoàn Internet khổng lồ như Alibaba, JD.com, Pinduoduo, ByteDance... Đây chính là những doanh nghiệp đề cao lối làm việc 996 trong nhiều năm qua, đồng thời cũng là điểm xuất phát luồng phản ứng gay gắt trước tình trạng bị bóc lột sức lao động quá mức, thậm chí bức tử nhân viên.
Ngoài ra, Financial Times nhận định, động thái mới của nhà chức trách Trung Quốc là một phần trong đợi chấn chỉnh, rà soát lớn đối với hoạt động kinh doanh tại nước này.
Các ông lớn công nghệ bắt đầu bị giám sát chặt chẽ hơn từ tháng 11/2020, khi Trung Quốc đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu trị giá 37 tỷ USD của fintech Ant Group, do tỷ phú Jack Ma điều hành.
Jack Ma tiếp tục đón nhận tin xấu khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba do ông sáng lập chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền.
Đến đầu tháng 7, Trung Quốc gỡ ứng dụng Didi Global trên các nền tảng di động, cấm đang ký tài xế và người dùng mới. Gã khổng lồ gọi xe bị cáo buộc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp. Vụ điều tra diễn ra ngay sau khi Didi IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.
Theo CNN , tính từ mức cao vào đầu năm đến tháng 8, vốn hóa của các công ty hàng đầu Trung Quốc đã bốc hơi 1.200 tỷ USD. Phần quan trọng trong số này đến từ các startup công nghệ.
Sau các gã khổng lồ thương mại điện tử, Trung Quốc "sờ gáy" một loạt ứng dụng gọi xe, Didi, Meituan đứng đầu bảng Nhà chức trách Trung Quốc đã triệu tập đại diện của 11 công ty gọi xe trên thị trường nước này và yêu cầu họ chấn chỉnh các hành vi "không tuân thủ quy định". Bộ Giao thông Vận tải và một số cơ quan quản lý khác, bao gồm Cục Quản lý Không gian mạng và Cục Giám sát Thị trường Nhà...