Đằng sau những tàu chiến Mỹ ở Singapore
Dù chỉ có 4 chiếc đồn trú luân phiên, nhưng những chiến hạm cận bờ của Mỹ ở Singapore sẽ mang một ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng.
Tại Diễn đàn an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore hồi tháng 6.2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi ấy là ông Robert Gates tuyên bố Washington sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á. Một trong nhưng bước tăng cường đó là kế hoạch bố trí thêm chiến hạm cận bờ (LCS) tối tân của Mỹ đến Singapore.
Kế hoạch này gần như đã đi vào hiện thực trong chuyến thăm Lầu Năm Góc của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen hồi tháng trước. Tại đây, ông Ng và người đồng nhiệm chủ nhà Leon Panetta nhất trí rằng Mỹ dần dần đưa 4 chiếc LCS đến đồn trú luân phiên tại Singapore. Một hoặc 2 chiếc LCS sẽ có mặt tại đảo quốc sư tử vào đầu năm 2013 và đồn trú trong thời gian 10 tháng rồi thay thế bằng các tàu mới.
Động thái này gửi đi một thông điệp chính trị cụ thể. Đó là biểu hiện cam kết ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á trong việc đối phó với những nguy cơ tại vùng biển khu vực này
Trọng tâm biển
Ristian Atriandi Supriyanto, chuyên gia an ninh biển tại Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định kế hoạch trên của Mỹ thể hiện “trọng tâm biển” trong chiến lược địa chính trị mà Washington đề ra. Nằm ngay tâm điểm hàng hải châu Á, án ngữ các tuyến vận tải biển nhộn nhịp nhất thế giới, Singapore có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng. Với vị trí này, Singapore có thể cho Mỹ một điểm tựa tại trung tâm vành đai Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hay còn được gọi là “trục địa lý” của thế kỷ 21. Việc bố trí các LCS ở đây thực sự phản ánh chủ trương chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương mà Washington công bố gần đây.
Xét về khía cạnh kỹ thuật, từ năm 1990, Singapore đã cho phép máy bay và tàu chiến Mỹ thuộc Bộ Hậu cần Tây Thái Bình Dương (COMLOG WESTPAC) sử dụng căn cứ không quân Paya Lebar và căn cứ hải quân Changi. Với chỉ khoảng 40 người trên một chiếc LCS và không đóng quân cố định, việc triển khai các LCS đến Singapore cho thấy Washington đã cân nhắc đến những vấn đề như diện tích nhỏ hẹp của đảo quốc sư tử, tránh bị đối thủ dòm ngó.
Tàu chiến cận bờ USS Freedom có thể sớm đến Singapore – Ảnh: Navy.mil
Mặt khác, kế hoạch trên còn là ví dụ điển hình của chính sách “ngoại giao hải quân”. Theo ông Supriyanto, động thái này gửi đi một thông điệp chính trị cụ thể. Đó là biểu hiện cam kết ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á trong việc đối phó với những nguy cơ tại vùng biển khu vực này. Những nguy cơ trải rộng từ tội phạm xuyên biên giới cho đến viễn cảnh nhiều nước bố trí các phương tiện chống tiếp cận gây khó khăn cho việc lưu thông chính đáng trên biển. Quan trọng hơn cả, đó là nguy cơ xung đột vũ trang trên biển Đông giữa lúc Trung Quốc đang ra sức phô trương sức mạnh quân sự và có nhiều hành động đáng quan ngại.
Video đang HOT
Không nhất thiết phải lớn !
Thật ra, trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngoài Singapore, Mỹ còn có kế hoạch đưa LCS đến Nhật Bản và sẽ triển khai đến 8 chiếc LCS lớp Freedom đến Bahrain. Nhận định về kế hoạch này, một số người hoài nghi về khả năng “sống sót” của những con tàu trên trong một thế trận lớn. Trong khi đó, Đô đốc Robert Work, Thứ trưởng hải quân Mỹ, giải thích trước quốc hội nước này hồi tháng 4 rằng LCS không được thiết kế để đối đầu với các loại khí tài mạnh mẽ.
Theo ông, tàu LCS cũng chẳng đóng vai trò tiên phong trong các trận đánh với những lực lượng hải quân hùng mạnh. Tuy nhiên, LCS mang nhiều sứ mệnh khác. Vào thời bình, nó có thể ngăn chặn các hành động gây hấn, phá rối trên biển. Đồng thời, LCS giúp đảm bảo sự thông thoáng cho những tuyến hải hành quốc tế và chống khủng bố, cướp biển. Trong chiến trận, LCS sẽ đóng vai trò bảo vệ tàu chiến lớn hơn. Khi đồn trú tại Singapore, LCS sẽ còn mang sứ mệnh biểu dương lực lượng như huấn luyện, tham gia tập trận, viếng thăm quân cảng các nước, cứu trợ nhân đạo… giúp những chiến hạm lớn như tàu sân bay, tàu khu trục có thời gian tập trung vào nhiệm vụ tác chiến.
Bên cạnh đó, việc điều động tàu chiến cận bờ đến Singapore là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm tăng cường hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng trước, Mỹ đã đưa 200 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Úc). Đây là lực lượng đầu tiên trong kế hoạch triển khai tổng cộng 2.500 binh sĩ đến Úc cho tới năm 2017. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith còn cho biết Canberra và Washington sẽ cùng xây dựng căn cứ do thám, được biên chế máy bay không người lái, tàu ngầm hạt nhân… trên cụm đảo Cocos thuộc Ấn Độ Dương. Căn cứ này cách đảo Java (Indonesia) khoảng 1.000 km về phía tây nam. Mỹ cũng tái khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh Philippines, nước đang mâu thuẫn gay gắt với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, theo Hiệp ước tương trợ quân sự mà hai nước ký hồi năm 1951.
Quay trở lại với kế hoạch đồn trú tàu LCS của Mỹ ở Singapore, tiến sĩ Supriyanto còn nhận định đưa loại tàu chiến này đến đảo quốc sư tử là “đúng nơi cư trú”. Đó là vì đặc điểm tự nhiên của biển Đông khiến Mỹ khó vận hành các loại tàu chiến nổi hạng nặng tại đây. Cuối cùng, ông Supriyanto kết luận rằng việc Washington triển khai một loại chiến hạm mới, được thiết kế để đối phó với những nguy cơ cụ thể, đến điểm nóng căng thẳng trong khu vực sẽ gửi đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ.
Nhiều ưu điểm
LCS được thiết kế cho mục tiêu tác chiến gần bờ, đặc biệt là chiến thuật chống tiếp cận với các phương tiện tác chiến phi đối xứng như thủy lôi, máy bay tiêm kích, tàu ngầm diesel… Do tính chất phi định hình của loại hình tác chiến cận bờ, LCS được thiết kế với những cụm trang thiết bị rời có thể “tháo lắp” để phù hợp với yêu cầu cụ thể như chống ngư lôi, chống tàu ngầm hoặc chống phương tiện nổi.
Hiện tại hải quân Mỹ dự kiến trang bị 55 tàu LCS thuộc 2 lớp là Freedom và Independence cùng có trọng lượng choán nước khoảng 3.000 tấn. Nhờ vào đặc tính có mức ngấn nước thấp và tốc độ cao, LCS rất thích hợp hoạt động trong môi trường duyên hải phức tạp của châu Á. Cả hai loại LCS trên đều đạt tốc độ tối đa trên 44 hải lý (80 km/giờ) và tầm hoạt hơn 3.500 hải lý (6.400 km).
Tàu chiến cận bờ Freedom và Independence được trang bị các loại pháo 57 mm cùng súng máy, tên lửa đối không, chở theo 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm MH-60 Seahawk, trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout. Mặt khác, với mức giá khoảng 350 triệu USD/tàu, LCS rẻ hơn rất nhiều so với nhiều loại tàu chiến khác của Mỹ nên phù hợp với nước này trong bối cảnh ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm.
Theo Thanh Niên
Thuê tàu biển tìm thuyền viên Vinalines Queen
Làm việc với Vinalines và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, người thân các thuyền viên đề nghị thuê tàu chuyên dụng có máy bay trực thăng để tìm kiếm ở khu vực tàu Vinalines Queen mất tích.
Chiều và tối 1/1, đại diện gia đình nhiều thuyền viên tàu Vinalines Queen từ nhiều tỉnh, thành đã về Hà Nội tìm gặp lãnh đạo Công ty vận tải biển Vinalines và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC).
Trao đổi với các gia đình, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Việt Nam MRCC, cho biết ngay từ khi tàu mất liên lạc ngày 25/12 đơn vị đã xác định và hành động theo tình huống xấu nhất và đề nghị các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trong khu vực triển khai tìm kiếm với hình thức tàu bị tai nạn chứ không chỉ đơn thuần là mất liên lạc. Đến ngày 30/12/2011, khi tàu London Courage tìm thấy thủy thủ Đậu Ngọc Hùng, Việt Nam MRCC đã phát tin tàu chìm và yêu cầu tìm kiếm với mức độ cứu nạn ở cấp độ quốc gia chứ không còn là tìm kiếm thông thường.
Người thân thuyền viên tàu Vinalines Queen từ nhiều tỉnh, thành đã tìm về Hà Nội để nhờ cậy sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trong cuộc họp cùng ngày với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam MRCC cũng đã đề nghị chỉ đạo Công ty vận tải biển Vinalines (Vinalines Shipping) tiếp tục thuê máy bay hoặc tàu biển để tìm kiếm các thuyền viên. Trong đó phương án thuê tàu biển là phù hợp nhất vì máy bay khó phát hiện những vật thể nhỏ. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã giao Vinalines Shipping thuê phương tiện tiếp tục tìm kiếm.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Thắng (vợ của máy trưởng Lê Bá Trúc) cho rằng việc Vinalines Shipping tiếp tục thuê máy bay để tìm kiếm sau khi phát hiện thấy thuyền viên Đậu Ngọc Hùng là không phù hợp vì đã nhiều lần tìm bằng máy bay mà không thấy. Theo bà Thắng, nếu thuê tàu biển tìm sẽ hiệu quả hơn.
Trao đổi với các gia đình, đại diện Vinalines Shipping cho biết, chỉ đạo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn là tiếp tục tìm kiếm bằng các phương tiện có thể và công ty đã sang Philippines thuê máy bay tìm kiếm. Không phủ nhận nỗ lực của công ty nhưng bà Thắng và nhiều những người thân khác của các gia đình thuyền viên cho rằng việc thuê máy bay không những chậm mà còn không phù hợp bằng thuê tàu để tìm kiếm.
Trong khi đó, ông Lê Bá Hợp (anh trai máy trưởng Lê Bá Trúc) đề nghị chưa bàn tới trách nhiệm của chủ tàu mà cần bàn giải pháp tìm kiếm tiếp theo. Từng là người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, ông đề nghị Vinalines Shipping khẩn cấp thuê tàu từ Philippines tìm kiếm các thuyền viên còn lại trong thời gian trước mắt. Đồng thời kiến nghị thuê tàu chở máy bay tầm xa có thiết bị chuyên dụng của Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm.
Thống nhất phương án này, ông Nguyễn Anh Vũ đề nghị đại diện Vinalines Shipping ghi nhận ý kiến của các gia đình thuyền viên. Trong trường hợp thuê được tàu, cơ quan này sẽ phối hợp với các tàu để tìm kiếm.
Trong ngày 1/1, trực thăng cứu hộ vẫn chưa phát hiện thêm dấu hiệu gì của các thuyền viên.
Theo ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc công ty vận tải biển Vinalines, trong ngày 2/1, công ty đang triển khai phương án này. Tuy nhiên, phía Lực lương phòng vệ bờ biển Nhật Bản thông báo không có phương tiện để cho thuê và cũng chưa có kế hoạch cử phương tiện đến hiện trường tìm kiếm (do Việt Nam MRCC hỗ trợ liên hệ). Vì vậy, công ty đang liên hệ tiếp với Đại sứ quán Việt Nam và đại lý tại Philippines để triển khai phương án thuê tàu thuyền của nước này thực hiện tìm kiếm cứu nạn bằng tàu.
Đồng thời, công ty cũng thông báo sẽ thưởng cho bất cứ đơn vị, cá nhân này tìm được thuyền viên đang mất tích của tàu Vinalines Queen (bất kể còn sống hay đã chết)
Trước đó, chỉ đạo việc tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines mất tích, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định, ngoài phương án thuê máy bay có thể thuê cả tàu biển để tiếp cận vị trí tàu mất tích. Ông Thăng yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam MRCC, Vinalines tăng cường phối hợp với các lực lượng, tổ chức quốc tế và bằng mọi cách thuê phương tiện tìm kiếm 22 thủy thủ dù chỉ còn chút hy vọng.
Tính đến tối 2/1, sau gần 9 ngày xảy ra sự cố với tàu Vinalines Queen, ngoài thủy thủ Đậu Ngọc Hùng được cứu vớt, 22 thuyền viên còn lại vẫn mất tích.
Theo VNE