Đằng sau những bức ảnh xúc động nhất thế giới năm 2013
Đằng sau những bức ảnh xúc động nhất, lột tả chân thực nhất những khoảng khắc khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt là những câu chuyện cũng không kém phần ấn tượng.
Vụ đánh bom ở giải marathon Boston
Hôm 15/4, trong khi hàng triệu người Mỹ gần như đóng băng trước màn hình Tivi để theo dõi những hỗn loạn, chết chóc, bi thương… khi hai quả bom liên tiếp nổ ngay vạch về đích của giải chạy đua marathon ở Boston, thì nhiếp ảnh gia John Tlumacki của hãng tin Boston Globe đã chụp được bức ảnh nhiều cảnh sát Boston đang chạy đến cứu giúp một vận động viên sợ hãi ngã nhào khi quả bom đầu tiên phát nổ được khoảng 5 giây.
Nhiếp ảnh gia này đã chứng kiến được cảnh tan hoang, đẫm máu và cả sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau bất chấp nguy hiểm sau khi 2 quả bom liên tiếp nổ. Các nạn nhân đã nhanh chóng được chăm sóc, cứu hộ và giúp đỡ ngay tại hiện trường bởi những người có mặt, các bác sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa.
Tlumacki nói: “Những người chứng kiến đã nhảy qua hàng rào. Họ đã leo qua hàng rào để tiếp cận những người bị thương. Rất nhanh sau khi vụ nổ xảy ra, hầu hết những người đang bị thương đã bắt đầu được chăm sóc, giúp đỡ”.
Ông nói, do những phản ứng nhanh chóng và kịp thời từ những chuyên gia và cả những người dân xung quanh, không ai trong số những người bị thương quanh ông bị mất mạng bởi thảm kịch này.
Cậu bé “Người dơi giải cứu thế giới”
Hôm 15/11/2013, cậu bé Miles Scott 5 tuổi bị bệnh ung thư đã hoàn thành được ước mơ khi trở thành Người dơi, một nhân vật anh hùng mặc áo choàng, gìn giữ hòa bình và công lý cho thành phố Gotham quê hương.
Patricia Wilson, nhà sáng lập tổ chức Make-a-Wish, tổ chức từ thiện hiện thực hóa giấc mơ của trẻ em, ban đầu kêu gọi trên internet khoảng 200 tình nguyện viên tạo thành một đám đông cổ vũ khi cậu bé giải cứu thành phố, nhưng lời kêu gọi của bà đã lan tỏa nhanh chóng và kết quả hàng chục ngàn người đã xuống đường để ủng hộ cho cậu bé.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thành phố San Francisco bỗng chốc biến thành Gotham và cậu bé 5 tuổi được biến thành Người dơi nhí chiến đấu với cái ác.
Video đang HOT
Wilson cho biết bà rất xúc động với những gì xảy ra. Bà nói: “Đó là một điều thực sự tốt lành. Đó là ngày Internet đã chứng minh được mặt tốt của nó. Tình thương và sự quan tâm lẫn nhau đã giành chiến thắng”.
Tình yêu hoàn hảo
Bức ảnh chụp cựu lính thủy đánh bộ Jesse Cottle bị mất cả hai chân tại Afghanistan được vợ Kelly Cottle cõng trên lưng đã khiến hàng triệu người trên thế giới xúc động.
Nhiếp ảnh gia Sarah Ledford là người đã chụp được khoảng khắc tuyệt vời này khi chụp hình cho cả nhà đình Kerry tại một bờ sông. Ban đầu Sarah không hề biết Jesse đã bị mất cả hai chân và đang đeo chân giả.
Vào cuối buổi chụp hình, Jesse bỏ hai chân giả của mình và cùng toàn bộ gia đình nhảy xuống nước để chụp bức ảnh cuối cùng. Sau khi chụp xong Sarah đã nghĩ rằng mình đã hoàn thành công việc, nhưng cô bất chợt bắt gặp một khoảng khắc hoàn hảo.
Sarah nói: “Anh ấy leo lên lưng của Kelly, và Kelly đã cõng anh ấy lên bờ. Tôi đã bảo họ dừng lại và chụp khoảnh khoắc đó”.
Bức ảnh này đã lan truyền chóng mặt trên mạng internet trong năm qua, một minh chứng cho thấy tình yêu hoàn hảo có thể chinh phục được tất cả.
Đằng sau những bức ảnh xúc động nhất, lột tả chân thực nhất những khoảng khắc khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt là những câu chuyện cũng không kém phần ấn tượng.
Theo Infonet
Hai anh em gốc Việt vượt khó để vào đại học Mỹ
Cha qua đời, mẹ bị bệnh thần kinh, gia cảnh túng thiếu, nhưng hai anh em Jonny và George Huỳnh đã biến giấc mơ Mỹ trở thành hiện thực khi cùng đỗ vào những trường đại học hàng đầu quốc gia.
Anh em George Huỳnh (trái) và Jonny Huỳnh. Ảnh: Boston Globe
Câu chuyện về giấc mơ Mỹ của hai anh em Jonny Huỳnh và George Huỳnhđược Billy Baker, phóng viên của tờ Boston Globe khám phá ra từ năm 2011, khi thực hiện một series bài viết trên chuyến xe buýt số 19. Anh chọn tuyến xe này vì nó đi qua nhiều cộng đồng dân cư của thành phố Boston, bang Massachusetts.
Cha của hai cậu bé, ông David Huỳnh, di cư từ Việt Nam sang Mỹ và bị rối loạn về tâm thần. Mẹ của họ, bà Nhung Bùi, đã kết hôn với David, người lớn hơn bà 4 tuổi, dưới sức ép của gia đình nhằm di cư sang Mỹ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bất chấp hứa hẹn về "những cọc tiền từ trên trời rơi xuống", hai vợ chồng Nhung và David đã phải vật lộn để tồn tại sau khi họ đặt chân đến Boston năm 1992.
Hai cậu con trai và một cô con gái của họ đều sinh ra ở khu phố ổ chuột Dorchester, nơi 42% trẻ em sống trong đói nghèo và 85% chỉ còn cha hoặc mẹ. Họ sống trong một ngôi nhà nơi từng là nhà kho, với thu nhập mỗi tháng 1.257 USD, là tổng giá trị các món trợ cấp.
Bà Nhung không nói được tiếng Anh, trong khi các con thì chỉ bập bẹ được rất ít tiếng Việt. Bà vừa phải chống chọi với bệnh thần kinh, vừa phải chịu đựng sự hành hạ của chồng, trước khi ông David bỏ nhà đi. Năm 2008, người cha của ba đứa con đã nhảy cầu tự vẫn.
Video: George và Jonny năm 2011
Học là cách duy nhất
Bất chấp cuộc sống khó khăn và thiếu thốn sự quan tâm của cha mẹ, Jonny và George vẫn không từ bỏ đam mê học tập. Hai anh em đều muốn có một cuộc sống tốt hơn và cả hai tin rằng họ chỉ có thể đạt được điều đó bằng cách học thật giỏi. Đó là việc duy nhất nằm trong khả năng của hai anh em.
Từ năm lớp 7, hai cậu bé đều đặn bắt xe buýt số 19 đến trường Boston Latin, trường công đầu tiên và lâu đời nhất ở Mỹ, nơi Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc, từng theo học.
Hai anh em đều học rất giỏi và thuộc nhóm đứng đầu lớp. Chính điều này đã khiến Baker chú ý đến hai em. Ngoài giờ học, hai cậu bé còn đi làm gia sư cho những đứa trẻ gốc Việt trong khu vực.
"Tôi bắt đầu quan tâm sâu hơn đến các cậu bé. Tôi cảm thấy chúng cần tôi, nhưng hóa ra tôi cần chúng hơn", Baker nói. Ngoài việc nói về thành tích học tập xuất sắc ở trường, Baker còn vẽ nên chân dung hai cậu bé như bao thiếu niên bình thường khác, với những cảm xúc của tuổi mới lớn.
"Cháu ghen tỵ quá", Jonny nói với Baker khi nhìn thấy chiếc áo khoác North Face mà nhiều bạn bè trong lớp đang mặc. "Nhưng cháu chỉ ghen tỵ thế thôi, vì cháu còn phải làm việc vì những điều cơ bản hơn. Đó là lựa chọn duy nhất của cháu".
Baker trở thành người cố vấn cho hai anh em, ở bên họ và cố gắng khỏa lấp những rạn nứt trong cuộc đời họ bằng những việc nhỏ nhoi. Anh mua những món quà hoặc những chiếc vé dự tiệc cho hai cậu bé. Baker cũng hỗ trợ hai anh em trong việc học và động viên họ đạt đến mục tiêu cao nhất mà cậu có thể.
Câu chuyện về Baker và hai cậu bé họ Huỳnh cách đây hai năm nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ các độc giả. Anh thậm chí đã mất hàng tuần để trả lời những email bày tỏ sự cảm thông với hai anh em gốc Việt.
Và bây giờ, gần hai năm kể từ ngày ấy, Baker một lần nữa khiến mạng xã hội Twitter xao động khi thông báo George, 17 tuổi, đã được nhận vào học tại đại học Yale, một trong những ngôi trường lâu đời nhất của nước Mỹ.
"Khoảng sau 5h chiều thứ hai, điện thoại tôi có tin nhắn mới: cháu đỗ rồi. Tôi đang ngồi trong phòng tin tức và mừng phát khóc", Baker kể. Anh tiết lộ sau đó đã đưa cậu bé đi ăn một bữa no nê để chúc mừng.
Tweet của Baker sau khi biết George đã đỗ vào trường đại học Yale. Ảnh: Boston Globe
Mùa thu vừa rồi, Jonny, 19 tuổi, cũng đã trở thành một tân sinh viên của đại học danh giá Massachusetts Amherst. Khi đó, Baker đã mang một chiếc tủ lạnh đến ký túc xá của Jonny tặng cậu.
"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là giấc mơ Mỹ", Baker nói.
"Tôi tự hào được là một nhân chứng của câu chuyện này. Một điều gì đó thật khó tin đã xảy ra", anh nói thêm. "Nhìn những đứa trẻ thành công từ hai bàn tay trắng là điều đặc biệt nhất mà tôi từng được chứng kiến với tư cách một phóng viên. Đúng thế, cháu đã làm được, chàng trai".
Anh Ngọc
Theo VNE
3 nô lệ Anh bị giam 30 năm: Hành trình giải cứu Họ đã trải qua cả cuộc đời bị giam cầm trong nỗi sợ hãi tột cùng, và họ đã phải vượt qua nỗi sợ hãi đó để đến với tự do. Theo lời một nhân viên từ thiện thì đó là "một ngôi nhà bình thường trên một con phố không có gì đặc biệt". Thế nhưng đằng sau cánh cửa luôn im...