Đằng sau một lệnh bắt vô nghĩa
“Tôi rất muốn chứng kiến khoảnh khắc một quốc gia bắt giữ Tổng thống Putin theo phán quyết của The Hague.
Chỉ trong khoảng 8 phút, tên lửa sẽ bay tới thủ đô của họ” – Tổng biên tập đài truyền hình RT của Nga bình luận hôm 17/3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm 17/3 đã quyết định truy tố Tổng thống Nga Vladimir Putin, cùng với ủy viên quyền trẻ em của Nga, Maria Alekseyevna Lvova-Belova, về tội ác chiến tranh. ICC cáo buộc rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm về việc trục xuất hàng nghìn trẻ em Ukraine sang Nga. Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc trên và tuyên bố họ đã giải cứu trẻ mồ côi cũng như trẻ em bị bỏ rơi khỏi vùng chiến sự.
Các quốc gia phương Tây và châu Âu cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng đã đồng loạt hoan nghênh ICC vì lần đầu tiên ban hành một lệnh bắt giữ đối với nguyên thủ của một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát hầu hết nhận định đây là chiêu trò PR bản thân của ICC – tổ chức tiêu tốn 150 triệu euro mỗi năm để tồn tại, hơn là một động thái có giá trị pháp lý. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ICC hiện đang đề xuất khoản tài trợ bổ sung trị giá 30 triệu euro từ các nhà nước hiếm hoi ủng hộ tổ chức này như Pháp, Đức và Vương quốc Anh.
Thực tế cho thấy Nga là một trong số nhiều quốc gia không công nhận thẩm quyền của ICC. Moscow từng ký hiệp ước thành lập ICC – Quy chế Rome – năm 2000, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn nó và đã chính thức hủy bỏ vào năm 2016. Như thông báo của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đưa ra vào cuối tuần qua, Nga không chấp nhận “thẩm quyền của tòa án này và do đó, bất kỳ quyết định nào được họ đưa ra đều vô hiệu đối với Nga về khía cạnh pháp lý”.
Ủy ban Điều tra Nga ngày 20/3 thông báo khởi xướng vụ án hình sự chống lại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), liên quan đến lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin. Cuộc điều tra nhắm vào các thành viên của ICC, những người đã ban hành lệnh.
Video đang HOT
Ủy ban đã viện dẫn Công ước Liên Hợp quốc năm 1973 cho trường hợp của mình, tuyên bố rằng các nguyên thủ quốc gia được quyền miễn trừ, từ đó cáo buộc rằng quyết định của ICC là “bất hợp pháp”.
Nói cách khác, lệnh bắt giữ hoàn toàn vô giá trị với Nga, cũng như các quốc gia không công nhận ICC – bao gồm Mỹ. Giống như Nga, Mỹ đã ký Quy chế Rome vào năm 2000, trước khi từ chối phê chuẩn nó. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ George W Bush lo ngại rằng việc phê chuẩn ICC sẽ khiến các quan chức và binh lính Mỹ có nguy cơ bị truy tố bởi các công tố viên có quan điểm không thân thiện với Mỹ. Các chính quyền Washington sau đó cũng có cùng nỗi lo này của ông Bush.
Do đó, Mỹ đã tham gia vào một cuộc đối đầu với ICC trong 2 thập kỷ qua, xoay quanh các cuộc phiêu lưu quân sự của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan. Năm 2017, sau khi ICC cố gắng mở cuộc điều tra về cáo buộc tội ác chiến tranh ở Afghanistan, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả đũa bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công tố viên ICC Fatou Bensouda và một quan chức tòa án khác. Cuộc điều tra của ICC sau đó đã bị đình chỉ.
Tuy nhiên, việc ICC cố gắng đưa ra các cáo buộc chống lại các quan chức và quân nhân Mỹ cũng là một điều khá bất ngờ. Kể từ năm 2000, ICC đã truy tố hơn 40 cá nhân và tất cả đều đến từ châu Phi. Với vô số cuộc xung đột đẫm máu khác trên khắp thế giới liên quan đến các cường quốc phương Tây, ICC bị chỉ trích “đang mang tiêu chuẩn kép” khi chỉ tập trung truy tố các cá nhân từ Rwanda, Uganda, Sierra Leone và Sudan.
Năm 2000, Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ là Robin Cook, khi nói về nguyên mẫu của ICC tại The Hague, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư, thậm chí còn thừa nhận rằng “đây không phải là một tòa án được thành lập để buộc các Thủ tướng của Anh hay các Tổng thống Mỹ phải chịu trách nhiệm”.
Để thấy, ICC chưa bao giờ là cơ quan của công lý. Chính xác hơn, tòa án này luôn thiên vị và chọn lọc trong các quyết định của mình về việc sẽ truy tố ai. Được thành lập và hỗ trợ chủ yếu bởi các cường quốc phương Tây (ngoại trừ Mỹ) trong thời kỳ “chủ nghĩa can thiệp nhân đạo” dâng cao, ICC có xu hướng phản ánh lợi ích của các nước tài trợ.
Và cũng không mấy ngạc nhiên khi rất nhiều quốc gia lớn, từ Nga, Mỹ đến Trung Quốc, Ấn Độ, từ lâu đã từ chối công nhận thẩm quyền của ICC, phủ nhận các giả định kiêu ngạo của họ về quyền truy tố đối với công dân của mọi quốc gia, là mối đe dọa đối với chủ quyền và luật pháp của quốc gia họ.
Nhưng ngay cả khi, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Tổng thống Nga Putin có thể đặt chân đến một trong số 123 quốc gia hiện đã công nhận quyền hạn của ICC, không lệnh bắt giữ nào được tin có thể diễn ra trên thực tế.
Thật vậy, ICC đã ban hành vô số lệnh truy tố tương tự trong quá khứ, nhưng bị chính các thành viên ICC phớt lờ. Chẳng hạn, vào năm 2016, Tổng thống Sudan lúc bấy giờ Omar al-Bashir – từng bị ICC truy tố vào năm 2009 về cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Darfur – đã thoải mái tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Phi do một thành viên ICC là Nam Phi tổ chức.
Rõ ràng, ý tưởng rằng ông Putin sẽ bị bắt và thực sự phải hầu tòa tại The Hague là điều viển vông. Nhưng sự vô nghĩa dễ thấy đó không ngăn được các nhà lãnh đạo phương Tây hết lời ca ngợi lệnh bắt giữ của ICC như một chiến thắng cho công lý.
Trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng điều đó cho thấy “không ai đứng trên luật pháp”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết lệnh này là “chính đáng”. Nhưng trong câu tiếp theo sau đó, ông Biden lại nhắc nhở các phóng viên rằng Mỹ không công nhận quyền tài phán của ICC.
Để thấy, một lệnh bắt giữ vô giá trị có thể kéo theo cả những lời tán dương vô nghĩa, nhưng lại hoàn toàn có thể dấy lên những mối nguy “ăn miếng trả miếng”. Vượt quá những biện pháp trừng phạt của Washington hồi 2017, Moscow hiện đã cảnh báo cả các động thái hạt nhân vì quyết định của ICC.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 20/3 đã khuyên các thẩm phán của ICC “hãy nhìn kỹ bầu trời”, khi đưa ra đề xuất tấn công tòa án ở The Hague, Hà Lan, bằng “một trong những tên lửa siêu thanh bắn từ một tàu Nga ở Biển Bắc”. Đe dọa đáng ngại của ông Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, lặp lại lời cảnh báo trước đó của bà Margarita Simonyan, Tổng biên tập đài truyền hình RT.
“Tôi rất muốn chứng kiến khoảnh khắc một quốc gia bắt giữ Tổng thống Putin theo phán quyết của The Hague. Chỉ trong khoảng 8 phút, tên lửa sẽ bay tới thủ đô của họ” – bà Simonyan viết trên Twitter cá nhân hôm 17/3, chỉ ít giờ sau thông báo về quyết định của ICC.
Nga phản ứng trước lệnh của Tòa án Hình sự quốc tế bắt giữ Tổng thống Putin
Phản ứng trước việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin khẳng định, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.
Trụ sở Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Getty Images
Ngày 17/3, phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov chỉ trích động thái của ICC ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin là "thái quá". Ông Peskov nêu rõ, cũng như nhiều quốc gia, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi bất kỳ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu về mặt pháp lý.
Trước đó cùng ngày, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga V.Putin và Ủy viên của Nga về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.
Phản ứng trước phán quyết của ICC, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố, Moskva coi bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Nga là "hành vi xâm lược". Ông Volodin nêu rõ, sức mạnh của Tổng thống Putin nằm ở sự ủng hộ của người dân và đoàn kết xã hội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, đối với Nga, các quyết định của ICC không có ý nghĩa. Nga không phải một bên của Quy chế Rome về ICC và Nga không có nghĩa vụ tuân theo quy chế này.
Trong khi đó, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ cho rằng phán quyết của ICC về ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga "có thể hợp lý", song Mỹ không công nhận quyết định này.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được thành lập theo hiệp ước quốc tế "Quy chế Rome" năm 1998. Mỹ đã ký văn bản này nhưng sau đó rút lui. Moskva cũng ký hiệp ước năm 2000, nhưng không phê chuẩn. Năm 2016, Tổng thống Nga V.Putin ký sắc lệnh về việc Nga từ chối tham gia ICC.
Điện Kremlin bác bỏ quyết định của ICC liên quan Tổng thống Putin Điện Kremlin đã bác bỏ quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) liên quan Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên quyền trẻ em Maria Lvova-Belova. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AP Theo đài RT, sau khi ICC phát lệnh bắt giữ ông Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva không công...