Đằng sau làn sóng chống mạng 5G trên toàn cầu và phá hoại trạm gốc 5G ở Anh
Kể từ tuần trước, tại nhiều nơi ở Anh đã xảy ra các vụ phá hoại các tháp phát tín hiệu, trong đó có nhiều trạm gốc 5G. Theo The Guardian ngày 7/4, có ít nhất 20 trạm gốc 5G đã bị phá hỏng.
Chống mạng 5G đã trở thành một trào lưu trên thế giới (Ảnh: Getty).
Mặc dù các cơ quan và chuyên gia ra sức bác bỏ những tin đồn liên quan đến mạng 5G, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội, những tin đồn này có xu thế được tìm kiếm và tin theo càng nhiều hơn.
Tờ The Independent của Anh ngày 8/4 đã đưa tin hàng chục ngàn người đang lên kế hoạch phản đối mạng 5G trên mạng xã hội. Những người này tự nhận là những “truthers” (người biết sự thật).
Có cả một kế hoạch chống mạng 5G của hàng ngàn người – theo The Independent
Một nhóm chống mạng 5G lên tới hơn 10.000 người trên Facebook đang lập một kế hoạch phản đối. Họ dự định tiến hành hoạt động phản kháng vào ngày 13/4, kêu gọi toàn thế giới tiến hành cái gọi là “Cuộc nổi dậy Lễ Phục sinh”.
Theo thông báo của nhóm và từ các bài phát biểu của các thành viên, lý do của họ để phản đối mạng 5G dựa trên nhiều tin đồn và thuyết âm mưu như “mạng 5G dẫn COVID-19″ và “ bức xạ 5G gây ung thư”.
Các nhà tổ chức hoạt động phản đối đề xuất “tắt các thiết bị kết nối mạng” vào ngày 13/4. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 rất nghiêm trọng, họ vẫn khuyến khích các thành viên chế ra các biểu ngữ, điều này không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc tụ tập.
Hàng chục tháp phát tín hiệu ở Anh bị đốt phá bởi những người phản đối mạng 5G
“Chúng tôi muốn mọi người ở khắp mọi nơi nghe thấy cuộc biểu tình im lặng này”. Các thành viên của nhóm này tuyên bố: “Hành tinh này đang trông cậy vào bạn”.
Có một số lượng rất lớn các nhóm tương tự trên Facebook với chủ đề “Ngăn chặn 5G” với lý do phản đối cũng tương tự, trong đó có nhiều nhóm quy mô rất lớn. Một nhóm phản đối 5G ở Anh có hơn 58.000 thành viên, trong khi một nhóm chống mạng 5G khác ở Nam Phi có 41.000 thành viên.
Video đang HOT
Các nhóm lớn này đang lên kế hoạch tổ chức các hoạt động phản kháng. Một nhóm nhỏ khác có kế hoạch phản kháng vào ngày 25 tháng 4, nhưng hiện không rõ họ dự định hành động như thế nào.
Các nhóm biểu tình dịp Lễ Phục sinh kêu gọi hành động phi bạo lực, yêu cầu các thành viên không phá hoại các tháp phát tín hiệu. Lý do được nhóm chống 5G đưa ra là: “Các giới trong xã hội đều cần dịch vụ 3G và 4G từ các tháp phát tín hiệu này”.
Những người phản đối mạng 5G kêu gọi nổi dậy dịp lễ Phục Sinh
Sự lan truyền của những lời lẽ có vẻ hoang đường này rõ ràng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thực. Một đoàn thể đại diện cho các nhà khai thác mạng di động của Anh cho biết dưới ảnh hưởng của các thuyết âm mưu, đã có các nhân viên viễn thông bị đe dọa.
Do mật độ việc xây dựng các trạm gốc 5G khá dày, hầu hết các trạm gốc đều được “ngụy trang”. Vì lý do này, ngoài các hoạt động phản kháng khác nhau, cư dân mạng ở Anh, Hoa Kỳ và các quốc gia khác bắt đầu tìm kiếm các trạm gốc 5G ở xung quanh họ và chụp ảnh để đưa lên mạng. Hoạt động tìm kiếm trạm gốc này rất có khả năng dẫn đến nhiều hành vi phá hoại hơn.
Ông Stephen Bowis, một chuyên gia của Hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (HHS), mấy ngày trước đã tức giận bày tỏ: “Những lời lẽ về mạng 5G đó hoàn toàn là rác rưởi, vô nghĩa và là tin giả tồi tệ nhất”.
Ít nhất có một đài phát thanh đã bị các nhà quản lý Anh xử phạt vì đã phát đi “những lời lẽ có hại”. Văn phòng Truyền thông Anh (Ofcom) đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, “Điều quan trọng là không lan truyền các thông tin sai lệch về dịch bệnh trên đài phát thanh và truyền hình”.
Những người phản đối mạng 5G cho rằng nó giám sát khống chế toàn thế giới và gây ung thư
Nhưng những nỗ lực của chính phủ Anh đã có ảnh hưởng rất ít đến mạng Internet. Sự lan truyền của các thuyết âm mưu và những tiếng nói chống mạng 5G đã ngày càng mạnh lên, thậm chí nhiều người nổi tiếng đã bắt đầu truyền đi những lời lẽ sai lầm này.
Trên trang web kiến nghị change.org, số lượng người kiến nghị yêu cầu tháo dỡ các trạm gốc 5G đã tăng mạnh và đã nhận được sự ủng hộ của hàng chục ngàn cư dân mạng các nước. Thậm chí chính phủ Australia cũng đã nhận được Thư thỉnh nguyện chống lại việc xây dựng mạng 5G.
Những cá nhân và tổ chức chống mạng 5G đã trích dẫn một số luận cứ, nhưng những tư liệu này về cơ bản là các nghiên cứu không chuyên nghiệp bậc thứ hai hoặc thậm chí thứ ba, hoặc kiểu cắt gọt, xào xáo. Những “nghiên cứu” này gần như hoàn toàn phi khoa học hoặc cơ bản chưa được chứng thực.
Những người theo thuyết âm mưu cho rằng sóng 5G giúp lây truyền bệnh COVID-19 (Ảnh: Getty).
Hiện nay có nhiều loại tin đồn lưu hành trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài thuyết âm mưu chính cho rằng “mạng 5G sẽ dẫn đến bị bệnh COVID-19″, còn có hai tin đồn khác cũng rất phổ biến là: “Bức xạ trạm gốc 5G gây hại cho khả năng miễn dịch của con người” và “Virus Corona mới được truyền qua sóng vô tuyến”.
Luận thuyết đầu tiên là những tin đồn về bức xạ trạm gốc thường được nói đến, đây cũng là quan điểm chính của những người phản đối mạng 5G. Trên thực tế, mặc dù tần số 5G cao hơn 4G, nhưng năng lượng vẫn không đủ ảnh hưởng đến cơ thể con người, chứ đừng nói đến việc phá hủy các tế bào. Trên thực tế, những tin đồn về bức xạ trạm gốc 4G phổ biến trước đây cũng giống như thế. Hai loại tin đồn này không có sự khác biệt cơ bản về bản chất.
Thuyết thứ hai thoạt nghe không thể tin được. Thuyết này xuất phát từ một luận văn vào năm 2011. Nội dung của nó là vi khuẩn có thể tạo ra tín hiệu điện từ để liên lạc với nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân gây COVID-19 không phải do vi khuẩn gây ra và những nơi không có mạng 5G cũng vẫn có dịch bệnh. Việc phổ biến luận điểm này thực sự khó hiểu.
Gần 50 ngàn người đã ký tên phản đối mạng 5G trên trang thỉnh nguyện change.org
Ngoài những lời lẽ này, còn có các thuyết âm mưu khác như “COVID-19 là cái cớ để chính phủ che đậy các bệnh do mạng 5G” và “Trung Quốc có ý đồ theo dõi khống chế thế giới” cũng rất phổ biến.
Nhưng cũng có nhiều cư dân mạng đã chống lại các thuyết âm mưu và tin đồn. Họ đã chế giễu những lời lẽ vô căn cứ chống lại mạng 5G. Nhiều cư dân mạng cũng thực hiện phổ biến khoa học. Họ mô tả chi tiết tần số của các loại sóng điện từ khác nhau, giải thích nguyên lý của các trạm gốc 5G và nhấn mạnh thực tế rằng 5G thực sự vô hại.
Một cư dân mạng phản đối thuyết âm mưu đã để lại lời nhắn: “Những người ủng hộ thuyết mạng 5G gây COVID-19 cũng ngu ngốc như những người cho rằng Trái Đất phẳng”.
Hành vi không lý trí phá hủy các trạm gốc cũng bị chỉ trích. Thực tế, trạm gốc bị phá hủy ở Birmingham vào ngày 2/4 không hề hỗ trợ mạng 5G. Các cư dân mạng hiểu biết chỉ ra rằng loại hành vi này sẽ chỉ cản trở cuộc sống bình thường và các phản ứng khẩn cấp.
Bốn nhà khai thác mạng viễn thông lớn ở Vương quốc Anh cũng đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích thuyết âm mưu là “không có bất cứ cơ sở thực tế nào” và các kỹ sư thậm chí còn bị đe dọa cản trở công việc của họ. Tuyên bố cũng khuyến khích công chúng tích cực ngăn chặn và tố cáo hành vi phá hoại.
Có ý kiến cho rằng các hành động đốt phá tháp phát tín hiệu ở Anh có liên quan đến nguồn gốc Trung Quốc của các thiết bị 5G này
Để hạn chế các hoạt động phản kháng và phá hoại, Facebook đã cho biết họ sẽ xóa những tuyên bố “có thể gây nguy hại cho thế giới thực” và sẽ kiểm tra tính xác thực của các tuyên bố liên quan khác.
Trang web YouTube cũng bày tỏ các video liên kết 5G với bệnh COVID-19 sẽ bị gỡ xuống vì chúng “trích dẫn những nội dung y tế chưa được xác nhận”.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng các hành vi phá hoại các trạm gốc mạng 5G ở Anh có liên quan đến Trung Quốc, nơi được nhiều người cho là khởi nguồn của dịch bệnh COVID-19 bởi các thiết bị mạng này cũng là sản phẩm do Trung Quốc chế tạo.
Thu Thủy
Trạm gốc 5G tiêu tốn điện năng nhiều hơn gần 70% so với 4G
Trong quá trình xây dựng và triển khai mạng 5G thì yếu tố năng lượng sẽ được đưa lên hàng đầu vì nó tiêu tốn nhiều năng lượng hơn 4G.
Theo tính toán thì các công ty viễn thông chi trung bình 5% đến 6% chi phí hoạt động cho năng lượng ngoại trừ chi phí khấu hao. Và chi phí này dự kiến sẽ tăng lên khi các công ty viễn thông chuyển sang triển khai mạng 5G.
Trong một báo cáo với tựa đề: "Các nhà khai thác đối mặt với khủng hoảng chi phí điện năng" Matt Walker - nhà phân tích của MTN Consulting cho biết, một trạm gốc 5G điển hình sẽ tiêu thụ mức năng lượng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi trạm gốc 4G. Và chi phí năng lượng có thể tăng hơn nữa ở tần số cao hơn, do nhu cầu cần nhiều ăng-ten hơn và cần một hệ thống tế bào nhỏ (small cell) dày đặc hơn. Các thiết bị điện toán biên cần thiết để hỗ trợ xử lý cục bộ và các dịch vụ internet vạn vật (IoT) mới cũng sẽ bổ sung vào việc sử dụng năng lượng cho toàn bộ mạng.
Yêu cầu về công suất tiêu thụ điện năng trên các trạm gốc 2G, 2-4G và 5G của Huawei
Tuy việc ước tính chính xác mức tiêu thụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng MTN Consulting cho biết ngành công nghiệp đều nhận định là 5G sẽ tăng gấp đôi đến gấp ba mức tiêu thụ năng lượng cho các nhà khai thác di động.
Các cảnh báo về việc tiêu thụ nhiều điện năng hơn xuất phát từ một số nhà khai thác di động ở Trung Quốc, nơi đang dẫn đầu thế giới về triển khai 5G. Vào tháng 11 năm 2019, Phó Chủ tịch điều hành nhà khai thác di động China Mobile của Trung Quốc ông Li Zhengmao cho biết, chi phí điện năng của nhà mạng đang tăng nhanh khi triển khai mạng 5G. Tuy nhiên, Li Zhengmao cho biết các trạm gốc 5G đang truyền tải lưu lượng gấp năm lần so với khi chỉ có 4G do đó đẩy mức tiêu thụ điện năng tăng lên. Các nhà khai thác đang tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ Trung Quốc trong vấn đề này.
Theo dữ liệu của Huawei về nhu cầu của khối thu phát vô tuyến (RRU) và khối xử lý trung tâm (BBU) trên mỗi trạm gốc, trạm 5G điển hình có nhu cầu tiêu thụ năng lượng hơn 11,5 kilowatt, tăng gần 70% từ một trạm gốc triển khai kết hợp 2G, 3G và 4G. Các trạm gốc 5G có công suất lớn, vùng phủ sóng rộng (trạm gốc macro) có thể yêu cầu một số thành phần mới, tiêu thụ nhiều điện năng, bao gồm bộ thu phát sóng vi ba hoặc sóng milimet, mạch tích hợp cỡ lớn dùng cấu trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được (FPGA), bộ chuyển đổi dữ liệu nhanh, bộ khuếch đại công suất cao / tập âm thấp và ăng ten MIMO tích hợp.
Trạm gốc 5G tiêu tốn điện năng nhiều hơn so với 4G
Ngoài việc sử dụng nhiều năng lượng hơn trong mạng truy cập vô tuyến 5G (5G RAN), các nhà mạng cũng đang triển khai các tài nguyên điện toán biên để hỗ trợ các ứng dụng có độ trễ thấp và dịch vụ IoT. Tập đoàn chuyên về thiết bị điện của Pháp Schneider Electric dự đoán rằng, với 5G thì việc phân phối điện sẽ cần hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu trung tâm dữ liệu nhỏ trên toàn cầu.
Mặc dù các nhà khai thác di động Trung Quốc có thể đi trước một chút so với các nhà mạng khác về triển khai 5G và bài học về hiệu quả năng lượng nhưng các nhà khai thác khác cũng đã xem xét về vấn đề này.
Vào tháng 3 vừa qua, John Stankey - Giám đốc điều hành nhà mạng AT&T của Mỹ nói rằng là một phần trong nỗ lực chung của công ty nhằm giảm chi phí, AT&T đang xem xét các cơ hội để tận dụng các kiến trúc khác nhau để giảm chi phí về năng lượng.
Báo cáo của MTN Consulting nhận định: "Điều quan trọng trong một thế giới mà mạng 5G đang phát triển, các công ty viễn thông sẽ phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể trong hóa đơn tiền điện của họ. Để giải quyết vấn đề này, các công ty viễn thông sẽ cần phải đưa ra các giải pháp ở các cấp độ từ tổ chức, kiến trúc mạng cho đến trạm gốc".
Phan Văn Hòa
Người Trung Quốc hoãn mua điện thoại mới do ảnh hưởng của Covid-19 Ngày 7/4, hãng thị trường Strategy Analytics phát hành báo cáo chỉ ra dù người dùng Trung Quốc lạc quan hơn người dùng ở Mỹ hoặc châu Âu, tốc độ thay thế smartphone và mức độ phổ biến của 5G chắc chắn đã chậm lại. Ảnh minh họa: Internet Báo cáo của Strategy Analytics cho thấy 37% hoãn kế hoạch mua điện thoại...