Đằng sau hợp đồng xây dựng mạng lưới vệ tinh do thám khổng lồ của tình báo Mỹ
Tập đoàn Công nghệ Không gian SpaceX đã ký một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD với cơ quan tình báo Mỹ trong năm 2021.
SpaceX ký hợp đồng xây dựng mạng lứoi vệ tinh quân sự trị giá 1,8 tỷ USD với đơn vị tình báo NRO. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin nước ngoài, dự án Starshield bí mật của tỷ phú Elon Musk và Lầu Năm Góc vào năm 2021 cho phép quân đội và các dịch vụ tình báo Mỹ theo dõi mục tiêu, đồng thời hỗ trợ lực lượng mặt đất của Mỹ và đồng minh theothời gian thực ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Theo 5 nguồn tin giấu tên quen thuộc với vấn đề, kể từ năm 2020, SpaceX đã phóng các nguyên mẫu vệ tinh quân sự cùng với trọng tải dân sự bằng tên lửa Falcon 9 trước khi đạt được hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD với Cơ quan Trinh sát Quốc gia (NRO) vào năm 2021.
Các nguồn tin khẳng định chùm vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất thấp sẽ có thể theo dõi các mục tiêu trên mặt đất và cung cấp dữ liệu trong thời gian thực ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Starshield cũng được cho là không dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của các cường quốc không gian đối thủ.
Vẫn chưa rõ có bao nhiêu vệ tinh Starshield hiện hoạt động và khi nào hệ thống này dự kiến hoạt động hoàn toàn. Trong khi SpaceX và Lầu Năm Góc đều chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận về thông tin trên song NRO xác nhận họ đang phát triển hệ thống trinh sát, giám sát và tình báo trên không gian có khả năng, đa dạng và linh hoạt nhất mà thế giới từng thấy. NRO không đề cập đến vai trò của SpaceX trong dự án.
Video đang HOT
Tháng 9/2023, cựu Giám đốc điều hành SpaceX thừa nhận hệ thống quân sự đang phát triển thay thế cho hệ thống Starlink dân sự sẽ thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Bộ Quốc phòng kiểm soát.
“Starlink vẫn luôn duy trì là một mạng lưới dân sự, không phải là một bên tham gia chiến đấu”, tỷ phú Musk đề cập đến việc sử dụng vệ tinh ở Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhà sáng lập SpaceX Elon Musk đã cung cấp khoảng 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine.
Kể từ đó, quân đội Kiev chủ yếu dựa vào hệ thống này để duy trì liên lạc và vận hành máy bay không người lái chiến đấu dọc tiền tuyến.
Trong khi cam kết hỗ trợ Ukraine, ông Musk đã nhiều lần nói rằng ông ủng hộ một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Tỷ phú này đã bị các quan chức Mỹ chỉ trích sau khi từ chối yêu cầu của Kiev về việc sử dụng mạng Starlink để hỗ trợ các cuộc tấn công vào Hạm đội Biển Đen của Nga.
Tỷ phú Musk lập luận việc kích hoạt Starlink ở Crimea sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Doanh nhân này giải thích rằng trong trường hợp không có bất kỳ mệnh lệnh trực tiếp nào từ lãnh đạo Mỹ, SpaceX chọn không làm trái với các quy định bất chấp yêu cầu của Kiev.
Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra về SpaceX sau khi Ukraine cáo buộc quân đội Nga sử dụng dịch vụ vệ tinh Starlink trên chiến tuyến xung đột. Tỷ phú Musk bác bỏ các cáo buộc, nhấn mạnh không có thiết bị Starlinks nào được bán trực tiếp cũng như gián tiếp cho Nga. Điện Kremlin cũng khẳng định quân đội Nga chưa bao giờ đặt mua thiết bị đầu cuối Starlink.
Triều Tiên đe dọa 'phá hủy' vệ tinh do thám của Mỹ
Ngày 2/12/2023, Triều Tiên cảnh báo sẽ "phá hủy" các vệ tinh do thám của Mỹ nếu Washington thực hiện "bất kỳ cuộc tấn công nào" vào tài sản không gian của nước này, sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám đầu tiên lên bầu trời vào tuần trước.
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đẩy mới Chollima-1, đưa vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo từ Bãi phóng vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 2/12, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng sẽ coi bất kỳ sự can thiệp nào vào vào tài sản không gian của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một lời tuyên chiến.
Theo Đài RT của Nga, trong tuyến bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Triều Tiên chỉ rõ vệ tinh Malligyong-1 là "lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nơi chủ quyền của nước này được thực thi" phù hợp với các hiệp ước quốc tế về thám hiểm không gian". Điều này có nghĩa là một cuộc tấn công nhằm vào vệ tinh Malligyong-1 sẽ được coi là một cuộc tấn công nhằm vào chính Triều Tiên. Cho nên, nếu có bất kỳ sự can thiệp nào với vệ tinh Malligyong-1, "vô số vệ tinh do thám của Mỹ bay trên khu vực bán đảo Triều Tiên mỗi ngày, có nhiệm vụ giám sát các địa điểm chiến lược quan trọng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ được coi là mục tiêu chính cần bị tiêu diệt".
Đài RT cho biết thêm tuyên bố nêu trên được đưa ra sau bình luận của quan chức phụ trách quan hệ công chúng của Lực lượng Vũ trụ Mỹ Sheryll Klinkel khi trả lời câu hỏi của Đài Châu Á tự do về khả năng của Washington trong việc chống lại vệ tinh do thám đầu tiên của Triều Tiên. Quan chức này cho biết Lực lượng Hỗn hợp Mỹ có thể từ chối các dịch vụ về không gian và tiến hành đối phó không gian với đối thủ bằng nhiều phương tiện có thể đảo ngược và không thể đảo ngược, làm giảm tính hiệu quả và khả năng sát thương của các lực lượng đối phương trên tất cả các lĩnh vực.
Vào cuối ngày 21/11, Triều Tiên đã thực hiện một vụ phóng tên lửa từ một địa điểm phóng ở Tongchang-ri trên bờ biển phía Tây Bắc nước này. Hôm sau, KCNA đưa tin đưa tin Cơ quan Công nghệ Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên (NATA) đã phóng thành công loại tên lửa đẩy mới có tên là "Chollima-1" mang theo vệ tinh do thám Malligyong-1. KCNA khẳng định vụ phóng vệ tinh là "quyền hợp pháp" của Bình Nhưỡng "nhằm tăng cường năng lực tự vệ". KCNA cho rằng sự thành công nêu trên sẽ "góp phần đáng kể vào quá trình nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu" của quân đội Triều Tiên "phù hợp với môi trường an ninh được tạo ra ở bên trong và xung quanh đất nước do những động thái quân sự nguy hiểm của các kẻ thù". Cũng theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát vụ phóng tại hiện trường và nhiệt liệt chúc mừng toàn thể đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, kỹ thuật viên của NATA cùng các cơ quan hữu quan đã đạt được thành tựu to lớn, "góp phần nâng cao năng lực răn đe chiến tranh" của Triều Tiên, cũng như "thực hiện một cách chính xác nhất và xuất sắc nhất nghị quyết của Đại hội lần thứ VIII Đảng Lao động Triều Tiên".
Ngay sau vụ phóng, các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức các cuộc điện đàm. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết đặc phái viên của nước này về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, ông Kim Gunn đã điện đàm với những người đồng cấp Mỹ Jung Pak và Nhật Bản Hiroyuki Namazu. Tại cuộc điện đàm, các quan chức đã phản đối vụ phóng của Triều Tiên, bày tỏ quan ngại khi Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng sớm hơn 1 giờ so với thời điểm thông báo trước đó, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sự an toàn của máy bay và tàu thuyền.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Nhà Trắng đã bày tỏ quan ngại vụ phóng trên, cho rằng vụ phóng có thể "làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ gây bất ổn an ninh trong khu vực".
Theo hãng tin AFP của Pháp ngày 2/12, vụ phóng vệ tinh do thám Malligyong-1 của Triều Tiên là nỗ lực thứ ba của Bình Nhưỡng nhằm đưa một vệ tinh như vậy vào quỹ đạo, sau hai lần thất bại trước đó. Trong bản tin với tiêu đề "Triều Tiên đe dọa phá hủy vệ tinh do thám của Mỹ", AFP cho biết thêm kể từ vụ phóng ngày 21/11, Triều Tiên tuyên bố vệ tinh Malligyong-1 của họ đã cung cấp hình ảnh về các địa điểm quân sự lớn của Mỹ và Hàn Quốc, nhưng vẫn chưa tiết lộ bất kỳ hình ảnh vệ tinh nào đang sở hữu.
Tên lửa đẩy Falcon 9 của Công ty vũ trụ SpaceX mang theo vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Hàn Quốc rời bệ phóng tại Căn cứ Lực lượng vũ trụ Vanderberg ở bang California (Mỹ) ngày 1/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau vụ phóng vệ tinh do thám của Triều Tiên, vào ngày 1/12 (theo giờ địa phương), Hàn Quốc cũng phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của công ty vũ trụ SpaceX từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Vanderberg ở bang California (Mỹ). Vệ tinh này do Hàn Quốc chế tạo trong nước sẽ hoạt động ở quỹ đạo cách Trái Đất 400 - 600 km, có thể phát hiện vật thể nhỏ tới 30 cm. Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc chia sẻ: "Tính tới độ phân giải và khả năng giám sát Trái Đất... công nghệ vệ tinh của chúng tôi đứng trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu trên toàn cầu".
Những điều cần biết về vệ tinh trinh sát mới của Triều Tiên Giới chức và chuyên gia trên khắp thế giới đang tìm cách xác minh tuyên bố trong tuần này của Triều Tiên rằng nước này đã phóng thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên. Tên lửa mang vệ tinh trinh sát Malligyong-1 chuẩn bị được phóng tại tỉnh Bắc Kyungsang, Triều Tiên. Ảnh: KCNA/Reuters Theo hãng tin Reuters (Anh), trong vụ phóng...