Đằng sau điều kỳ lạ trong báo cáo thu nhập Quý 3 của Apple: Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm
Một yếu tố quan trọng của điều này là việc chi tiêu cho R&D của Apple đang gia tăng mạnh và liên tục trong nhiều năm nay, bất chấp việc doanh thu sụt giảm trong thời gian gần đây.
Apple vừa có một quý 3 thành công với hầu hết các kết quả kinh doanh đều vượt mức dự báo của giới phân tích trên phố Wall. Đặc biệt doanh thu quý 3 này đạt mức 53,8 tỷ USD, không chỉ cao hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái, mà còn đạt mức cao kỷ lục so với quý 3 các năm trước đây.
Tuy nhiên, một điều khiến các nhà phân tích và nhiều nhà quan sát băn khoăn là dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận quý này lại giảm 1,48 tỷ USD – tương đương 12,8% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 10 tỷ USD.
Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển
Một phần lý do cho việc này là chi phí bán hàng – chi phí trực tiếp giữa sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ của họ – tăng lên. Điều này có thể là kết quả của việc giảm giá và các ưu đãi đổi máy mà Apple áp dụng để thúc đẩy doanh số, đặc biệt tại Trung Quốc. Tổng cộng chi phí trực tiếp của Apple cao hơn cùng kỳ năm ngoái 738 triệu USD, làm giảm một phần lợi nhuận trong quý.
Chi tiêu dành cho hoạt động R&D của Apple liên tục tăng trong các quý từ năm 2013 đến nay.
Một yếu tố quan trọng khác tác động làm giảm lợi nhuận của Apple là chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty. Riêng trong quý vừa qua, Apple đã chi 4,3 tỷ USD cho hoạt động R&D, tăng 556 triệu USD, tương đương mức tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái – tốc độ tăng cao hơn hẳn so với tăng trưởng doanh thu.
Video đang HOT
Đáng chú ý hơn là Apple dành ra 7,9% doanh thu quý này cho hoạt động R&D, so với mức 7% cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với các năm trước, đây là tỷ lệ chi tiêu cho R&D cao nhất trong 18 năm qua của Apple. Lần cuối cùng Apple dành ra nhiều doanh thu cho hoạt động R&D như vậy là khi họ phát triển iPod, iTunes và hệ điều hành mới cho các máy tính Mac.
Năm 2012 là thời điểm chi phí nghiên cứu của Apple chiếm ít nhất trong tổng doanh thu chỉ với 2,2%. Nhưng từ đó đến nay, phần doanh thu dành cho hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty liên tục gia tăng. Vào năm ngoái, hoạt động nghiên cứu phát triển đã chiếm đến 5,4% doanh thu công ty.
Một phần lý do của đà tăng này còn đến từ doanh số sụt giảm. Nhưng nó cũng phản ánh thực tế rằng Apple đang chi tiêu nhiều hơn cho nỗ lực R&D bất chấp việc doanh thu của họ đang giảm. Trong 9 tháng đầu năm nay, Apple đã dành ra 6,2% doanh thu – tương đương 12,1 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu – cao hơn 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Không những thế, CFO Apple, ông Luca Maestri cho biết, xu hướng đầu tư mạnh vào R&D của Apple sẽ được duy trì một thời gian dài nữa.
Ông Maestri cho biết: “Điều rất quan trọng với chúng tôi là đầu tư cho doanh nghiệp, đặc biệt vào hoạt động R&D, bởi vì chúng tôi luôn muốn mang đến nhiều sáng tạo hơn cho thị trường, chúng tôi muốn cải thiện trải nghiệm người dùng, và tạo nên khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi trên thị trường. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy.”
Apple sẽ không sớm thu hoạch từ các khoản đầu tư đó
Apple Watch và AirPods, hai sản phẩm thiết bị đeo thành công của Apple ra mắt từ năm 2015 và 2016.
Với việc tăng cường chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu, Apple đang trở thành một những hãng đầu tư nhiều nhất cho R&D trên thế giới. Nhưng cho đến nay công ty vẫn không chưa nhiều thành quả đưa ra cho mọi người, ít nhất đối với việc tạo ra các cú hit về sản phẩm.
Một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của họ, Apple Watch ra mắt từ năm 2015, năm có chi tiêu R&D chỉ bằng so với năm nay. Các khoản đầu tư vào ô tô tự lái và truyền hình tương tác dường như vẫn chưa mang lại thành quả cụ thể.
Nhà phân tích Jim Suva của Citigroup là nhà phân tích duy nhất đặt ra câu hỏi về nỗ lực R&D của Apple trong buổi báo cáo thu nhập vừa qua: “Công ty đã đầu tư rất, rất, rất nhiều rồi. Và giờ chúng tôi phải đặt ra câu hỏi, những khoản đầu tư rất rất nhiều đang vào những đâu rồi?”
Ông Maestri từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi này, nhưng câu trả lời của ông cho thấy Apple sẽ không sớm gặt hái thành quả từ khoản đầu tư đó. Ông chỉ cho biết chung chung rằng, phần doanh thu dành cho các chi phí khác, như chi phí hoạt động, tiếp thị và quản trị, là hoàn toàn “cạnh tranh” với các công ty công nghệ khác.
Theo GenK
Bất chấp S10 bán chạy hơn S9, lợi nhuận từ smartphone Galaxy vẫn chạm đáy
Tình hình quý 2 của Samsung đang không được khả quan lắm. Giữa lúc chip nhớ kéo cả tập đoàn đi xuống, những chiếc smartphone lại trở nên bất lực.
Mặc dù doanh thu từ kinh doanh smartphone quý này có thể được cải thiện, lợi nhuận của họ có thể vẫn rơi tự do. Áp lực cạnh tranh từ Huawei và Xiaomi tiếp tục bào mòn hơn nữa biên lợi nhuận của điện thoại Galaxy, vốn đã "teo tóp" đi nhiều so với vài năm trước.
Cụ thể, mảng IT & Mobile Communications (IM) của Samsung chịu trách nhiệm kinh doanh smartphone, được dự đoán lợi nhuận sẽ chạm đáy 1,7 tỷ USD theo các công ty chứng khoán. Con số này giảm đáng kể so với 2,27 tỷ USD ghi nhận một năm trước, và tiếp tục giảm so với mức 1,93 tỷ USD quý 1 năm nay. Vốn quý đầu năm đã là quý đầu tiên họ đạt lợi nhuận dưới 2 tỷ USD, vậy mà quý 2 còn tiếp tục đi xuống.
Samsung cảnh báo trong quý 2, doanh thu (màu xanh biển) sẽ giảm 4%, lợi nhuận (màu xanh lá) sẽ giảm 56%
Về doanh số, dự kiến sẽ tăng nhẹ lên khoảng 75 triệu chiếc smartphone. Theo Counterpoint Research, doanh số S10 tốt hơn S9 đến 12% trong giai đoạn tháng Ba đến tháng Năm. Tuy nhiên, doanh số này nhìn chung vẫn chưa bật lên được, chủ yếu do toàn thị trường đã bão hòa và người dùng "lười" thay máy hơn.
Lợi nhuận bị bào mòn thực ra không phải vì S10, mà do dòng tầm trung Galaxy A vốn chiếm lượng lớn trong doanh số. Dưới áp lực cạnh tranh của Huawei và Xiaomi, Samsung buộc phải đưa nhiều cải tiến lên máy như camera đa ống kính, cảm biến vân tay quang học. Việc tăng doanh số nhờ các máy giá rẻ và tầm trung, vốn bị thu hẹp biên lợi nhuận, là lý do khiến lãi của đơn vị smartphone giảm.
Dòng Galaxy A là nguyên nhân khiến lợi nhuận mảng di động Samsung chạm đáy
Samsung hưởng lợi từ việc Huawei bị cấm vận, nhưng doanh số tăng lại chủ yếu nằm ở các máy tầm dưới. Giá bán trung bình của họ cũng không tăng, thành ra lợi nhuận cuối cùng lại bị giảm đi. Điều này trái ngược với suy đoán một số người rằng Samsung có thể đi lên sau khi Huawei "ngã ngựa".
Kỳ vọng xoay chuyển tình thế của công ty đặt vào Galaxy Fold và Note 10, hai chiếc smartphone sẽ được tung ra nửa sau năm 2019. Đây đều là máy cao cấp nên cũng sẽ giúp giá bán trung bình của điện thoại Galaxy tăng lên. Nếu thành công về doanh số, lợi nhuận quý 3 và 4 của mảng di động có thể phục hồi, thay vì chạm đáy như quý 2 hiện nay.
Theo VN Review
Lợi nhuận Q2/2019 của Samsung sụt giảm một nửa có thể là do... Huawei? Samsung dự kiến lợi nhuận hoạt động trong quý 2/2019 sẽ giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 56% xuống còn 6.5 nghìn tỷ won (khoảng 5.56 tỷ USD). Doanh thu cũng sẽ giảm 4%, xuống còn 56 nghìn tỷ won (khoảng 47.89 tỷ USD). Đây được xem là mức lợi nhuận thấp nhất của Samsung kể từ quý...