Đằng sau cuộc tấn công vào Đại sứ quán Triều Tiên ở Tây Ban Nha
Một tổ chức chống đối tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với tên gọi Cheollima Civil Defense hôm 27-3 đã thừa nhận trên trang mạng của mình rằng nhóm này đứng sau vụ đột nhập này. Vậy nhóm này là ai, và tại sao họ hành động như vậy?
Bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Hôm 22-2, 10 đối tượng đột nhập vào Đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Madrid, trói các nhân viên của Đại sứ quán, lục soát khu nhà và bỏ trốn cùng với các máy tính và tài liệu khoảng 5 giờ sau đó. Một trong những đối tượng này đã liên hệ với Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chỉ vài ngày sau vụ đột nhập. Tây Ban Nha sau đó có kế hoạch yêu cầu dẫn độ từ Mỹ các thành viên của nhóm tình nghi này.
Cheollima Civil Defense là gì?
Vụ tấn công được hé lộ khi một tổ chức, vốn chống đối tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với tên gọi Cheollima Civil Defense, hôm 27-3 đã thừa nhận đứng sau vụ đột nhập này. Vậy nhóm này là ai, và tại sao họ hành động như vậy?
Thông tin chi tiết về nhóm Cheollima Civil Defense còn mơ hồ. Theo Reuters, nhóm hoạt động bí mật này còn được gọi là Free Joseon, nổi lên vào năm 2017 sau vụ sơ tán một cháu trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, con trai của ông Kim Jong-nam từ Macau ngay khi xuất hiện thông tin tính mạng của nhân vật này bị đe dọa. Một người đàn ông tự xưng là Kim Han-sol đã xuất hiện trong một đoạn băng trên YouTube vào thời điểm đó và nói rằng anh ta an toàn cùng với mẹ và chị gái. “Tên tôi là Kim Han-sol đến từ Triều Tiên, một thành viên trong gia đình họ Kim”, người đàn ông nói bằng tiếng Anh trong đoạn băng dài 40 giây và cho biết thêm: “Cha tôi – tức ông Kim Jong-nam – đã bị sát hại cách đây vài ngày”.
Video đang HOT
Một tài liệu của tòa án Tây Ban Nha đã xác định, người đứng đầu nhóm này là Adrian Hong Chang. Theo báo cáo của tòa, người đàn ông này đã bay đến Mỹ vào ngày 23-2, liên lạc với FBI và đề nghị chia sẻ tài liệu và các đoạn băng bí mật ngay sau vụ tấn công. Báo cáo đã không nói loại thông tin nào chứa trong đó hoặc liệu FBI có chấp nhận đề nghị này không.
Và hiện nay, ngay sau khi tuyên bố nhận trách nhiệm, nhóm này tuyên bố tạm ngừng hoạt động sau khi một thẩm phán Tây Ban Nha ra trát bắt quốc tế đối với 2 người đột nhập bị nghi đang ở Mỹ. Tuy nhiên, nhóm này nói rằng vụ việc xảy ra tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Tây Ban Nha không phải là vụ tấn công, và rằng nhóm này đã được mời tới đó. Tổ chức cũng cho biết vụ việc không liên quan bất kỳ chính phủ nước nào.
Không ảnh hưởng tới đàm phán hạt nhân
Các tài liệu của tòa án Tây Ban Nha đã xác định một người trong nhóm đó là công dân Mexico sinh sống tại Mỹ và một người khác là công dân Mỹ. Việc này cùng với thông tin những kẻ tấn công ngay lập tức sang Mỹ sau vụ việc làm dấy lên những nghi ngờ Washington có liên quan.
Vụ việc này cũng được cho là phủ bóng lên bàn đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên khi những kẻ đột nhập tuyên bố rằng họ đã chia sẻ thông tin đánh cắp được cho Mỹ. Tuy nhiên, Washington phủ nhận liên quan. Vụ đột nhập cũng xảy ra chỉ 5 ngày trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, tuy nhiên Free Joseon cho biết Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội “không liên quan gì tới vụ việc”. Và giới quan sát cho rằng, tuyên bố thừa nhận của nhóm Cheollima Civil Defense cũng có thể phần nào minh oan cho Washington.
Hầu hết các chuyên gia cũng nhận định, vụ việc dường như không ảnh hưởng cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng. Theo các chuyên gia này, vụ việc nói trên khó có thể có tác động lớn đến các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều khi hai bên nhất trí về sự cần thiết phải giữ bầu không khí đối thoại. Ông Shin Beom-chul, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách Asan nói: “Khi mối quan hệ của họ tồi tệ, đây có thể là một lá bài tốt dùng để chỉ trích Mỹ, nhưng khi Triều Tiên nhận thấy rằng đối thoại là cần thiết, họ có thể vượt qua kiểu thách thức này”.
Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul Yang Moo-jin cũng cho rằng, Triều Tiên khó có thể sử dụng vụ việc này để chỉ trích Mỹ, mặc dù đôi khi Bình Nhưỡng có thể giải quyết vấn đề này thông qua một kênh chính thức. Ông Yang cho hay: “Tại thời điểm này, Triều Tiên sẽ theo dõi chặt chẽ cách chính quyền Tây Ban Nha xử lý vụ việc và cách Mỹ phản ứng với điều đó”.
KHẢ ANH
Theo Baocongan
Đã tìm ra thủ phạm tấn công sứ quán Triều Tiên tại Madrid, Mỹ được minh oan?
Ria Novosti đưa tin, trong một tuyên bố trên trang web của mình, nhóm Cheollima đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công Đại sứ quán Triều Tiên hồi tháng 2/2019 ở Madrid, Tây Ban Nha.
Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid, Tây Ban Nha
Theo đó, một tổ chức chống đối tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với tên gọi Cheollima Civil Defense ngày 27/3 đã thừa nhận trên trang Web của mình rằng nhóm này đứng sau vụ tấn vào Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid, Tây Ban Nha hồi tháng trước.
Tờ Washington Post trước đó đưa tin, Cheollima Civil Defense hay còn có tên gọi khác là Free Joseon, nổi lên vào năm 2017 sau khi sơ tán một cháu trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ Macau khi xuất hiện thông tin tính mạng của nhân vật này bị đe dọa.
Cheollima đã viết trên trang mạng của mình rằng vụ việc tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid, Tây Ban Nha không phải một vụ tấn công và nhóm này được mời. Tổ chức trên cũng cho biết vụ việc không liên quan tới bất kỳ chính phủ nước nào.
Trong khi đó, Reuters đưa tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino ngày 26/3 tuyên bố, Chính phủ Mỹ không liên quan tới vụ đột nhập hồi tháng 2/2019 vào Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid, Tây Ban Nha.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Robert Palladino khẳng định Chính phủ Washington "không liên quan" tới vụ đột nhập vào phái bộ ngoại giao Triều Tiên tại Tây Ban Nha.
Trước đó, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha ngày 26/3 cho biết các thẩm phán đang điều tra vụ đột nhập Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid hồi tháng 2 vừa qua dự định sẽ yêu cầu dẫn độ các đối tượng tình nghi từ Mỹ.
Một số nguồn tin an ninh cho biết các thẩm phán tin rằng tất cả nghi phạm bị nhận dạng đều đã tới Mỹ và sẽ gửi yêu cầu dẫn độ các đối tượng này về Tây Ban Nha. Nếu bị kết tội, những nghi phạm trên sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 28 năm tù giam.
Trước đó trong tháng 2, cảnh sát Tây Ban Nha cho biết có 10 đối tượng đã đột nhập vào Đại sứ quán Triều Tiên tại thủ đô Madrid và sau đó rời khỏi Tây Ban Nha. Một trong những đối tượng này đã liên hệ với Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chỉ vài ngày sau vụ đột nhập.
Theo Infornet
Chủ mưu đằng sau vụ tấn công Đại sứ quán Triều Tiên lần đầu lên tiếng Một nhóm người đã đột nhập vào Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid ngày 22.2, trói và bịt miệng các nhân viên rồi lấy máy tính và điện thoại, theo truyền thông Tây Ban Nha. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un Một nhóm bất đồng chính kiến với chính quyền Triều Tiên vừa xác nhận trên trang web của mình rằng...