Đằng sau chuyện Campuchia thận trọng với vaccine Covid-19 của Trung Quốc
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố chỉ chấp nhận vaccine Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, dẫn đến những đồn đoán rằng ông Hun Sen có thông điệp sâu xa hơn về mối quan hệ với Trung Quốc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen gần đây thông báo nước này sẽ đặt lô vaccine Covid-19 đầu tiên qua Covax, chương trình hỗ trợ 92 nước thu nhập thấp tiếp cận vaccine, theo SCMP. Chương trình do WHO tài trợ không sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Ông Hun Sen nói sẽ chỉ chấp nhận vaccine Covid-19 được WHO phê duyệt. “Campuchia không phải thùng rác, cũng không phải nơi thử nghiệm vaccine”, Thủ tướng Campuchia phát biểu.
Một ngày sau bình luận của ông Hun Sen, Bộ Y tế Campuchia lên tiếng giải thích, điều này không có nghĩa là Campuchia từ chối vaccine Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia nói một hãng truyền thông đã đăng tải sai tuyên bố của ông Hun Sen về việc không mua vaccine Trung Quốc. Mặc dù Campuchia không nêu tên hãng truyền thông này, SCMP đồn đoán đó là tạp chí Nikkei châu Á. Nikkei gần đây đăng bài xã luận nhận định, tuyên bố trên nghĩa là Campuchia từ chối vaccine Trung Quốc.
Sophal Ear, giáo sư người Mỹ gốc Campuchia chuyên về ngoại giao và các vấn đề thế giới tại trường Cao đẳng Occidental ở Los Angeles, Mỹ, nói Campuchia phải giải thích vì không muốn chọc giận Trung Quốc.
Video đang HOT
Những năm gần đây, Bắc Kinh đã xây dựng mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự gần gũi với Campuchia, dẫn đến những đồn đoán rằng Campuchia quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Hồi tháng 8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh sẽ ưu tiên cho các nước Đông Nam Á tiếp cận vaccine Covid-19. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng nhắc lại điều này trong chuyến thăm Campuchia vào tháng 10.
Sovinda Po, nhà nghiên cứu tại Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia, nói về ba lý do khiến Campuchia thận trọng với vaccine Covid-19 của Trung Quốc.
Thứ nhất, nhu cầu vaccine của Campuchia chưa quá cấp thiết. Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Campuchia chưa quá tồi tệ. Campuchia hiện ghi nhận 362 ca nhiễm và chưa có ca tử vong nào vì Covid-19.
Vaccine ngừa Covid-19 do Sinovac phát triển ở Trung Quốc.
Thứ hai, Thủ tướng Hun Sen muốn đảm bảo bất kỳ loại vaccine nào được nhập vào Campuchia sẽ không ảnh hưởng đến các nỗ lực của chính phủ. “Nếu ông ấy chấp nhận vaccine của Trung Quốc và có sự cố xảy ra, điều này sẽ có tác động tiêu cực”, Po nói thêm.
Thứ ba, Campuchia thận trọng với vaccine Covid-19 của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy Phnom Penh muốn gửi tín hiệu đến phương Tây, thể hiện rằng mình “không phải là sân sau của Trung Quốc và các nước nên xem lại chính sách”.
Quan hệ Mỹ-Campuchia hiện chưa có dấu hiệu tích cực kể từ khi Campuchia phá hủy cơ sở Mỹ bên trong căn cứ hải quân ở phía tây nam nước này, dẫn đến những đồn đoán rằng quân đội Trung Quốc sẽ hiện diện tại căn cứ này.
Po nói mặc dù Campuchia đang xích lại gần Trung Quốc, những động thái này được “tính toán cẩn thận” và “không nên nghĩ rằng Campuchia sẽ luôn nghe theo Trung Quốc”.
Kimkong Heng, nhà nghiên cứu Campuchia tại Đại học Queensland, Úc, nói tuyên bố của ông Hun Sen không đề cập cụ thể đến vaccine Trung Quốc. Ông Hun Sen chỉ nói nước này không cho phép bất kỳ quốc gia nào thử nghiệm vaccine ở Campuchia.
“Đây là một tuyên bố thông minh cho thấy sự hiểu biết về các giai đoạn phát triển vaccine”, Heng nói, cho rằng ông Hun Sen vẫn có thể thay đổi quyết định tùy thuộc vào bước tiến của vaccine Trung Quốc.
“Hiện tại, ông ấy có thể ngồi yên chờ đợi và nói những điều tốt đẹp. Nhưng trong tương lai, khó mà từ chối vaccine Covid-19 miễn phí của Trung Quốc”, Heng nói.
Indonesia chưa thể chứng thực vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc hiệu quả 97%
Công ty dược phẩm Bio Farma thuộc quản lý của chính phủ Indonesia cho biết không thể xác thực mức độ hiệu quả vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc và cần phải đợi dữ liệu hoàn chỉnh.
Một container chứa vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac hạ cánh xuống sân bay quốc tế Soekarno-Hatta gần Jakarta ngày 6/12. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), trong một tuyên bố ra ngày 8/12, Bio Farma cho biết báo cáo tạm thời từ đợt thử nghiệm Giai đoạn 3 vaccine CoronaVac do Sinovac phát triển dự kiến có vào tháng 1/2021.
Trước đó, Bio Farma tiết lộ các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine của Trung Quốc có hiệu quả lên tới 97%. Song sau đó cùng ngày, ông Bambang Heriyanto - một quan chức của Bio Farma - đã rút lại đánh giá này.
Tháng trước, công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc tuyên bố 97% người trưởng thành khỏe mạnh tham gia thử nghiệm Giai đoạn 1-2 vaccine CoronaVac đã sản sinh phản ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Một phát ngôn viên của Sinovac ngày 8/12 cho biết công ty vẫn chưa nhận được kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của vaccine trong các đợt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Bio Farma khẳng định không ai trong số hơn 1.600 tình nguyện viên có phản ứng phụ nghiêm trọng.
Trung tâm y sinh thuộc Viện Butantan tại Brazil - nơi cũng đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine CoronaVac - tuần trước thông báo Sinovac dự kiến công bố kết quả thử nghiệm vào ngày 15/12.
Hơn một triệu liều vaccine ngừa COVID-19 thử nghiệm do Sinovac phát triển đã được đưa đến Indonesia vào tối Chủ nhật. Ở giai đoạn tiếp theo, 1,8 triệu liều vaccine Sinovac sẽ được chuyển đến Indonesia trong tháng 1/2021.
Ông Hermawan Saputra làm việc trong Hiệp hội Chuyên gia Y tế Công cộng Indonesia cho biết 1,2 triệu liều vaccine giai đoạn đầu chỉ đủ cho 600.000 người, vì mỗi người phải tiêm hai liều mới hiệu quả.
Ngày 7/12, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati công bố trong năm nay, chính phủ nước này chi gần 45 triệu USD để mua vaccine phòng COVID-19. Bộ trưởng Sri Mulyani Indrawati nêu rõ chính phủ đã chi khoản ngân sách trên để mua 3 triệu liều vaccine của công ty công nghệ sinh học Sinovac và 100.000 liều vaccine của công ty Cansino, đều của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia cũng chi khoảng 19,6 triệu USD để mua các vật tư y tế hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine như ống tiêm, bông tẩm cồn và các hộp đựng an toàn. Bên cạnh đó, nước này cũng dành khoảng 13,4 triệu USD mua các trang thiết bị lưu trữ và bảo quản vaccine như tủ lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ, đồ bảo hộ cá nhân... Tham gia chương trình tiêm chủng vaccine này có 10.134 trung tâm y tế cộng đồng và 2.877 bệnh viện.
Những câu hỏi chưa được giải đáp xung quanh vaccine COVID-19 Từ đầu tháng 11 vừa qua, liên tiếp xuất hiện những thông tin thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho kết quả khả quan, với mức độ hiệu quả có thể lên đến hơn 90%. Nhờ những nỗ lực không ngừng của giới khoa học, triển vọng tìm ra vaccine đã ngày càng sáng rõ, hứa hẹn có...