Đằng sau chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản là gì?
Tình hình địa chính trị ở khu vực Thái Bình Dương liên tục thay đổi buộc các quốc gia khu vực phải có những biện pháp thích hợp.
Năm 2012, Mỹ tuyên bố ý đồ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á, tập trung 2/3 số lượng chiến hạm hiện có. Những chương trình nhằm tăng cường sức mạnh trên Biển Đông và Hoa Đông cũng được Trung Quốc tiến hành. Những tình huống diễn ra cuối năm 2013 đã buộc Nhật Bản có giải pháp tương xứng với những nguy cơ hiện hữu.
Ủy ban đặc biệt chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị hai bộ văn kiện phát triển lực lượng phòng vệ và chiến lược quốc phòng trong thời gian tới. Hai văn kiện đã được chính phủ Nhật thông qua.
Theo văn kiện trong vòng năm năm tới lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phát triển “kế hoạch trung hạn đảm bảo quốc phòng”, trong thập niên tiếp theo sẽ đưa vào thực tế hóa kế hoạch “Những định hướng đổi mới về quốc phòng”.
Khi phát triển các văn kiện liên quan đến chiến lược quốc phòng mới, ủy ban đặc biệt đã tính đến những xu hướng phát triển địa chính trị những năm tới, những nguy cơ hiện hữu và tiềm năng, những đặc điểm nổi bật của Luật pháp Nhật Bản và quốc tế
Khu trục hạm tên lửa Asigira lớp Atago
Chi tiết của hai chương trình chưa được làm rõ, nhưng những điểm chính đã được công bố. Tất cả những thay đổi trong chiến lược quốc phòng đều gắn liền với nguy cơ đe dọa từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Gia tăng sức mạnh quân sự của hai nước đã buộc chính phủ Nhật Bản phải lật lại các quan điểm của mình trong lĩnh vực quốc phòng.
Nội dung quan hệ đối ngoại trong chiến lược quốc phòng mới cũng đề cập tới Mỹ. Theo các thông tin được công bố, cả hai dự án đều đề xuất tăng cường hợp tác quân sự với Washington.
Ủy ban đặc biệt nhấn mạnh, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế thường xuyên thay đổi, do đó Nhật Bản cần tìm kiếm các đồng minh mới trong hợp tác quân sự chính trị và hợp tác khoa học quân sự. Danh sách những nước để xuất tăng cường hợp tác không được công bố.
Một đặc điểm nổi bật trong chiến lược quân sự mới là có thể Nhật Bản sẽ từ bỏ một số nguyên tắc đã tuân thủ trong nhiều thập niên. Để tìm kiếm và lôi kéo các đồng minh, Nhật Bản sẽ rời bỏ nguyên tắc hạn chế xuất khẩu vũ khí. Theo luật pháp Nhật Bản, xuất khẩu vũ khí và trang bị quân sự chỉ được tiến hành trong trường hợp không đi ngược lại lợi ích quốc phòng của đất nước.
Khu trục hạm DDH-141 JDS Haruna lớp Congo
Tìm kiếm đồng minh và bán trang thiết bị quân sự là một trong những định hướng chủ chốt sẽ được chiến lược quốc phòng mới phát triển. Sau khi những công bố được đưa ra, báo chí nước ngoài cho rằng đó là những tư tưởng của Thủ tướng Nhật ông Abe Shinzoe. Trong thời gian qua ông đã có nhiều sáng kiến tăng cường sức mạnh quốc phòng Nhật Bản.
Hai văn kiện được thông qua không những tập trung sự quan tâm vào quan hệ chính trị đối ngoại, mà còn tập trung vào hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Cùng với những nguy cơ và cuộc chiến tranh giả định với kẻ thù tiềm năng đã hình thành yêu cầu cấp thiết về tiềm lực quân sự đối với Phòng vệ Nhật Bản.
Để theo dõi sát sao kẻ thù tiềm năng và kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn, ủy ban đặc biệt đã kiến nghị tăng cường các phương tiện tình báo – trinh sát theo dõi khoảng không trên những hòn đảo Nhật Bản, đồng thời đề xuất mua UAV nước ngoài.
Video đang HOT
Từ khả năng khó hình thành các cuộc chiến trên đất liền, tác giả của các văn kiện kiến nghị giảm thiểu 2/3 số lượng xe tăng có trong biên chế mà con số đã vượt quá 700 xe. Thay thế xe tăng là các xe bọc thép lưỡng cư bánh hơi với số lượng hàng trăm chiếc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ bảo vệ đáo, cơ động nhanh lực lượng trên các tuyến đường giao thông hiện đại của Nhật.
Mối quan tâm đặc biệt được tập trung vào khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa. Kế hoạch sẽ mua 28 máy bay Lockheed Martin F-35 Lightning II Mỹ. Chiến lược quốc phòng mới cũng yêu cầu phải tăng cường khả năng phòng không – phòng thủ tên lửa của hạm đội.
Hiện Hải quân Nhật Bản có 6 tàu khu trục 2 chiếc lớp Atago và 4 chiếc lớp Congo, được trang bị hệ thống điều hành thông tin tác chiến (CICS), hệ thống phòng không AEGIS và tên lửa phòng không Mỹ.
Trong tương lai, cần đóng thêm hai tàu khu trục có hệ thống CICS và AEGIS, nâng cấp tàu khu trục hiện tại. Sau khi hiện đại hóa các khu trục hạm sẽ lắp đặt tên lửa SM-3.
Chiến lược quốc phòng mới định hướng tập trung nguồn lực hình thành và phát triển các đơn vị thực hiện các hoạt động tác chiến trên không gian xa lãnh thổ. Để bảo vệ các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Phòng vệ Biển Nhật Bản cần hơn 50 các tàu đổ bộ cao tốc và 17 chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng V/STOL Bell V-22 Osprey.
Những kế hoạch phát triển sức mạnh quốc phòng Nhật bản có thể chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến việc hiện đại hóa lực lượng và tăng cường sức chiến đấu.
Điều đó không đặc biệt do quốc gia nào có lực lượng vũ trang đều nỗ lực tăng cường sức mạnh chiến đấu đồng nghĩa với việc tăng cường năng lực quốc phòng. Phần thứ hai của chiến lược nhằm mục đích tăng cường hợp tác quốc tế có thể được coi là phần quan trọng nhất của chiến lược mới Nhật Bản.
Tìm kiếm đồng minh trong các nước khu vực có thể là xu hướng Nhật Bản đang vươn mình trở thành siêu cường khu vực ngay trong lĩnh vực cung cấp vũ khí. Xuất khẩu vũ khí và phương tiện chiến tranh là một đặc điểm quan trọng của chiến lược quốc phòng Nhật bản mới.
Tàu sân bay trực thăng Huyga dẫn đầu cuộc tập trận chung hải quân Mỹ-Nhật Bản năm 2009.
Nhật Bản sẽ từ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí của mình. Trong nhiều thập kỷ Nhật Bản không cung cấp vũ khí trang bị cho các nước cộng sản (hàm ý Việt Nam), các nước có xung đột và các quốc gia bị Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh cấm vận.
Cũng chưa chắc chắn nước nào sẽ nhập khẩu vũ khí từ Nhật Bản, nhưng việc từ bỏ nguyên tắc giới hạn xuất khẩu vũ khí sẽ làm tăng số lượng phương tiện chiến tranh lên nhiều lần.
Nền công nghiệp phát triển và chính sách đồng minh khiến Nhật có thể có được số lượng các hợp đồng đáng kể cung cấp vũ khí trang thiết bị. Nhưng số lượng có thể cung cấp vẫn là một ẩn số do Nhật Bản chưa từng là nhà xuất khẩu vũ khi.
Công nghiệp quốc phòng Nhật trong thời gian dài chỉ đáp ứng yêu cầu của phòng thủ trong nước, hiếm khi thực hiện các hợp đồng nước ngoài. Nhưng có nhiều căn cứ cho rằng, Nhật Bản sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu ở châu Á vì những lý do lịch sử và quan hệ phức tạp hiện tại.
Từ chiến lược quốc phòng mới của Tokyo có thể khẳng định, trong những năm sắp tới sức mạnh quốc phòng Nhật Bản sẽ tăng cường mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tham vọng tìm kiếm đồng minh khu vực vẫn còn có khó khăn nhưng sẽ mang lại những lợi ích chiến lược cho Nhật Bản trong xung đột với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Xuất khẩu vũ khí là một vấn đề hoàn toàn mới đối với Nhật Bản và với thể giới. Nhưng trong năm năm tới, những định hướng chiến lược này sẽ được cụ thể hóa trong đời sống chính trị, quân sự của đất nước mặt trời.
Theo Báo Đất Việt
10 khu trục hạm bự nhất thế giới (1): Mỹ là số 1
Không phải Nga, mà Mỹ mới là quốc gia nắm vị trí số 1 trong top 10 tàu khu trục lớn nhất thế giới hiện nay.
1. Khu trục hạm DDG 1000 lớp Zumwalt (Mỹ)
Khu trục hạm đa năng DDG 1000 lớp Zumwalt mới nhất của Hải quân Mỹ là tàu khu trục lớn nhất thế giới từng được đóng với lượng choán nước đầy tải lên tới 15.646 tấn. Nó đã bắt đầu được đóng từ năm 2009, hạ thủy tháng 10/2013 và chiếc đầu tiên sẽ gia nhập Hải quân Mỹ vào năm sau.
Mỗi tàu khu trục lớp Zumwalt có chiều dài 186m và rộng 24,5m với thủy thủ đoàn 158 người. Thiết kế đột phá giúp tăng tính năng "tàng hình" và giúp cho chiếc tàu có thể đảm đương nhiều chức năng phòng không, chống ngầm, tiêu diệt tàu mặt nước khi di chuyển với tốc độ 30 hải lý/giờ.
DDG-1000 với thiết kế cực "dị" nhưng cũng cực kì lợi hại.
Về vũ khí, mỗi con tàu lớp Zumwalt có 80 ống phóng thẳng đứng (VLS) bắn các tên lửa chống ngầm, chống hạm hay tên lửa hành trình, phòng không. Ngoài ra, trên tàu còn có 2 hải pháo 155mm và hai pháo phòng không tầm cực gần 30mm. Tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đều được sử dụng trên Zumwalt, kể cả hệ thống kiểm soát thiệt hại cũng được tích hợp. Ngoài ra trên tàu còn có sân đáp trực thăng lớn và nhà chứa máy bay.
2. Khu trục hạm lớp Atago (Nhật)
Với tổng choán nước đầy tải là 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người khiến chiếc tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành một trong những khu trục hạm lớn nhất thế giới. Tàu lớp Atago là sự nâng cấp của lớp tàu Kongo và có chiều dài 165m.
Tàu khu trục Aegis DDG-177 lớp Atago.
Chiếc đầu tiên của lớp tàu này, khu trục hạm Atago (DDG-177) được bàn giao năm 2007 còn chiếc thứ hai mang tên Ashigara (DDG-178) gia nhập biên chế Nhật năm 2008.
Hệ thống vũ khí trên tàu lớp Atago tạo thành hệ thống tác chiến Aegis, ống phóng thẳng đứng Mk 41, hai pháo 20mm, hải pháo Mark 45 Mod 4 cỡ nòng 127mm, tên lửa đối hạm và bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ Type 68. Tàu lớp Atago còn có bãi đáp trực thăng và nhà chứa 1 máy bay mang theo, tốc độ tối đa của khu trục hạm Atago là 30 hải lý/giờ.
3. Khu trục hạm lớp Hoàng đế Sejong (Hàn Quốc)
Tàu lớp Hoàng đế Sejong, còn được biết đến với tên DDH-III là khu trục hiện đại và lớn nhất của hải quân Hàn Quốc, được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, mỗi chiếc có tổng choán nước 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.
Khu trục hạm lớp DDH-III nằm trong chiến lược biển xanh của Hàn Quốc khi phát triển một thế hệ tàu tân tiến mới. Ba tàu khu trục lớp DDH-III đã được đóng bởi tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai và Daewoo để bàn giao cho Quân đội Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2012.
DDH-III Hoàng đế Sejong của Hàn Quốc.
Vũ khí của niềm tự hào Hải quân Hàn Quốc là hải pháo Mk 45 Mod 4 127mm, pháo phòng không tầm cực gần (CIWS) Goalkeeper, tên lửa phòng không/chống tàu, rocket chống ngầm và ngư lôi. Khu trục hạm này còn mang theo 2 máy bay trực thăng để trong nhà chứa và hệ thống động lực kết hợp khí và tuốc-bin khí giúp đạt tốc độ 30 hải lý/giờ.
4/ Khu trục hạm lớp Kee-Lung (Đài Loan)
Lớp Kee-Lung (lúc đầu gọi là lớp Kidd), gồm 4 chiếc tàu trong biên chế Hải quân Đài Loan là loại khu trục hạm lớn thứ 4 trên thế giới, đồng thời cũng là tàu chiến lớn nhất nước này. Những chiếc tàu này được chuyển giao cho Quân đội Đài Loan từ năm 2005 đến 2006.
Tàu lớp Kee-lung có lượng choán nước tiêu chuẩn 6.950 tấn và khi đầy tải là 9.574 tấn. Mỗi tàu có đội thủy thủ đoàn lên đến 363 ngườii, trang bị các hệ thống thông tin và tác chiến rất hiện đại để đảm nhiệm chức năng kì hạm chỉ huy hạm đội.
"Nắm đấm" trên biển Kee-lung của Hải quân Đài Loan.
Vũ khí của khu trục lớp Kee-lung gồm: 2 hải pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh Phalanx, 2 bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa Harpoon và tên lửa phòng không tầm xa SM-2. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk và tốc độ tối đa của khu trục hạm loại này lên tới 33 hải lý/giờ.
5/ Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke (Mỹ)
Arleigh-Bruke là loại tàu khu trục chủ lực của Hải quân Mỹ, là loại tàu khu trục lớn thứ 5 thế giới và nó cũng là loại tàu đầu tiên sử dụng hệ thống tác chiến Aegis. Các tàu lớp này bắt đầu gia nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1991.
Hiện nay, Hải quân Mỹ có trong biên chế 62 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke với 3 phiên bản là Flight I (DDG 51-71), Flight II (DDG 72-78) và Flight IIA (DDG 79 về sau). Thiết kế của Flight III đã được lên kế hoạch cho năm 2016. Ở phiên bản Flight IIA có tổng choán nước là 9.648 tấn.
Khu trục hạm lớp Arleigh-Burke.
Hiện các tàu Arleight-Bruke mới nhất trang bị tên lửa phòng không tầm xa loại SM-2/3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, tên lửa phòng không tầm trung-gần Sea Sparrow, ngư lôi Mk 46 và pháo hạm Mk 45 127mm. Bốn động cơ tuốc-bin khí LM2500-30 giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Theo Kiến thức
Số phận éo le của khu trục hạm mạnh nhất Hải quân Ấn Độ Sau 10 năm kể từ khi chiếc tàu đầu tiên được đặt ky, Ấn Độ vẫn chưa thể đưa tàu nào thuộc đề án 15A lớp Kolkata vào biên chế. Một số bức ảnh chụp quân cảng Mumbai mới đây đã tiết lộ hình ảnh mới nhất về chiếc tàu khu trục đầu tiên mang tên INS Kolkata, thuộc đề án 15A lớp...