Đằng sau bức thư của cô học sinh lớp 3 “gây bão”: “áo giáp” nào bảo vệ con khoẻ mạnh đến trường?
Vừa qua, bức thư nói lên niềm mong mỏi đi học lại sau mùa dịch của một học sinh tiểu học đã “phủ sóng” khắp cộng đồng mạng. Đáng yêu là thế nhưng những dòng thư này lại khiến nhiều cha mẹ thêm trăn trở, suy tư.
Nỗi lo xuất phát từ những tâm tư ngây ngô
Bức thư “gây bão” nói trên xuất phát từ những tâm tư của một học sinh lớp 3 gửi cô giáo chủ nhiệm, mong được đi học lại sau thời gian dài tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
Sau khi được mẹ vô tình tìm thấy và đăng tải trên mạng xã hội, bức thư đã nhận được hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và bình luận chỉ trong vòng vài ngày.
Bức thư của bé Bảo Châu như thay lời cho bao học sinh khác cũng đã chờ đợi, mong mỏi từng ngày để trở lại trường sau kỳ nghỉ dài
Đọc thư, nhiều người mẹ không khỏi bất ngờ khi biết bé ngày đêm mong ngóng được hòa mình trong thế giới muôn màu ở trường đến thế nào. Thế nhưng, hơn cả vậy là những trăn trở, lắng lo của mẹ khi để bé quay trở lại trường học, đặc biệt khi dịch bệnh còn chưa qua hẳn. Bố mẹ còn công việc, chẳng thể bên con mọi lúc, làm sao mới có thể bảo vệ toàn diện sức khỏe cho con?
Trường học vốn là nơi đông đúc mà hầu hết con trẻ lại chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân lẫn vệ sinh chung một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, dù nhà trường có trang bị khu vực rửa tay, phát khẩu trang cũng như giáo dục phòng chống dịch bệnh cho bé nhưng chừng đó vẫn chưa đủ khiến phụ huynh an lòng. Ai ai cũng đau đầu về một phương pháp toàn diện, đóng vai trò như lớp “áo giáp” bảo vệ bé khỏi sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.
Đề kháng da – lời giải cho bài toán hệ miễn dịch toàn diện của bé
Theo TS. Ngô Đức Hùng: “Cha mẹ đang tập trung vào các biện pháp bên ngoài, nhưng lại quên mất việc gia cố cho “bộ áo giáp” vô hình, đó là hệ miễn dịch”. Việc tăng cường hệ miễn dịch rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh, cần được thực hiện một cách toàn diện, đặc biệt là với một thành phần thiết yếu nhưng chưa được nhiều người biết đến: đề kháng da.
TS. Phạm Lê Duy cho biết: “Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể người, là “rào cản” đầu tiên của cơ thể trước tác nhân gây hại. Đề kháng da là một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có, giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh”. Với cấu tạo chặt chẽ từ 3 lớp “hàng rào” vật lý, hóa học và sinh học, đề kháng da hoạt động 24/7 để bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, TS. Phạm Lê Duy khẳng định rằng: “Chiếc “áo giáp” mà con trẻ cần chính là một hệ miễn dịch khỏe mạnh, trong đó bao gồm một hàng rào đề kháng da vững chãi!”.
Bé sẽ được bảo vệ toàn diện hơn nhờ “áo giáp” đề kháng da khỏe mạnh
Để phòng bệnh hiệu quả, cả gia đình cần duy trì thói quen đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người, rửa tay theo quy trình 6 bước được khuyến cáo bởi Bộ Y Tế, trang bị sẵn gel rửa tay khô cho con mang theo đến trường để sử dụng khi việc rửa tay với xà phòng và nước sạch không thực hiện được, hạn chế các thói quen xấu như dùng tay chạm lên mắt mũi miệng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như củng cố lớp “áo giáp” đề kháng da bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, khuyến khích bé tập thể dục thể thao vừa sức, ngủ đủ giấc, song song với việc rèn luyện những thói quen vệ sinh tốt. TS. Phạm Lê Duy cũng khuyên rằng tắm rửa đúng cách sau một ngày dài hoạt động, chọn loại sữa tắm phù hợp, không làm ảnh hưởng đến đề kháng da sẽ rất hữu ích để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, các dị ứng nguyên và bụi mịn bám trên da bé. Từ đó, bé sẽ được bảo vệ toàn diện nhờ hệ miễn dịch của cơ thể.
Khi hệ miễn dịch mạnh khỏe toàn diện và “áo giáp” đề kháng da hoạt động tối ưu, bé sẽ thêm mạnh mẽ trước những nguy cơ dịch bệnh xung quanh, mẹ có thể “quẳng gánh lo”, an tâm để con tha hồ khám phá nhiều điều hay khi đến lớp.
Ngày đầu tiên đi học, em mắt ướt lệ nhòa: Đây là đâu và cô là ai?
Loanh quanh tìm cô giáo chủ nhiệm trong nước mắt, nhưng cô giáo đứng ngay trước mặt cậu bé vẫn không nhận ra.
Ngày 11/5, tại một trường mầm non tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một cậu bé khóc thút thít, do nghỉ dịch quá lâu nên em không nhớ lớp học, quên luôn cả giáo viên chủ nhiệm. Cậu nhóc được mẹ dặn tìm cô giáo Mã, mà tìm mãi không thấy. Điều khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ là cô giáo Mã đứng ngay trước mặt nhưng cậu bé vẫn không nhận ra.
Hiệu trưởng trường mầm non cho biết: 'Trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh, phụ huynh không được vào trường nhằm tránh lây lan dịch bệnh cho các em. Do đó, các em mầm non phải tự mình vào lớp'.
Em không tìm thấy cô giáo Mã.
Em không tìm thấy lớp của mình.
Được biết, trường hợp cậu bé khóc thút thít quên lớp, không nhận ra giáo viên đứng trước mặt, nguyên nhân một phần là do giáo viên đang mang khẩu trang. Giáo viên của cậu bé chia sẻ: 'Cậu bé vào trường liền đi tìm cô giáo Mã, khi không thể tìm được thì em khóc rất đáng thương. Sau khi tôi nói cho cậu bé biết tôi chính là cô giáo Mã thì cậu bé rất vui mừng'.
Ngày hôm sau, cậu bé đến trường với nét mặt vui tươi vì đã nhớ mặt cô giáo và lớp học.
Sau khi video trên được chia sẻ, cộng đồng mạng Trung Quốc hài hước bình luận:
'Cô giáo Mã chắc hẳn buồn lắm, vì cậu học trò dễ thương quên mất khuôn mặt của mình'.
'Đúng là xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt'.
'Cậu bé đáng yêu thật đấy, bộ dạng khóc thút thít nhìn em thật tội nghiệp'.
Dòng tin nhắn của GVCN khiến dân tình cười ngất: "Khi con học online, các bố không được mặc quần đùi, cởi trần đi đi lại lại phía sau..." Cho đến thời điểm hiện tại, học online được coi là biện pháp hiệu quả giúp phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh tuy nhiên đằng sau nó xuất hiện 1001 câu chuyện cười ra nước mắt. Khi việc dạy và học chuyển từ bảng đen, phấn trắng sang màn hình Laptop/ Ipad/ Iphone... cũng là lúc hàng triệu học sinh, sinh...