Đang ngồi học, bé gái 9 tuổi bất ngờ đột quỵ do thiếu máu não
Đang ngồi học, bé gái 9 tuổi bỗng tê liệt nửa người bên trái và được đưa đến cơ sở y tế. Bệnh nhi được chẩn đoán bị đột quỵ có thể do thiếu máu não.
Ngày 29-4, PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết cách đây ít ngày tại đây đã tiếp nhận một bệnh nhân là bé gái 9 tuổi được chuyển đến từ Hà Nam bị đột quỵ nhưng chưa xác định được căn nguyên.
Người nhà bệnh nhân cho biết trước đó, khi đang ngồi học trong lớp, bé gái bất ngờ bị tê bì liệt nửa người bên trái. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế. Qua hội chẩn, các bác sĩ nghĩ nhiều đến nguy cơ đột quỵ và chuyển tiếp bệnh nhân đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
PGS Mai Duy Tôn cảnh báo nhiều người trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên bị đột quỵ nhưng không được phát hiện sớm
Với kết qủa chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ do thiếu máu não nhưng chưa rõ căn nguyên. Theo PGS Tôn, bệnh nhân được kết hợp điều trị với tập phục hồi chức năng. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã phục hồi gần như hoàn toàn, không để lại di chứng.
Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 12 tuổi ở Phú Thọ cũng được chẩn đoán bị đột quỵ do bất thường dị dạng mạch. Gia đình bệnh nhân cho biết trước đó, cháu bé đột ngột nhìn mờ nên được gia đình đưa đến bệnh viện. Với sự can thiệp của các bác sĩ phẫu thuật thần kinh và chuyên gia về đột quỵ, bệnh nhi đã được phẫu thuật, điều trị kịp thời, sức khỏe hồi phục.
Video đang HOT
PGS Tôn cho biết kể từ khi thành lập tới nay, hơn 5 tháng, Trung tâm đột quỵ đã cấp cứu cho khoảng 5.500 người bệnh bị đột quỵ, trung bình mỗi tháng có 1.000 ca đột quỵ, trong đó 10% là nhóm người trẻ tuổi (dưới 45 tuổi). Đáng nói, trong số bệnh nhân cấp cứu do đột quỵ chỉ có 30% bệnh nhân được đến viện sớm và can thiệp kịp thời khi có biểu hiện bệnh (trước 4,5 giờ).
Các bác sĩ khuyến cáo “thời gian vàng” điều trị đột quỵ là trước 6 tiếng khi có biểu hiện bệnh
“Với bệnh nhân đột quỵ não, chúng ta phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ. Đó là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt…
Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”.
Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4-5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu. Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, chúng ta cần đưa người bệnh vào viện ngay để điều trị càng sớm càng hiệu quả”- PGS Tôn khuyến cáo.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người bệnh đột quỵ mới mắc, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba, gây tàn phế đứng hàng thứ nhất. Với người trẻ mắc đột quỵ, nhất là trẻ dưới 15 tuổi, PGS Tôn lưu ý các gia đình có người thân (bố mẹ) từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh về gan thận đa nang nên tầm soát hình ảnh mạch máu để phát hiện sớm các bất thường liên quan đến di truyền, mạch máu.
Các bác sĩ cũng lưu ý nguyên tắc “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ rất quan trọng. Do vậy khi trẻ có triệu chứng đau đầu, co giật, động kinh… nên sớm đưa đi tầm soát mạch máu não.
Bệnh viện thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn “kim cương” về điều trị đột quỵ
Sáng 29-4, Bệnh viện Bạch Mai đã được trao Chứng nhận Kim cương của Tổ chức Đột quỵ thế giới. Theo PGS Mai Duy Tôn, để đạt được chuẩn “kim cương” này, bệnh viện phải đáp ứng 10 tiêu chí gắt gao từ Tổ chức Đột quỵ Thế giới. Đây là tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Tổ chức Đột quỵ Thế giới dành cho các Trung tâm đột quỵ so với các chuẩn “vàng” và “bạch kim” mà một số bệnh viện ở Việt Nam vừa được công nhận thời gian qua. Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế thứ 2 sau Bệnh viện Nhân dân 115 đạt chuẩn “kim cương” trong điều trị đột quỵ.
Trung tâm Đột quỵ được thành lập ngày 21-10-2020, kế thừa những hoạt động trong lĩnh vực Đột quỵ của Khoa Cấp cứu (Khoa A9) Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian qua, hàng ngàn bệnh nhân đã được điều trị cấp cứu hiệu quả với chất lượng cao tại Trung tâm.
Theo PGS Tôn, ngoài việc chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiến hành tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu, người bệnh đột quỵ cần được phối hợp với các chuyên khoa khác như: Chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu, Phẫu thuật thần kinh để phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu diện rộng… Cùng đó, bệnh nhân đột quỵ nặng cần được hồi sức thần kinh, thực hiện các thủ thuật cấp cứu tại giường, tập luyện phục hồi chức năng.
Biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua
Tôi rất hay bị hoa mắt, choáng váng, nhất là khi làm việc gắng sức. Tôi hơi lo lắng vì mẹ tôi đã từng bị đột quỵ. Có phải tôi bị thiếu máu não không, thưa bác sĩ?
Vũ Thanh Tùng (Thanh Hóa)
Ảnh minh họa
Với những dấu hiệu kể trên thì chưa đủ căn cứ để nói bạn bị thiếu máu não. Nhưng nhân tiện bạn hỏi thì bác sĩ gia đình tư vấn biểu hiện của bệnh thiếu máu não cho bạn và độc giả.
Mỗi vùng của não được nuôi dưỡng bằng một mạch máu riêng, nếu các mạch máu này bị hẹp hoặc bị bít tắc, làm giảm sự tưới máu cho phần não mà mạch máu chi phối sẽ gây rối loạn chức năng của vùng não đó. Hơn nữa, mỗi phần của não lại chi phối một bộ phận của cơ thể: về vận động, cảm giác, về ngôn ngữ, về 6 giác quan...
Vì vậy, khi một vùng não bị tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng ở cơ thể mà vùng não chi phối như: vùng vận động của não bị tổn thương thì bệnh nhân bị liệt; vùng ngôn ngữ bị tổn thương thì bệnh nhân nói ngọng hoặc không nói được nữa...
Tùy mức độ thiếu máu và chức năng của các tế bào não mà mạch máu đó nuôi dưỡng, cơ thể sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau như yếu liệt tay chân, méo miệng, khó nói, tê nửa người, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt...
Dấu hiệu của cơn thiếu máu náo thoáng qua xuất hiện đột ngột khi bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường như: bất tỉnh, nhức đầu, yếu nhẹ hoặc liệt nửa người, nói ngọng hay không nói được, 1 mắt hoặc cả 2 mắt bỗng không nhìn thấy, tự nhiên mất thăng bằng, chóng mặt, đi hay đứng không vững...
Các dấu hiệu trên chỉ kéo dài khoảng 1-10 phút, hiếm khi kéo dài quá 1 giờ. Khi triệu chứng kéo dài quá 1 giờ được xem như bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, khi đó não đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Nữ sinh lớp 12 bị đột quỵ Sau khi về nhà, nữ sinh bất ngờ bất tỉnh, co giật mạnh và rơi vào hôn mê sâu. Thông tin do Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cung cấp ngày 12/4. Bệnh nhân là em B.K. (18 tuổi, ngụ tại Tỉnh Long An). Người nhà cho biết trưa 31/3, sau khi đi học về, em K. vào phòng tắm thay quần áo,...