“Đắng lòng” Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo

Theo dõi VGT trên

Những sự cố xảy ra liên tiếp gần đây với các máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất của Nga đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của chúng.

Nga che giấu sự thật vụ cháy T-50? Su-35 Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ tối tân nhất của NgaSu-34 sẽ là tổ hợp tấ.n côn.g chính của Không quân Nga

Đối vũ khí nói chung và máy bay chiến đấu nói riêng, mọi quốc gia đều dành những mỹ từ đẹp nhất để ca ngợi rằng sản phẩm do mình sản xuất có tính năng vượt trội hẳn so với quốc gia khác. Máy bay chiến đấu không chỉ phục vụ mục đích trang bị cho quân đội mà còn là một sản phẩm hướng đến thị trường xuất khẩu nên việc ca ngợi thậm chí hơi quá cũng là điều dễ hiểu.

Nga là một “Ông lớn” trong ngành công nghiệp hàng không quân sự thế giới, họ có rất nhiều chủng loại máy bay chiến đấu đang làm mưa làm gió trên thị trường xuất khẩu. Tất nhiên, để có được những thành quả như ngày hôm nay, Nga đã tốn không ít thời gian và tiề.n bạc để quảng bá cho các sản phẩm của mình.

Nổi bật trong các chương trình máy bay chiến đấu đình đám, đang được quảng cáo rầm rộ của Nga là cường kích Su-34 Fullback, tiêm kích đa năng Su-35S và tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50. Truyền thông Nga từng ví von rằng Su-34 Fullback là tiêm kích-bom có “1-0-2″ trên thế giới, Không quân Nga ưu ái đặt cho Su-34 biệt danh “ xe tăng bay” bởi khả năng mang theo lượng vũ khí khủng của nó.

Trong khi đó, tiêm kích đa năng Su-35S với các thiết bị công nghệ cao như động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D cho khả năng siêu cơ động cùng radar quét mạng pha điện tử thụ động Irbis-E có tầm phát hiện mục tiêu tới 400 km được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cán cân quân sự bất cứ nơi nào nó xuất hiện. .

Cuối cùng là tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50, phía Nga từng nhiều lần tuyên bố T-50 vượt trội so với F-22 Raptor, ngay cả tiêm kích tàng hình mới nhất F-35 của Mỹ cũng bị xếp vào “cơ dưới”.

Từ quảng cáo đến sự thật

Mặc dù truyền thông và giới chức Quân đội Nga luôn ca ngợi hết mức các máy bay chiến đấu chủ lực của mình nhưng từ quảng cáo đến sự thật có một khoảng cách rất xa mà không phải lúc nào cũng được nhắc đến.

Đắng lòng - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo - Hình 1

Su-34 là một thiết kế thời Chiến lạnh, không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Trong bộ 3 máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nga thì tiêm kích bom Su-34 là cái tên được đặt nhiều câu hỏi nhất. Mặc dù được quảng cáo là một siêu cường kích nhưng sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, xe tăng bay đã bắt đầu bộc lộ những nhược điểm chế.t người.

Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Su-34 được thiết kế nhằm thay thế cho cường kích Su-24 đã lỗi thời, trong khi đó từ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam hàng không quân sự thế giới đã chuyển sang xu hướng phát triển các loại tiêm kích đa nhiệm.

Thực tế suốt thời gian qua các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích nào mới mà tập trung vào tiêm kích có tính năng tàng hình. Trong tác chiến phòng không hiện đại, việc thực hiện các cuộc tấ.n côn.g mặt đất tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế nguy hiểm.

Video đang HOT

Một nhược điểm chế.t người khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Đặc biệt là radar quét mạng pha điện tử thụ động V004 tỏ ra kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn, khu vực rừng núi. Bên cạnh đó, hệ thống ngắm bắ.n quang điện cũng hoạt động kém hiệu quả và thua xa các hệ thống tương tự của Mỹ.

Riêng tiêm kích thế hệ 5 T-50 có lẽ là chương trình tốn nhiều giấy mực nhất của giới truyền thông Nga. Loại tiêm kích tàng hình đầu tiên của Moscow vẫn đang chật vật trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Thời điểm đưa loại siêu tiêm kích này vào hoạt động liên tục bị trì hoãn do những khó khăn không rõ nguyên nhân.

Đắng lòng - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo - Hình 2

Động cơ bên phải của một chiếc T-50 bốc cháy trong lần trình diễn tại triển lãm MAKS-2011.

Giới chức quân sự Ấn Độ từng nhận định rằng, “Nga đang khoác lác về đặc tính kỹ chiến thuật của T-50. Họ nhiều lần tuyên bố T-50 vượt mặt F-22 của Mỹ nhưng lại không thể chứng minh được điều này”

Nga – Ấn đang xúc tiến chương trình hợp tác phát triển chung tiêm kích thế hệ 5 FGFA dựa trên T-50 nhưng dự án này vẫn giậm chân tại chỗ do phía Nga từ chối cung cấp tài liệu kỹ thuật và dữ liệu bay thử nghiệm. Điều đó cho thấy rằng T-50 đang tồn tại những vấn đề mà Nga không muốn người khác biết đến, ngay cả với một đối tác chiến lược như Ấn Độ.

Vấn đề của T-50 có lẽ nằm ở phần động cơ. Ít nhất một lần động cơ của T-50 đã bốc cháy trong khi bay thử nghiệm. Điều đáng nói ở đây là những lần động cơ bốc cháy đều ở trong tình cảnh mà Nga không thể che giấu. Sự cố đầu tiên diễn ra tại triển lãm MAKS-2011, động cơ bên phải của một chiếc T-50 đã bốc cháy khi cất cánh ngay trước ống kính của giới truyền thông thế giới.

T-50 được trang bị 2 động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D 117 ( AL-41F1), đây là loại động cơ thế hệ 5 đang được phát triển để trang bị cho T-50. Động cơ mới mang lại cho T-50 khả năng siêu cơ động mà các tiêm kích khác không có được.

Theo thông tin từ phía Sukhoi, các mẫu thử nghiệm T-50 đang tạm thời dùng động cơ 117S (AL-41F1S) trang bị cho Su-35S trong khi chờ động cơ 117 hoàn tất quá trình phát triển. Tuy nhiên, Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin thừa nhận quá trình phát triển của động cơ thế hệ 5 117 đang gặp vấn đề.

Sự cố gần đây nhất diễn ra vào ngày 10/06/2014, điều tệ hại là chiếc T-50 số hiệu 055 đã bốc cháy đúng vào thời điểm bay trình diễn trước phát đoàn quân sự cấp cao của Ấn Độ. Nguyên nhân của sự cố này đến nay vẫn không được công bố. Đối với các chương trình phát triển vũ khí mới thì những sự cố hay khó khăn trong quá trình phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên người Nga đã có phần hơi quá khi quảng cáo về tính năng của T-50.

Đắng lòng - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo - Hình 3

Nga đã “nổ tung trời” về khả năng của radar Irbis-E trên Su-35S thực tế nó không hơn radar N011M Bars trên Su-30MKI của Ấn Độ là bao.

Một loại máy bay chiến đấu khác cũng được Nga quảng cáo rầm rộ là tiêm kích đa năng Su-35S. Thực tế thì Su-35S đúng là một trong những tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đặc tính kỹ chiến thuật của nó cũng không hoàn toàn ưu việt như được quảng cáo.

Vấn đề đầu tiên là radar quét mạng pha điện tử thụ động Irbis-E. Phía Nga quảng cáo rằng radar này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 400 km nhưng đó là đối với máy bay né.m bo.m bay cao còn đối với máy bay chiến đấu hiện đại thì khoảng cách phát hiện mục tiêu cũng chỉ ngoài 100 km. Mặt khác, công nghệ quét mạng pha điện tử thụ động có đặc tính kỹ thuật không cao. Nó có ưu điểm là có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách rất xa nhưng lại không thực sự chính xác.

So với radar N011M Bars trang bị trên Su-30MKI của Ấn Độ thì Irbis-E không khá hơn được bao nhiêu. Radar N011M cũng có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400 km. Thực tế thì Irbis-E được phát triển từ N011M Bars nên không có nhiều sự đột phá về công nghệ ở radar này.

Gần đây Tân Hoa Xã đã có bài viết ch.ê ba.i nặng nề khả năng của radar Irbis-E trên Su-35S cùng các thiết bị cảm biến khác trên chiếc tiêm kích mà Bắc Kinh đang muốn mua bằng được này. Tân Hoa Xã cho rằng họ quyết tâm mua Su-35S vì động cơ kiểm soát vector lực đẩy chứ không phải vì radar Irbis-E.

Theo Tri Thức Trẻ

Trung Quốc nặng lời ch.ê ba.i radar Irbis-E trên Su-35 Nga

Tân Hoa Xã cho rằng Trung Quốc mua Su-35 không phải vì công nghệ radar tối tân mà là vì động cơ 117S và nhằm duy trì quan hệ chiến lược với Nga.

Trong những năm gần đây, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã tự nghiên cứu phát triển thành công nhiều mẫu máy bay tiêm kích mới, đặc biệt là 2 mẫu tiêm kích tàng hình J-20 và J-31. Ở thiết kế tiêm kích hệ 4, Trung Quốc đã tạo cho mình một seri nhiều mẫu như J-10, J-11, J-15, J-16. Rõ ràng, với các thành tựu này thì việc Trung Quốc tìm mua máy bay thế hệ 4/5 ở nước ngoài là điều không quá cần thiết.

Nhưng, kỳ lạ thay, chính phủ và quân đội Trung Quốc lại đang thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán nhằm sở hữu các máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35S của Nga. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, Trung Quốc muốn mua S-35S nhằm đán.h cắp công nghệ radar mạng pha Irbis-E cực mạnh, công nghệ vũ khí.

Trung Quốc nặng lời ch.ê ba.i radar Irbis-E trên Su-35 Nga - Hình 1

Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35S.

Tuy nhiên, mới đây tờ Tân Hoa Xã trong một bài viết đã bác bỏ việc Trung Quốc mua Su-35 vì Irbis-E.

"Khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của hệ thống radar Irbis-E trên Su-35S mà công ty Nga công bố đạt 400km, nhưng đây chỉ là số liệu đối với máy bay chiến đấu cũ, còn với thế hệ mới chỉ dừng lại ở mức 150-200, đối với máy bay thế hệ 3 và 4 có thể chỉ trong vòng 100km. Radar Irbis-E trên thực tế vẫn thuộc radar mạng pha thụ động (PESA), cho nên tiêu chuẩn kỹ thuật không cao, ưu điểm chỉ là khoảng cách tìm kiếm không chính xác đặc biệt xa. Nhưng "mắt nhìn xa" như vậy cũng có đặc điểm nhìn gần kém, trong thực chiến rất dễ trở thành lỗ hổng chế.t người", Tân Hoa Xã nhận định. Cũng theo tờ báo này, trong Su-35 vẫn dùng radar PESA thì các tiêm kích J-10B của nước này đã trang bị radar mạng pha chủ động AESA tiên tiến.

Trung Quốc nặng lời ch.ê ba.i radar Irbis-E trên Su-35 Nga - Hình 2

Tân Hoa Xã hết lời ch.ê ba.i radar Isrbis-E.

Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35 có thể theo dõi được 4 tín hiệu hồng ngoại băng tần khác nhau, khoảng cách tìm kiếm tối đa vài chục km. Khoảng cách đo của máy đo xa laser là 20 km (mục tiêu trên không) và 30 km (mục tiêu mặt đất). Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng, những tính năng của hệ thống này cũng gần giống với hệ thống cùng loại mà Trung Quốc nghiên cứu.

Vậy rốt cuộc, Trung Quốc mua Su-35 vì cái gì? Tân Hoa Xã đã đưa ra 3 nguyên do chính của hành động này.

Đối kháng hiệu quả với F-22

Dự kiến, trong năm 2020, máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc mới có thể hình thành sức chiến đấu hiệu quả. Trong khoảng thời gian 6 năm trở lại đây, sự kỳ vọng máy bay J-10 và J-11 của Trung Quốc có thể đối kháng được với F-22 của Không quân Mỹ thực sự là khó khăn, vì vậy cần phải có một máy bay chiến đấu tạm thời để bổ sung sức mạnh. Mà khả năng sản xuất máy bay chiến đấu trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của Không quân Trung Quốc.

Trung Quốc nặng lời ch.ê ba.i radar Irbis-E trên Su-35 Nga - Hình 3

Dù ch.ê ba.i hệ thống radar của Su-35, nhưng Tân Hoa Xã vẫn phải thừa nhận rằng Trung Quốc cần Su-35 do J-10, J-11 khó có cửa sống trước F-22.

Phương tiện truyền thông cho rằng, số lượng máy bay J-10 và J-11B sản xuất trong nước của Trung Quốc không đến 48 chiếc, cộng với nhu cầu của J-15 và J-16, cho nên mỗi năm số lượng máy bay mới mà nước này chế tạo có hạn, cần phải nhập khẩu máy bay chiến đấu từ Nga.

Động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy "hấp dẫn"

Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-41F (hay còn gọi là 117S) do công ty NPO Saturn thiết kế, sản xuất trang bị cho các mẫu tiêm kích Su-35S và Su PAK FA T-50.

AL-41F cung cấp cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, lên đến 142,2kN nếu sử dụng buồng đốt 2 lần. Với 2 động cơ AL-41F, Su-35S có thể đạt tốc độ tới 2.390km/h, độ cao tới 18km.

Điểm đặc biệt nhất trên động cơ này là tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy tiên tiến đem lại khả năng cơ động cực cao trong không chiến cho máy bay.

Trung Quốc nặng lời ch.ê ba.i radar Irbis-E trên Su-35 Nga - Hình 4

Động cơ AL-41F đem lại khả năng siêu cơ động cho máy bay trang bị.

"Động cơ là một trong những phần quan trọng của máy bay chiến đấu, việc bảo trì nó sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến khả năng tác chiến của máy bay. Mà tuổ.i thọ sử dụng của động cơ AL-41F (hay gọi là 117S) là 4.000 giờ, gấp 2 lần trở lên so với động cơ cùng loại", Tân Hoa Xã cho biết.

Ngoài ra, thông qua nhập khẩu Su-35S, Trung Quốc có thể lấy được công nghệ động cơ AL-41F của Nga để phát triển động cơ nội địa WS-15 tích hợp cho máy bay chiến đấu thế hệ 4-5 của nước này.

Bên cạnh các yếu tố về mặt kĩ thuật, Tân Hoa Xã đán.h giá rằng, các hợp đồng vũ khí lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốt mối quan hệ chiến lược với Nga.

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống
17:43:34 02/10/2024
Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?
06:02:47 01/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Vụ clip phản cảm giữa học sinh và giáo viên: Na.m sin.h thừa nhận "đùa cợt quá mức"
17:20:18 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Tàu Hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào Bắc Cực

21:34:04 02/10/2024
Mặc dù ngắn hơn đáng kể, nhưng việc di chuyển trên các tuyến đường này qua bờ biển phía Bắc của Nga rất khó khăn và thường cần sự hỗ trợ của tàu phá băng.

Latvia: Nếu vào NATO, Ukraine sẽ là thành viên mạnh thứ 2 ở châu Âu

21:30:26 02/10/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Latvia nhận định, nếu Ukraine được kết nạp vào NATO, Kiev sẽ trở thành nước có nền quân sự mạnh thứ 2 của liên minh ở châu Âu.

Anh hướng tới 'cài đặt lại' quan hệ với EU

20:53:01 02/10/2024
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Starmer đã bày tỏ mong muốn có thể cùng nhau hợp tác để giải quyết các thách thức quốc tế, thiết lập mối quan hệ thực chất và tốt đẹp với EU.

Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO

20:45:06 02/10/2024
Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

Quy tắc bảo mật mới đối với người sử dụng Gmail

20:37:15 02/10/2024
Người dùng ứng dụng Mail trên iOS và macOS sẽ cần sử dụng tùy chọn đăng nhập tài khoản Google để kích hoạt OAuth, vốn sẽ yêu cầu họ xóa và thêm lại tài khoản.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Israel mở cửa trở lại không phận sau vụ tấ.n côn.g của Iran

20:28:08 02/10/2024
Trong khi đó, các hãng hàng không hàng đầu châu Âu như Lufthansa, KLM và Swiss ngày 1/10 thông báo họ sẽ gia hạn lệnh đình chỉ các chuyến bay đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tòa án Brazil dỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của mạng xã hội X

20:25:01 02/10/2024
Phán quyết này mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa mạng xã hội X của tỷ phú Mỹ Elon Musk tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Trước đó, X đã bị đình chỉ hoạt động tại Brazil kể từ ngày 31/8 sau khi từ chối thực hiện các yêu cầu của Tòa án...

Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ 'đấu khẩu' về vấn đề di cư và phá thai

20:17:34 02/10/2024
Về vấn đề phá thai, ông Vance cáo buộc đảng Dân chủ có lập trường ủng hộ phá thai cực đoan. Trong khi đó, ông Walz đáp trả rằng ông ủng hộ phụ nữ.

Căng thẳng Hezbollah- Israel: Trên 100.000 người di cư từ Liban sang Syria

20:14:49 02/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban, trong đó có 30 ngôi làng ở miền Nam nước này.

Lực lượng Nga tăng tốc, tiến vào trung tâm 'pháo đài' Vuhledar

20:12:41 02/10/2024
Dẫn lời những người lính đang chiến đấu tại Vuhledar, đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin những người lính này vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.

Đài Loan (Trung Quốc) đóng cửa thị trường tài chính, hủy các chuyến bay do bão Krathon

20:10:54 02/10/2024
Trước khi tiến đến Đài Loan, bão Krathon đã quét qua một số đảo ở cực Bắc Philippines, gây mất điện diện rộng và nhiều thiệt hại về nhà cửa.

Có thể bạn quan tâm

Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật

Netizen

21:30:23 02/10/2024
Sau khi trở về trạng thái độc thân và nuôi dưỡng 4 con, Hằng Du Mục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Mới đây, trong tiệc sinh nhật con trai, nữ TikToker bị nghi ngờ có người mới sau khi loạt chi tiết bị dân tình soi ra.

Sự thật về bộ sưu tập đồng hồ 40 tỷ của Negav

Sao việt

21:26:45 02/10/2024
Trước khi bị nhấn chìm bởi scandal chấn động, Negav từng gây bàn tán vì thường xuyên flex về cuộc sống sang chảnh của một cậu ấm.

Khởi tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 thuộc cấp

Pháp luật

21:23:45 02/10/2024
Ngày 2/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với các bị can: Đồng Xuân Thụ

Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight

Sao châu á

21:22:36 02/10/2024
Thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 29 (BIFF) đã hóa vườn bông nhan sắc mãn nhãn nhờ màn xuất hiện của Song Joong Ki, Ji Chang Wook, Jang Dong Gun, Kang Dong Won, ...

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.

HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:46:31 02/10/2024
Ngày 2/10, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị loạt giao hữu quốc tế gặp Ấn Độ và Li Băng dịp FIFA Days tháng 10/2024.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn diện ở Trung Đông

20:08:05 02/10/2024
Trong khi đó, tại Mỹ, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị quân đội nước này cần hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa nhằm vào Israel - đồng minh chủ chốt của Mỹ.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.