Đặng Lê Nguyên Vũ: Từ ‘đỉnh cao khởi nghiệp’ đến ‘chén đắng cuộc đời’
Là ông chủ của Tập đoàn Trung Nguyên, từng là hình ảnh khởi nghiệp thành đạt và được vinh danh là “ Vua Cà phê Việt Nam”, song với việc mất quyền điều hành cà phê hòa tan Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đang trong những ngày cảm nhận “vị đắng” của cuộc đời.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa đánh mất quyền điều hành tại Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên vào tay vợ mình
Khát vọng
Năm 2011, cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo danh tiếng Financial Times (Thời báo Tài chính) như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh nghiệp thành công nhất.
Một năm sau đó, Tạp chí Forbes – một trong những tạp chí doanh nhân hàng đầu thế giới – đã có bài viết khắc họa chân dung Đặng Lê Nguyên Vũ như một “Vua cà phê Việt Nam” và ngợi ca ông là nhân vật “zero to hero” (từ vô danh đến anh hùng).
Để có được những ngày vinh quang như thế, Đặng Lê Nguyên Vũ đã phải trải qua những đêm dài trằn trọc đến “rụng hết tóc”, những gian khổ, nhọc nhằn phát triển chiến lược kinh doanh trong ngót 20 năm trời.
Khởi nghiệp năm 1996, tài sản lớn nhất Đặng Lê Nguyên Vũ khi ấy chỉ là một chiếc xe đạp cọc cạch. Nhưng cũng từ ấy ông Vũ đã bộc lộ khát vọng vươn lên của mình bằng việc đặt tên công ty là Trung Nguyên. Như sau này ông chia sẻ, cái tên ấy nói lên mong ước một ngày nào đó ông sẽ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn như vùng Trung Nguyên của Trung Quốc xưa.
Hàng ngày, ông Vũ lóc cóc đạp xe đi giao cà phê khắp nơi và âm thầm nghiên cứu công thức chế biến. Hai năm sau, Vũ đem sản phẩm của mình xuống thành phố Hồ Chí Minh, tạo dấu ấn bằng cách phục vụ 10 ngày miễn phí.
Với hương vị thơm ngon, cà phê Trung Nguyên nhanh chóng chinh phục được dân cà phê Sài Gòn và trở thành thương hiệu thân thuộc khắp hang cùng, ngõ hẻm. Với việc phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, chỉ trong vài năm, số bảng hiệu cà phê Trung Nguyên nhân lên tới hàng nghìn trải dài từ Nam ra Bắc.
Video đang HOT
Năm 2003, sản phầm G7 ra đời, chính thức đánh dấu bước phát triển mới của Trung Nguyên trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi lần đầu tiên vượt qua Vinacafe và Nestlé về thị phần.
Thành công nối tiếp thành công, Trung Nguyên cho xây dựng hàng loạt nhà máy cà phê, trong đó nhà máy ở Bình Dương lớn nhất Việt Nam còn nhà máy tại Bắc Giang lớn nhất châu Á.
Danh mục sản phẩm cà phê của Trung Nguyên cứ dài ra mãi, từ cà phê chồn, cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất đến cà phê tươi, cà phê hòa tan…
Không chỉ xây dựng nhà máy chế biến, Đặng Lê Nguyên Vũ còn cho lập Làng cà phê Trung Nguyên rộng 20.000m2 và Bảo tàng cà phê tại Buôn Mê Thuột nhằm biến nơi đây thành thủ phủ cà phê toàn cầu.
Với ước mong vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới, năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để mở rộng ra khối Asean và toàn cầu. Tính đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại 60 quốc gia.
Ông Vũ còn tuyên bố sẽ đưa cà phê Trung Nguyên vào Mỹ và đánh bại Starbucks ngay tại thị trường của nó. Đồng thời ông cũng không giấu diếm tham vọng trở thành người lãnh đạo ngành cà phê thế giới.
Và vấp ngã
Mặc dù đưa ra khá nhiều phát ngôn gây sốc về đối thủ cũng như tương lai của Trung Nguyên, nhưng cho đến nay, những phát ngôn này vẫn chủ yếu gây tranh cãi hơn là trở thành sự thật. Trái lại, những diễn biến dồn dập trong thời gian gần đây lại cho thấy có vẻ như sự nghiệp của “Vua cà phê Việt” đang có chiều hướng đi xuống.
Ngày 13/7, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương đã ra quyết định hủy bỏ quyền đại diện pháp luật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên; đồng thời khôi phục lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 của công ty này, trong đó người đại diện pháp luật là bà Lê Hoàng Diệp Thảo – vợ ông Vũ.
Theo Điều 13, Luật Doanh nghiệp hiện hành, người đại diện pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Cá nhân này đại diện cho doanh nghiệp giao tiếp với bên ngoài và quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp…
Như vậy, với quyết định này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chính thức đánh mất quyền điều hành công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên – chủ sở hữu của nhà máy sản xuất cà phê Bình Dương.
Vụ li hôn lình xình và ầm ĩ, kéo dài hơn một năm qua cuối cùng đã kết lại theo một cách không thể “đắng” hơn cho Đặng Lê Nguyên Vũ khi ông vừa mất đi một trong những nhà máy lớn nhất và quan trọng nhất của Tập đoàn.
Không chỉ vậy, bà Thảo còn gửi đi thông điệp rằng bà vẫn còn nắm giữ một phần tài sản quan trọng khác tại nhà máy cà phê Bắc Giang. Có nghĩa là nếu tiếp tục có tranh chấp, nhà máy lớn nhất châu Á của Trung Nguyên có nguy cơ dừng sản xuất – điều đã xảy ra với nhà máy Bình Dương.
Ngoài ra, hiện bà Thảo cũng điều hành Công ty TNHH TNI có trụ sở chính tại Singapore – đơn vị có mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên. Điều này đe dọa trực tiếp tới chiến lược vươn ra thế giới của Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vậy là khi còn chưa kịp đánh bại Starbucks thì con thuyền Trung Nguyên của “ông vua cà phê Việt” đã chao đảo ngay trên ao nhà. Dấu hỏi lớn về tương lai hiện vẫn đang treo lơ lửng trên đầu Tập đoàn này.
Theo Vietnamfinance
Ông Vũ Quang Hải liệu còn được tại vị ở Sabeco?
Sau 8 lần Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản chất vấn về quy trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải về Sabeco, dư luận đang quan tâm liệu ông Vũ Quang Hải có được tại vị?
Trao đổi với Dân Việt , đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đánh giá cao chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình vì đã kịp thời yêu cầu Bộ Công Thương phải báo cáo vụ việc đang được dư luận quan tâm.
"Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương thì vẫn phải chờ đơn vị này báo cáo xem có đúng như phản ánh của VAFI về quy trình bổ nhiệm đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật hay không. Nếu việc bổ nhiệm không đúng theo trình tự thủ tục quy định hiện hành thì phải hủy bỏ các quyết định bổ nhiệm trước đó đi", ông Cương nói.
Nói lại quan điểm của mình, TS. Lê Đăng Doanh một lần nữa nhấn mạnh việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco là trái với Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ, cấm không cho các hành vi "nội gian". Tức là, đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu) của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
Trong trường hợp bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải, ông Vũ Huy Hoàng đang làm Bộ trưởng Bộ Công Thương là đơn vị quản lý Sabeco thì hoàn toàn sai với quy định của Luật doanh nghiệp. "Dù sao thì vẫn phải chờ kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng này xem kết quả xử lý cuối cùng như thế nào", ông Doanh nói.
Cũng trong chiều ngày 8/7, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch VAFI cho biết, sau những kiến nghị không biết "mệt mỏi" của VAFI mà chưa nhận được trả lời từ phía Bộ Công Thương thì Phó Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo yêu cầu Bộ Công Thương báo vụ việc trước 30/7 tới đây.
Như vậy, các kiến nghị của VAFI vừa qua có thể coi là thành công bước đầu. "Cái quan trọng nhất hiện nay là chúng tôi đang chờ Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những kiến nghị của VAFI như thế nào", ông Hải nói.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo về việc việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương và bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải là thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) trước ngày 30/7.
Ông Hải cũng cho biết, sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện VAFI đang mong chờ Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo vào cuối tháng và giải quyết dứt điểm 3 vấn đề:
Thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Công Thương cần sớm khắc phục những sai lầm tại Sabeco khi đưa người không có đủ trình độ vào làm quản lý, gây mất công bằng cho cán bộ tại Sabeco và thậm chí có thể gây ra thua lỗ tại doanh nghiệp này. Qua sự việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cần sớm tiến hành rà soát lại toàn bộ quy trình bổ nhiệm và các nhân sự chủ chốt tại các doanh nghiệp do Bộ Công Thương đang quản lý.
Thứ 2, Bộ trưởng Bộ Công Thương cần nhanh chóng chỉ đạo bàn giao lại Sabeco, Habeco và các doanh nghiệp khác do Bộ Công Thương đang quản lý về cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Thứ 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương cần sớm chỉ đạo các doanh nghiệp do Bộ Công Thương đang quản lý vẫn trốn niêm yết cần sớm niêm yết để thực hiện minh bạch hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Tôi mong rằng, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ thực hiện đúng các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Phòng chống tham nhũng để lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư tại các doanh nghiệp mà bộ này đang quản lý. Trong 8 công văn mà VAFI đã gửi Bộ Công Thương đã rất đầy đủ, mong rằng Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ thực hiện thật công bằng để tránh xảy ra những quyết định giống như nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, dẫn tới VAFI phải nhiều lần có văn bản chất vấn", ông Nguyễn Hoàng Hải nói.
Theo Thanh Xuân
Dân Việt
Bộ trưởng phải gỡ bỏ 'hòn đá tảng' giấy phép con Các bộ trưởng là những "mắt xích" cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của việc cởi trói cho doanh nghiệp khỏi những điều kiện kinh doanh vô lý. Từ 1-7, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chính thức có hiệu lực. Người dân và doanh nghiệp hy vọng sẽ được thực hiện quyền tự do kinh doanh hiến định...