Đăng ký cấp hàng cho TP.HCM: Nhiều sản phẩm cung vượt cầu
Bộ NN&PTNT sẽ thiết lập đường dây nóng bao gồm một số điện thoại bàn và 3 số điện thoại di động hoạt động 24/7 để giải đáp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xử lý các vướng mắc của công tác tiêu thụ nông sản.
Nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm đăng ký bán cho TP.HCM đã cung vượt cầu – Ảnh: N.TRÍ
Ông Lê Viết Bình – trưởng cơ quan đại diện Văn phòng Bộ NN&PTNT phía Nam – cho biết như trên tại buổi họp báo ngày 26-7 của tổ công tác về chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch COVID-19 (gọi tắt là tổ công tác 970).
Gần 400 đầu mối cung cấp nông sản đăng ký
Đến ngày 25-7 đã có tổng số 388 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với tổ công tác 970 gồm: 85 đầu mối rau củ, 102 đầu mối trái cây, 157 đầu mối thủy hải sản, 24 đầu mối lương thực, các mặt hàng khác 20 đầu mối.
Với tổng số 388 đầu mối đăng ký, sản lượng hàng hóa có thể cung cấp đến 31-7 dồi dào và đang có dấu hiệu thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. Cụ thể, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Ido, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu. Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, với lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày.
Ông Trần Thanh Nam – thứ trưởng Bộ NN&PTNT – cho biết tổ công tác trực tiếp tìm nguồn hàng và kết nối thành công cho 16 hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp và doanh nghiệp thu mua. Qua báo cáo, số đơn hàng giao dịch thành công được ghi nhận ban đầu là 24 đơn hàng. Số lượng giao dịch thực tế rất lớn do người mua tìm được đầu mối liên lạc ở các tỉnh và liên hệ trực tiếp để mua.
Video đang HOT
Hầu hết các tỉnh đã tạm hoàn chỉnh hệ thống cập nhật dữ liệu của các đầu mối cung cấp nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn về vận chuyển, xét nghiệm nhanh COVID-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến tỉnh mua hàng.
Về vận chuyển tôm giống, thức ăn thủy sản tại các tỉnh Nam Bộ, tổ công tác 970 cho biết cơ bản đã thông suốt.
Không thiếu từ rau củ đến thịt heo
Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa và các sản phẩm trồng trọt được mùa trên bình diện cả nước; lúa gạo, rau củ quả, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Lê Thanh Tùng – phó cục trưởng Cục Trồng trọt – cho hay từ nay đến cuối năm mỗi tháng sẽ có khoảng 1,3 – 1,5 triệu tấn gạo được đưa ra lưu thông, trừ lượng tiêu thụ nội địa vẫn còn tới 3,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Về trái cây, các tháng cuối năm sẽ có khoảng 6 triệu tấn từ 20 loại trái cây chính. Sản lượng rau màu toàn miền Nam dự kiến từ nay đến cuối năm là 5,7 triệu tấn, đủ nhu cầu tiêu dùng.
Vựa heo Đồng Nai mỗi ngày xuất ra thị trường gần 10.000 con, trong đó tiêu thụ nội tỉnh chỉ trên 1.300 con (15%). Tổng sản lượng thủy sản cả năm của 19 tỉnh thành Nam Bộ đạt khoảng 5,09 triệu tấn. Ước 6 tháng cuối năm sản lượng thủy sản của các tỉnh Nam Bộ đạt 2,9 triệu tấn…
Lập đường dây nóng gỡ vướng khâu lưu thông hàng hoá
Hai Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương và Giao thông Vận tải đều thống nhất tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hoá và đây là nhiệm vụ cần phải làm ngay.
Sau quá trình khảo sát thực tế và làm việc với một số đơn vị, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương ghi nhận thêm một số khó khăn khiến hệ thống phân phối khó đưa hàng hoá vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Do đó, đường dây nóng liên Tổ công tác Công Thương - Giao thông Vận tải đã được lập để nhanh chóng phối hợp, xử lý các vướng mắc trong lưu thông, phân phối hàng hoá.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cầu Đá Bạc giáp ranh giữa thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với thành phố Hải Phòng. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVN
Đây là giải pháp mà Bộ Công Thương chú trọng khi thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Thiết lập đường dây nóng
Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp, các nhà phân phối đang găp phải, hai Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương và Giao thông Vận tải đều thống nhất tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hoá và đây là nhiệm vụ cần phải làm ngay.
Bởi hiện nay, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó khăn còn nhiều nhưng nhiệm vụ Chính phủ giao phó là không để thiếu nguồn cung hàng hoá và không để dân thiếu lương thực thực phẩm, hàng hoá thiết yếu trong bất cứ tình huống nào. Trên cơ sở đề xuất của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải nhất trí cho phép doanh nghiệp được tự mua kit test nhanh COVID-19 (được Bộ Y tế cho phép).
Cùng với đó, vận động doanh nghiệp vận tải hỗ trợ các địa phương vận tải và tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch, tham gia vào các mô hình bán hàng thiết yếu lưu động mùa dịch. Tổ công tác cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã cung cấp đầu mối liên lạc và các mẫu thẻ nhận diện cho Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương để gửi tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo quy và liên hệ khi gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 với các thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh: Bộ Công Thương có nhiệm vụ bảo đảm việc cung ứng nguồn hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã làm tăng áp lực cho các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và người dân khó tiếp cận nguồn hàng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thực tế cho thấy TP Hồ Chí Minh đang thiếu các địa điểm để tập kết hàng hoá thay thế cho chợ đầu mối. Vì vậy, các tỉnh, thành phố khác cần cân nhắc việc đóng cửa chợ đầu mối, chợ truyền thống, tránh trường hợp người dân khó tiếp cận nguồn hàng.
Thứ trưởng cũng đề nghị, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cần làm rõ, hướng dẫn cụ thể các quy định khi áp dụng việc siết chặt Chỉ thị 16/CT-TTg để các địa phương, Bộ ngành liên quan chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.
Phát sinh thêm khó khăn
Liên quan đến việc cung ứng hàng hoá, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cũng đã làm việc với các hệ thống phân phối tại TP Hồ Chí Minh gồm: Liên hiệp Hợp tác xã thương mại (Saigon Co.op), MM Mega Market, Vinmart, Aeon, Lotte Mart để nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa và các khó khăn, vướng mắc của hệ thống phân phối.
Qua quá trình khảo sát thực tế thị trường, lắng nghe các ý kiến từ đại diện doanh nghiệp, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương đã ghi nhận các hệ thống phân phối đang gặp 4 khó khăn lớn.
Đó là, chi phí phát sinh tăng do doanh nghiệp phải chịu thêm các chi phí trong tình hình dịch bệnh bao gồm chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly cho nhân viên, chi phí vệ sinh, khử trùng.
Hơn nữa, các hệ thống đang gặp vấn đề khó khăn về kho dự trữ hàng trong trường hợp có lao động tại kho mắc COVID-19 khiến kho dự trữ phải đóng cửa nên cần có phương án về kho dự trữ thay thế. Ngoài ra, một số nhà cung cấp mặt hàng rau quả, trứng gà chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của siêu thị.
Không dừng lại ở đó, không ít doanh nghiệp cũng gặp khó khăn bởi việc thiếu nhân công làm việc tại hệ thống như: lái xe, nhân viên kho hàng, đóng gói, sơ chế, bán hàng... do các lao động mắc COVID-19.
Tổ công tác ghi nhận những khó khăn này và cho biết, Bộ Công Thương sẽ có kiến nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có hướng dẫn cụ thể khi áp dụng siết chặt Chỉ thị 16/CT-TTg để các địa phương, bộ ngành liên quan chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.
Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực trong việc thiếu nhân viên bán hàng, nhân viên logistic, lái xe, chi phí xét nghiệm cho nhân viên. Đồng thời, các địa phương có chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế để tạo thuận lợi nhất cho hoạt động lưu thông hàng hóa thiết yếu.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định. Lãnh đạo các địa phương trong vùng đang nỗ lực tìm kiếm các phương án tháo gỡ những khó khăn để giúp nông dân thu hoạch lúa Hè Thu thuận lợi trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nông dân huyện Vị Thủy,...