Đăng kiểm ôtô theo số kilometer có hợp lý?
Thay vì đăng kiểm ôtô theo thời gian cố định như hiện nay, một số đề xuất cho rằng nên áp dụng đăng kiểm theo quãng đường di chuyển (kilometer) để tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân.
Các phương tiện phải đăng kiểm mới đủ kiện lưu thông. Ảnh GT
Theo quy định, phương tiện sau khi đăng kiểm sẽ được cấp giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp quá hạn đăng kiểm ôtô, đồng nghĩa với việc phương tiện chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để lưu thông và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Cụ thể, theo điểm c, khoản 4, điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe (tài xế) có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Tuy nhiên, hiện chất lượng phương tiện đã được nâng cao và do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến phần lớn phương tiện không hoạt động, nhất là các phương tiện vận tải khách công cộng (xe buýt, taxi, xe khách liên tỉnh…). Hơn nữa nhiều trung tâm đăng kiểm tại các địa phương giãn cách tại khu vực phía Nam cũng phải đóng cửa nên thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, nên thay đổi cách đăng kiểm bằng quãng đường thay vì thời gian như hiện nay để giảm chi phí cho chủ phương tiện.
Theo anh Lê Thanh Tùng – lái xe taxi Phù Đổng (Hà Nội), do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay, xe của anh hầu như không chạy, nhưng đến tháng 8.2021, theo lịch xe phải đi đăng kiểm. Điều này rất lãng phí vì xe hầu như không chạy.
Video đang HOT
Anh Tùng cho rằng, cơ quan chức năng cần có giải pháp hỗ trợ chủ xe trong quá trình kiểm định như quy định hạn kiểm định và đóng phí sử dụng đường bộ theo số kilometer đã đi là hợp lý nhất.
Ví dụ như 10.000km hoặc 20.000km một lần. Như vậy là xe nào chạy nhiều thì chu kỳ đăng kiểm sẽ “mau” hơn xe ít sử dụng. Việc này vừa chính xác, công bằng và tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân.
Theo quy định hiện nay, ôtô chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải, chu kỳ kiểm định lần đầu là 30 tháng. Sau đó với xe sản xuất dưới 7 năm có chu kỳ kiểm định được quy định là 18 tháng. Những xe sản xuất từ 7 năm đến 12 năm có chu kỳ là 12 tháng và những xe sản xuất trên 12 năm có chu kỳ kiểm định là 6 tháng.
Đối với ôtô chở khách các loại trên 9 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên, ôtô tải các loại, ôtô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên sẽ có chu kỳ đăng kiểm ngắn nhất là 3 tháng/lần.
Trao đổi với PV Lao Động, một số chuyên gia giao thông cũng cho rằng, không phải không có lý khi nhiều người đề xuất đăng kiểm xe theo quãng đường di chuyển bởi xe đi nhiều (như xe chạy dịch vụ) rõ ràng sẽ cần phải kiểm tra về mặt kỹ thuật nhiều hơn so với các xe gia đình ít sử dụng.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng phân tích, ôtô là phương tiện kỹ thuật đặc thù và chất lượng phương tiện còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sử dụng của chủ xe và người lái. Chưa hẳn xe đi nhiều đã có tình trạng kỹ thuật kém hơn so với xe đi ít.
Hơn nữa do tính phức tạp trong việc triển khai, việc có nên đăng kiểm theo số kilometer hay không cần được tính toán kỹ nhằm đảm bảo khả thi cũng như tránh các tiêu cực có thể nảy sinh.
Những lỗi bị từ chối đăng kiểm ôtô mà tài xế nên biết
Đăng kiểm xe là chu kỳ bắt buộc, tuy nhiên, bạn cần nắm được những lỗi nào sẽ bị từ chối đăng kiểm, vì dù chỉ mắc phải một trong các lỗi dưới đây đều bị từ chối đăng kiểm.
Thay đổi kết cấu xe
Nhiều chủ xe có sở thích "độ" lại một số chi tiết trên ôtô như mâm xe, lốp xe, lắp thêm đèn chiếu sáng... để tạo sự khác biệt, đặc biệt là dòng SUV 7 chỗ, xe bán tải. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến ôtô bị từ chối đăng kiểm.
Xe kinh doanh vận tải k hông lắp thiết bị giám sát hành trình
Xe kinh doanh vận tải không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị từ chối đăng kiểm. Ảnh: Ba Tuấn
Một số loại ôtô phải lắp thiết bị giám sát hành trình, nếu không sẽ bị cơ quan từ chối đăng kiểm theo Nghị định 91/2009 về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Cụ thể, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container thuộc diện này.
Ôtô đã bị thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng
Tự ý thay đổi kết cấu đèn xe cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Ảnh: Phong Nguyễn
Đèn xe chiếu sáng trên ôtô được nhà sản xuất thiết kế theo quy định, tiêu chuẩn. Nếu chủ xe tự ý thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng, nâng công suất hay lắp thêm đèn phụ... sẽ bị đơn vị đăng kiểm từ chối đăng kiểm.
Chưa hết, theo Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển ôtô đã thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng sẽ bị phạt tiền 1 triệu đồng.
Ôtô thay đổi màu sơn, dán decal đổi màu sắc sơn
Khi chủ xe tự ý thay đổi màu sơn, dán decacl đổi màu sơn trên 50% để trang trí ngoại thất xe... nhưng không làm thủ tục thay đổi màu sơn cũng bị từ chối đăng kiểm.
Bên cạnh đó, chủ xe khi tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng do lỗi thay đổi màu sơn và kết cấu nguyên bản xe.
Ôtô gắn thêm cản trước, sau, giá nóc
Nhiều người thích phong cách thể thao, cá tính nên khi mua ôtô thường gắn thêm cản trước, sau, giá nóc để chiếc xe trở nên "ngầu" hơn sẽ làm thay đổi kết cấu xe so với hiện trạng ban đầu. Đặc biệt, khi gắn thêm cản trước, sau, giá nóc sẽ làm kích thước xe thay đổi thì chủ xe sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Mua xe ôtô cũ, có cần đăng kiểm lại không? Tùy theo loại xe ôtô và tuổi thọ xe sẽ có thời gian quy định đăng kiểm khác nhau. Chu kỳ đăng kiểm ôtô tại Việt Nam Đăng kiểm ôtô là quá trình kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cũng như yếu tố bảo vệ môi trường của xe trước khi cho phép xe chính thức lưu thông. Theo Thông Tư...