Đang đón dâu về thì bị dân làng chặn đường xin tiền, nhà trai có hành động khiến nhiều người sững sờ
Khi chú rể đang rước dâu về thì bị dân làng nhà gái chặn đường xin tiền, cách hành xử của nhà trai sau đó khiến cả làng cô dâu ngỡ ngàng vì chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, vào ngày xảy ra sự việc, nhà trai tới Sơn Đông, Trung Quốc đón dâu trong lúc quay xe về thì bất ngờ bị một nhóm đông người dân trong làng chặn đường. Mục đích của những người này là muốn vòi “hồng bao” hay còn gọi là tiền lì xì để xin “vía” lấy may từ đám cưới. Đây vốn là tập tục truyền thống tại đây.
Cô dâu đã nói trước cho chú rể chuẩn bị bao lì xì. Tuy nhiên trước đó nhà trai đã phát rất nhiều bao lì xì cho những người tới dự lễ rước dâu theo lời dặn của cô dâu. Không ngờ, tới lúc ra về chưa kịp tới cổng làng lại tiếp tục bị chặn lại đòi tiền.
Vì không kịp chuẩn bị thêm nên phía nhà trai đã nói khéo xin qua nhưng dân làng kiên quyết không đồng ý. Thậm chí bắt chú rể rút ví lì xì tiền cho mọi người.
Đôi bên lời qua tiếng lại, ban đầu chỉ nói đùa, không ngờ sau đó bị người dân bóng gió nói nhà trai keo kiệt. Cảm thấy bị xúc phạm nên nguyên cả dàn phù rể đi đón dâu cùng người thân của chú rể đã xuống xe và lao vào đánh nhau với người dân.
Nhiều người đã vào can nhưng phía nhà trai kiên quyết “dạy dỗ” cho những người xúc phạm họ nên kiên quyết không chịu làm hòa mà đánh tiếp. Cảnh tượng hỗn loạn này đã khiến cả làng cô dâu ngỡ ngàng vì chưa từng có tiền lệ.
Ngay sau khi đoạn video ghi lại cảnh tượng này được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Đa số người dùng để lại bình luận phẫn nộ trước hành vi của người dân.
“Cái gì tốt đẹp thì giữ lại, cái gì xấu xí thì bỏ đi”
Video đang HOT
“Hủ tục thì phải bỏ, đừng cố lợi dụng những hủ tục này để kiếm chác rồi tự làm xấu hình ảnh của chính mình”.
“Mấy vụ ‘náo hôn’ hành hạ cô dâu chú rể chưa đủ hay sao mà còn cả tục vòi tiền như này nữa vậy”.
“Có khi sau lấy vợ ở đâu phải tìm hiểu thật kỹ xem có mấy cái tập tục này không để còn chạy trước”.
Nhà trai phải chuẩn bị nhiều quà và tiền để phân phát cho đám đông chặn xe, nếu muốn thuận lợi đón dâu. Ảnh: Baidu.
Được biết, nghi thức chặn đường chú rể được gọi là “lan men”, có nghĩa là “chặn cửa”, mục đích kiểm tra người chồng tương lai có quyết tâm cưới người mình yêu hay không. Một số người thân, bạn bè của cô dâu thậm chí đặt ra những thử thách như bắt chú rể đoán câu đố, ngâm thơ hay thể hiện tài ca hát, nhảy múa.
Nhà trai phải chuẩn bị nhiều quà và tiền để phân phát cho đám đông chặn xe, nếu muốn thuận lợi đón dâu. Tục lệ này được người dân hưởng ứng và duy trì qua nhiều thế hệ.
Vài năm qua, nhiều tập tục trong đời sống xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn, liên quan đến hoạt động cưới hỏi, bị dư luận nước này phản đối, yêu cầu thay đổi. Nhức nhối nhất là vấn nạn thách cưới, trong đó nhà gái yêu cầu nhà trai phải có một khoản sính lễ (nạp tài) lớn mới đồng ý gả con. Vì tiền sính lễ quá cao mà tình trạng đàn ông không thể kết hôn ở Trung Quốc ngày càng nhiều.
“Hun nao” , được gọi là”đám cưới nóng bỏng” cũng là một tập tục gặp nhiều chỉ trích. Theo đó, phong tục này cho phép những người dự đám cưới được chế nhạo chú rể, cô dâu và thậm chí cả phù dâu để tạo tiếng cười. Tuy nhiên, những hành đồng quá đà đã dẫn đến bạo lực và quấy rối tình dục được báo cáo. Hay một phong tục khác ở tỉnh Giang Tây yêu cầu cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống phải quỳ trong vài giờ trước khi gặp chú rể, nhằm thể hiện tình cảm.
Bà cô chú rể nổi cơn tự ái, hai họ đánh nhau loạn xạ ở đám cưới
Chỉ vì bà cô chú rể nổi cơn tự ái khi nhầm tưởng cô dâu xem thường mình, nhà trai và nhà gái lao vào đánh nhau loạn xạ, mâm cỗ chưa kịp ăn đã tan tành.
Dịp này, người Trung Quốc được nghỉ lễ Trung thu và Quốc khánh kéo dài 8 ngày (từ 29/9 đến 6/10), nhiều cặp trai gái nhân đó tổ chức đám cưới. Nhưng không ngờ, hôn lễ của cặp trai gái ở Ôn Châu, Chiết Giang đang là sự kiện vui lại trở thành tấn bi hài kịch.
Đám cưới diễn ra ngày 2/10 tại một địa điểm tuyệt đẹp; cô dâu chú rể mời đông đảo bạn bè, người thân hai bên gia đình tới dự.
Sau lời mạt sát của dì chú rể với cô dâu, họ hàng hai bên gia đình lao vào ẩu đả.
Khi tới màn cô dâu chú rể đi đến bàn tiệc của các trưởng bối bên nhà trai để nói lời cảm ơn thì một bà cô của chú rể đi vào nhà vệ sinh. Cặp vợ chồng trẻ đứng đợi một lúc không thấy bà quay lại nên quyết định nâng cốc chúc mừng những người lớn tuổi khác trước.
Khi thấy bà cô quay lại bàn tiệc, cặp tân hôn quay lại để chạm ly với bà. Nhạc ở hôn trường quá lớn, giọng của cô dâu lại nhỏ nên bà tưởng cô không nói câu nào với mình, không tôn trọng mình, liền tức giận đập vỡ ly rượu đang cầm trong tay.
Càng lúc, vị trưởng bối này càng mất kiểm soát, tấn công cô cháu dâu bằng những lời rất nặng nề, nói cô thất học, chế nhạo cô xuất thân từ gia đình người mẹ đơn thân, lại đòi nhiều tiền cưới.
Tiệc cưới chỉ mới bắt đầu nhưng chẳng ai còn thiết ăn cỗ mà chỉ chăm chăm lao vào nhau đấm đá.
Những lời nói quá quắt của bà khiến nhà gái và cả chú rể đều phẫn nộ. Không khí tại hôn trường trở nên căng thẳng, hai họ xông vào cãi nhau, lật bàn, đập ghế, khiến đám cưới thành một đấu trường hỗn loạn.
Theo trần tình của chú rể, nguyên nhân sâu xa của cuộc cãi vã này nằm ở sự ích kỷ và kiêu ngạo, tự tôn quá mức của bà cô anh. Bà đã dùng những lời lẽ xúc phạm, chế nhạo hoàn cảnh gia đình cô dâu và tung tin đồn về tiền bạc, khiến mâu thuẫn càng thêm căng thẳng.
Ngoài ra, theo chú rể, ngay từ đầu bà cô này đã ức chế, khó chịu vì con trai mình lớn tuổi hơn chú rể nhưng chưa lấy được vợ.
Ngày trọng đại của đôi trẻ bỗng trở thành cuộc hỗn chiến của hai bên gia đình.
Còn cô dâu tuy bị tấn công bằng những lời mạt sát nặng nề nhưng vẫn tỏ ra kiên cường. Cô không đáp trả bà cô của chồng. Thái độ bình tĩnh, cách cư xử phải phép khiến cô nhận được nhiều lời khen ngợi.
Cộng đồng mạng hết lời chỉ trích thái độ phách lối của bà cô khiến tiệc cưới của cháu mình biến thành bãi chiến trường tan hoang.
Các bạn trẻ phỏng dựng lễ cưới nhà quyền quý thời nhà Nguyễn Trong khuôn khổ sự kiện Dạ Nguyệt Phồn Hoa, một lễ cưới nhà quyền quý thời nhà Nguyễn được phỏng dựng lại chân thật và sống động, giúp người xem hiểu thêm về lễ nghi phong tục của một thời kì lịch sử tại Việt Nam.Văn hóa truyền thống Dạ Nguyệt Phồn Hoa - Tsukiakari được tổ chức bởi Đội Enactus NEU và...