Đang điều tra người đàn ông tử vong sau khi đến trụ sở công an tự thú
Một người đàn ông đã bất ngờ tử vong tại trụ sở Công an TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trước đó, ông này đến tự thú về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Xuân Th. (SN 1979, trú tại thôn Đột Hạ, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), sau khi đến trụ sở Công an TP.Chí Linh tự thú, ông Th. đã tử vong.
Gia đình đang chuẩn bị tang lễ cho ông Th.
Theo gia đình ông Th., có thông tin ông Nguyễn Xuân Th. đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của gia đình một người dân ở TP.Chí Linh – cũng là người quen với gia đình ông Th. với số tiền và vàng trị giá khoảng 50 triệu đồng vào ngày 9/6. Tuy nhiên, ông Th. không nhận.
Khoảng 7h sáng ngày 13/6, ông Th. cùng người nhà đến trụ sở Công an TP.Chí Linh để tự thú. Tuy nhiên đến khoảng 20h hơn tối cùng ngày, gia đình được cơ quan công an thông báo ông Th. đã tử vong. Khi người nhà đến nơi thì thi thể ông Th. đã được đưa vào nhà xác trung tâm Y tế TP.Chí Linh.
Theo người nhà ông Th., cơ quan công an cho biết, ông Th. chết do tự tử bằng cách dùng dây điện của ấm đun nước dí vào ổ cắm điện tại phòng hỏi cung sau đó dí vào tay và ngực. Tuy nhiên, người nhà không đồng tình với lý giải của Công an TP.Chí Linh.
Được biết, ông Th. là lao động tự do đã lập gia đình và có 2 con. Dù chưa có tiền án nhưng từng bị xử lý hành chính về hành vi trộm cắp.
Chiều 14/6, viện Khoa học hình sự bộ Công an đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, đến sáng 15/6, gia đình vẫn chưa đưa thi thể ông Th. về lo hậu sự.
Video đang HOT
Liên quan vụ việc trên, Đại tá Vũ Thanh Chương – Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đã giao cho các đơn vị công an phối hợp điều tra, xác minh nguyên nhân.
Theo Nguoiduatin
Vụ chạy thận Hòa Bình : Viện Khoa học hình sự phản bác "nghi ngờ" của đại diện Bộ Y tế
Trình bày những luận giải của mình để đáp lại nghi vấn của Bộ Y tế trong Công văn mật số 41, đại diện Viện Khoa học hình sự khẳng định tất cả đã làm đúng và chịu trách nhiệm pháp lý về kết luận của Viện.
Sáng 13/6 tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ chạy thận, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã thay mặt Bộ Y tế trình bày những nghi vấn của Bộ Y tế về nguyên nhân gây nên cái chết của 8 bệnh nhân chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình vào ngày 29/5/2017.
Qua nội dung Công văn 41 (Công văn mật của Bộ Y tế), cơ quan này phủ nhận kết luận của Viện Khoa học hình sự khẳng định nguyên nhân gây tử vong của 8 nạn nhân chạy thận là do ngộ độc florua.
Bộ Y tế cho rằng nếu nồng độ Florua cao thì không chỉ 8 nạn nhân tử vong mà chắc chắn cả 18 bệnh nhân sẽ tử vong; nguyên nhân tử vong của 8 bệnh nhân không phải do tồn dư axit flohydric (HF) hay do ô nhiễm đa chất do hư hỏng hệ thống RO số 1.
Ngoài ra, Bộ Y tế thắc mắc vì sao Bùi Mạnh Quốc (người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO số 2) sử dụng axit flohydric (HF) và axit Clohydric (HCL) mà chỉ có HF trong nước RO.
Đại diện Bộ Y tế trình bày quan điểm tại tòa.
Đáp lại những nghi vấn của Bộ Y tế, đại diện Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an có mặt tại tòa cho rằng đây hoàn toàn không phải là những chứng cứ mới được phát hiện. Viện Khoa học hình sự chịu trách nhiệm pháp lý về các kết luận giám định của viện.
"Một lần nữa, Viện Khoa học hình sự khẳng định lại việc Bùi Mạnh Quốc sử dụng axit HF và HCl trong can hóa chất đã dẫn đến hệ thống RO số 2 nhiễm Florua là nguyên nhân dẫn đến cái chết của các nạn nhân", đại diện Viện Khoa học hình sự khẳng định.
Về nguyên nhân tử vong, Viện Khoa học hình sự đã tổ chức hội thảo khoa học, đã mời các nhà khoa học, chuyên gia của Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Viện Pháp y Quân đội, Viện Pháp y quốc gia, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam để tham vấn về kết quả giám định cũng như nguyên nhân chết của các bệnh nhân.
"Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cho ý kiến khẳng định nguyên nhân tử vong của 8 bệnh nhân là do nhiễm độc florua. Đánh giá của Viện Khoa học hình sự là hoàn toàn chính xác, khoa học, logic, phù hợp với các biểu hiện, triệu chứng".
Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình xét xử phúc thẩm vụ án chạy thận nhân tạo làm 9 người tử vong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Về triệu chứng ngộ độc Florua do Bộ Y tế nêu, đại diện Viện Khoa học hình sự cho rằng Bộ Y tế đã trích dẫn không đầy đủ tài liệu mà chỉ trích dẫn từ tài liệu do Bộ Y tế đã sử dụng là TCVN 98 năm 2013, tài liệu tham khảo số 5.
Vị đại diện này cho rằng quá trình điều trị cấp cứu các nạn nhân không làm điện tâm đồ và siêu âm tim thì không thể có kết quả để thể hiện các biểu hiện mà Bộ Y tế đã nêu.
"Qua tiến hành giám định nguồn nước RO; các hóa chất được Bùi Mạnh Quốc sử dụng để sửa chữa hệ thống RO số 2; các hóa chất được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân qua giám định tử thi; các kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự; qua khám nghiệm hiện trường khám nghiệm tử thi và điều tra của cơ quan điều tra đã làm rõ nguyên nhân 8 nạn nhân tử vong là do ngộ độc florua", đại diện Viện Khoa học hình sự nói.
Bùi Mạnh Quốc khai nhận có sử dụng hóa chất HF và HCL đựng trong can để sục rửa hệ thống RO số 2 làm nhiễm chất độc Florua vào hệ thống RO số 2, điều này làm cho 18 quả lọc thận bị nhiễm Florua và dẫn vào máu bệnh nhân. Có thể thấy rằng nồng độ florua đi vào cơ thể các bệnh nhân là rất cao.
Bộ Y tế cho rằng nếu nồng độ Florua cao thì không chỉ 8 nạn nhân tử vong mà chắc chắn cả 18 bệnh nhân sẽ tử vong, đại diện Viện Khoa học hình sự cho rằng Bộ Y tế đã trích dẫn không đầy đủ về Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), trong đó có nêu tìm thấy lượng Florua cao tới 50 miligam/lit.
"Có thể thấy nhận định của Bộ Y tế là không có cơ sở, nồng độ Florua tương đối đồng đều giữa các máy lọc thận được thể hiện ở nước cấp vào đầu 3 máy chạy thận lần lượt là 57,5 miligam/lít, 49 miligam/lit và 52 miligam/lit".
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế.
Cũng theo đại diện của Viện Khoa học hình sự, chỉ tiêu Florua được tìm thấy trong nước RO do nước bị nhiễm axit HF khi nước bị nhiễm axit HCL sẽ làm nước bị nhiễm Florua, không phải là chỉ tiêu chất lượng nước cần phải xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAM nên việc xác định là không cần thiết chứ không phải là không tìm thấy axit HCL như Bộ Y tế nói.
Thực tế cho thấy tia H trước khi đi vào quả lọc thận đều từ 7-8, nguyên nhân chủ yếu do axit HCl. Do đó, Bộ Y tế đề nghị thực nghiệm rửa quả lọc thận là không đúng đối tượng và không cần thiết.
Nước RO và axit sẽ dung hòa bởi dung dịch đậm đặc khi chạy lẫn, do vậy khi đi qua máy lọc thân sẽ có tia H trung tính. Vì vậy, việc thực nghiệm trên máy chạy thận nhân tạo cũng là không cần thiết và không đúng với bản chất sự việc.
PV
Theo infonet
Xử vụ chạy thận : Mời đại diện Bộ Y tế đến làm rõ nội dung 2 công văn Sáng 13/6, phiên phúc thẩm xét xử Hoàng Công Lương cùng bốn bị cáo trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục làm việc. Theo Pháp luật TP.HCM: Mở đầu, HĐXX cho biết hôm nay đã mời đại diện Bộ Y tế và Viện Khoa học...