Đảng cực hữu, chống EU đứng trước chiến thắng trong bầu cử Hà Lan
Theo thăm dò sau bỏ phiếu, đảng của chính trị gia dân túy cực hữu Geert Wilders sẽ trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội Hà Lan sau cuộc bầu cử ngày 22.11.
Đánh bại mọi dự đoán, thăm dò sau bỏ phiếu cho thấy đảng Tự do (PVV) của ông Wilders giành được 35 trong 150 ghế của quốc hội Hà Lan, hơn 10 ghế so với đối thủ gần nhất, liên minh Lao động/Cánh tả Xanh (GL/PvdA) của chính trị gia Frans Timmermans. Khoảng cách đó lớn hơn dự đoán và được cho là khó có thể thay đổi trong kết quả chính thức, theo Reuters.
Các cuộc thăm dò sau bỏ phiếu nhìn chung là đáng tin cậy với sai số khoảng 2 ghế.
Trong bài phát biểu tuyên bố “chiến thắng” tối 22.11, ông Wilders cam kết sẽ chấm dứt “cơn sóng thần tị nạn và nhập cư”. Ông cho rằng đảng của ông giờ đây đã lớn đến mức không thể bị phớt lờ và ông đã sẵn sàng lãnh đạo đất nước.
Chính trị gia Hà Lan Geert Wilders. Ảnh REUTERS
Theo Reuters, ông Wilders dự kiến sẽ cố gắng thành lập một chính phủ cánh hữu với đảng VVD theo đường lối bảo thủ của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mark Rutte và đảng mới nổi “Khế ước Xã hội Mới” (NSC). Cộng lại, 3 đảng sẽ cùng nhau nắm giữ thế đa số trong quốc hội với 79 ghế.
Các cuộc đàm phán có thể khó khăn vì cả VDD và NSC đều cho biết họ có những hoài nghi nghiêm trọng về việc hợp tác với ông Wilders vì lập trường chống Liên minh châu Âu (EU) và bài Hồi giáo của ông.
“Tôi tin tưởng chúng ta có thể đạt được thỏa thuận. Tôi hiểu rất rõ chúng ta không nên thực hiện bất kỳ biện pháp nào vi hiến”, ông Wilders nói trong bài phát biểu chiến thắng.
Chiến thắng của ông Wilders diễn ra hai tháng sau khi ông Robert Fico, một người theo chủ nghĩa dân túy chống EU trở lại nắm quyền ở Slovakia. Chính phủ nước này sau đó đã tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và cắt giảm nhập cư.
Năm ngoái, Ý đã thành lập chính phủ có xu hướng thiên hữu mạnh mẽ nhất kể từ Thế chiến 2, sau chiến thắng bầu cử của bà Giorgia Meloni.
Ông Wilders đã thúc đẩy làn sóng chống nhập cư tại Hà Lan, cho rằng cho tình trạng thiếu nhà ở là do dòng người xin tị nạn, qua đó xoáy sâu vào những lo ngại rộng rãi trong công chúng về vấn đề chi phí sinh hoạt gia tăng và hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải.
Vì sao Thụy Điển và Đan Mạch lâm vào khủng hoảng kinh Koran?
Quan điểm mang tính kích động của ông Wilders về đạo Hồi đã khiến ông bị dọa giết và ông đã sống dưới sự bảo vệ chặt chẽ của cảnh sát trong nhiều năm. Ông gọi nhà tiên tri Mohammad là “kẻ ấu dâm”, nói Hồi giáo là “hệ tư tưởng phát xít” và “ tôn giáo lạc hậu”, đồng thời chủ trương cấm các nhà thờ Hồi giáo và Kinh Koran ở Hà Lan.
Ở nước ngoài, những bình luận bài Hồi giáo của ông Wilders đã dẫn đến các cuộc biểu tình đôi khi biến thành bạo lực ở các quốc gia có đông dân số theo đạo Hồi, bao gồm Pakistan, Indonesia và Ai Cập. Ở Pakistan, một nhà lãnh đạo tôn giáo đã ban hành sắc lệnh chống lại ông.
Tự xưng là người hâm mộ Thủ tướng Victor Orban của Hungary, ông Wilders cũng thể hiện lập trường chống EU một cách rõ ràng. Ông kêu gọi Hà Lan kiểm soát biên giới, giảm đáng kể các khoản chi cho liên minh và ngăn chặn sự gia nhập của bất kỳ thành viên mới nào.
Ông cũng nhiều lần nói rằng Amsterdam nên ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine vì Hà Lan cần vũ khí để có thể tự vệ. Tuy nhiên, không đảng nào mà ông có khả năng hợp tác để thành lập chính phủ chia sẻ những quan điểm này.
Thủ tướng Rutte vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cho đến khi chính phủ mới được thành lập, có thể là vào nửa đầu năm 2024.
Hà Lan tiến hành tổng tuyển cử
Ngày 22/11, cử tri tại Hà Lan đã đến các điểm bỏ phiếu, tham gia cuộc tổng tuyển cử, bầu chọn các nghị sĩ cho Hạ viện gồm 150 ghế.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, với kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ít nhất 3 đảng tranh cử đều có cơ hội giành chiến thắng.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc họp báo tại The Hague. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, các điểm bỏ phiếu đã mở cửa vào 7h30 và sẽ đóng vào 21h (giờ địa phương) cùng ngày khi đài truyền hình quốc gia NOS công bố kết quả thăm dò đầu tiên sau khi bỏ phiếu. Hiện không có đảng nào được cho là sẽ giành được hơn 20% số phiếu bầu. Tuy nhiên, kết quả thăm dò trước cuộc bỏ phiếu cho thấy đảng Tự do cực hữu đang duy trì ưu thế dẫn đầu, theo sau sít sao là đảng Nhân dân vì tự do và dân chủ (VVD) theo đường lối bảo thủ và tiếp đến là liên minh đảng Lao động/đảng Xanh.
Với cuộc bỏ phiếu này, cử tri Hà Lan cũng sẽ đồng thời chọn ra được vị Thủ tướng mới đầu tiên sau hơn một thập kỷ và sau khi Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mark Rutte tuyên bố từ chức hồi tháng 7 vừa qua, chấm dứt nhiệm kỳ kéo dài 13 năm, do những bất đồng về vấn đề người di cư. Đây cũng là nội dung quan trọng trong các chiến dịch vận động tranh cử thời gian qua. Bộ trưởng Tư pháp Dilan Yesilgoz đã phản đối gay gắt quan điểm cần siết chặt vấn đề nhập cư của thủ lĩnh đảng Tự do cánh hữu Geert Wilders. Bản thân bà cũng là người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và được kỳ vọng trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Hà Lan.
Bên cạnh đó, vấn đề lo ngại khác là liệu cử tri Hà Lan có nhất trí tiếp tục tài trợ cho các chính sách về khí hậu hay không, điển hình là các dự án trang trại gió ngoài khơi khá tốn kém trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt kéo dài trên khắp châu lục.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục điều hành đất nước cho đến khi liên minh cầm quyền mới được thành lập, dự kiến trong nửa đầu năm 2024.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hành động xé kinh Koran tại Hà Lan Ngày 24/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara liên quan đến cuộc biểu tình hôm 22/1 tại La Haye, bao gồm việc xé một bản sao kinh Koran của tín đồ Hồi giáo. Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ bộ này đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara để bày tỏ phản...