Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 họp phiên toàn thể cuối cùng
Giới chức lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hôm nay tổ chức phiên họp cuối cùng trước khi khai mạc chính thức đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 8.11.
Trung Quốc đã sẵn sàng cho đại hội Đảng.
Theo đó Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 tổ chức phiên họp kín toàn thể, kéo dài 4 ngày nhằm một lần nữa rà soát lại kỹ càng chương trình nghị sự cho kỳ đại hội then chốt lần thứ 18 sắp tới.
Đại hội 18 sẽ đề ra những kế hoạch chiến lược cho cải cách và phát triển của Trung Quốc với trọng tâm nhằm vào những vấn đề tồn tại nổi lên trong quá trình phát triển đất nước và những vấn đề người dân quan tâm. Cũng tại đại hội, Trung Quốc sẽ thực hiện chuyển giao lãnh đạo cấp cao, bầu Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tại phiên toàn thể cuối cùng này, dự kiến quyết định chính thức về số phận cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sẽ được đưa ra. Ông Bạc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội và mất quyền miễn trừ truy tố vào tuần trước, mở đường cho việc xét xử ông này với cáo trạng lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ và quan hệ bất chính.
Trước khi vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai bị kết tội sát hại doanh nhân người Anh vào tháng 8, ông Bạc Hy Lai là ứng cử viên sáng giá vào một trong những vị trí lãnh đạo quan trọng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong bối cảnh quan trọng của cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc, tuần trước tờ báo New York Times của Mỹ đăng bài nói rằnggia đình Thủ tướng Ôn Gia bảo tích lũy số tài sản trị giá 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, phía luật sư đại diện gia đình Thủ tướng và truyền thông Trung Quốc lập tức phủ nhận thông tin trên, coi đó là “sự bịa đặt và hành động bôi nhọ”.
Trước đó, ngày 22.10, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình trưng cầu ý kiến trong và ngoài Đảng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 về dự thảo báo cáo tại đại hội 18, cũng như tình hình trưng cầu ý kiến trong nội bộ đảng về dự thảo sửa đổi “Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Trung Quốc đã sẵn sàng cho kỳ đại hội quan trọng nhất trong vòng 10 năm qua. Theo Tân hoa xã, hơn 1,4 triệu tình nguyện viên Trung Quốc sẽ hỗ trợ cảnh sát duy trì trật tự ở Bắc Kinh từ nay đến hết kỳ đại hội.
Theo laodong
"Vấn đề Trung Quốc" làm nóng bầu cử Mỹ
Đại hội toàn thể của Đảng Cộng hòa (GOP) vừa qua đã cho thấy một thái độ cứng rắn bất ngờ từ Mỹ đối với Trung Quốc.
Mặc dù chúng ta còn phải đợi xem liệu Mitt Romney và đảng của ông có thực hiện đúng như những gì đã hứa hay không nhưng việc thể hiện những quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ như vậy đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước được dự báo sẽ khó khăn hơn.
Cương lĩnh tranh cử của những người Cộng hòa rõ ràng đại diện cho tầng lớp chính trị bảo thủ Mỹ chống Trung Quốc một cách mạnh mẽ dưới vỏ bọc bảo vệ cho những lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên, cần phải chú ý một điều rằng nền kinh tế Mỹ đang phải vật lộn trong cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính và việc tranh thủ lá phiếu cử tri trong lúc này không gì hay hơn công kích chính Trung Quốc, một mối đe dọa tiềm tàng, một địch thủ đáng sợ đối với nền kinh tế và vị trí bá chủ của Mỹ.
Washington khó đưa ra biện pháp mạnh tay
Thực sự thì những lời công kích mạnh mẽ của GOP có lẽ cũng sẽ giống như một lời hứa như bao lời hứa khác. Sự khăng khít giữa hai nền kinh tế sẽ khiến cho Washington khó có thể đưa ra những biện pháp mạnh tay. Bắc Kinh thừa hiểu điều đó, cộng thêm một sự thật éo le rằng Trung Quốc hiện đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Đe dọa hay những lời nói suông sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều một khi Trung Quốc vẫn cứ khăng khăng với việc định giá thấp đồng nhân dân tệ (NDT). Và nó cũng sẽ chẳng có tác dụng gì nếu ai đó muốn dùng các sức nặng kinh tế để ép Trung Quốc lùi bước tại biển Đông. Nên nhớ các lời hứa bầu cử tại Mỹ luôn luôn được coi là lời hứa và so với thực tế thì hoàn toàn khác xa.
Nên nhớ rằng Mỹ chỉ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong năm 2011, đứng thứ hai sau EU với một tỉ lệ thâm hụt thương mại lớn do chính sách NDT yếu của Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình cũng như thực hiện những cải cách tương đối về vấn đề sở hữu trí tuệ. Tăng thuế có thể sẽ tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên Mỹ cũng không thể lạm dụng biện pháp này với tất cả mặt hàng và nếu không cẩn thận, một cuộc chiến tranh thương mại mới có thể sẽ xảy ra. Với Trung Quốc, các hành động mang tính thực chất sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn và chúng ta vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn rằng GOP và Mitt Romney có thể làm được điều đó hay không.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mitt Romney đã không ngần ngại khẳng định rằng nếu đắc cử sẽ dạy cho Trung Quốc bài học về nhân quyền, tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế Bắc Kinh. Ảnh: MSNBC
Thế cờ biển Đông có thay đổi?
Trong bài phát biểu của mình, Mitt Romney đã không ngần ngại khẳng định rằng nếu đắc cử sẽ "dạy cho Trung Quốc bài học về nhân quyền, tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế Bắc Kinh... đồng thời thực thi chiến lược khiến tham vọng bá chủ khu vực của Trung Quốc phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc trở thành thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế". Điều này thể hiện Mitt Romney coi các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông là sự thể hiện của tham vọng bá quyền và điều cần phải làm chính là kiềm chế và khóa chặt Trung Quốc.
Vì vậy, đối với vấn đề tranh chấp biển Đông, có thể phần nào tin rằng nếu Đảng Cộng hòa thắng cử, rất có thể nước Mỹ sẽ tăng cường giúp đỡ Philippines và các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc, thậm chí nước Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa hiện diện quân sự, đẩy nhanh quá trình "xoay trục" và can thiệp mạnh tay hơn vào biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc và thể hiện sức mạnh của cường quốc số một thế giới, từ đó khẳng định lại vị thế dẫn đầu, cũng như vai trò tự phong "người bảo vệ thế giới" vốn đã bị lung lay do khủng hoảng kinh tế và các hành động thiếu kiên quyết thời gian qua. Không chỉ luôn lên tiếng phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh trên biển Đông mà các thành viên chủ chốt của Đảng Cộng hòa còn luôn cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với nước Mỹ cả về kinh tế và quân sự.
UNCLOS cũng đang được sự ủng hộ của Hội đồng Thương mại Mỹ, một "liên minh" khá đặc biệt giữa Viện Dầu khí quốc gia Hoa Kỳ và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), các công ty năng lượng lớn, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu. Theo phe ủng hộ, các lợi ích mà nước Mỹ đạt được là lớn hơn so với những lợi ích có thể bị mất đi.
Mặc dù không đề cập nhiều về UNCLOS và một số thành viên Đảng Cộng hòa đã phản đối thông qua, trong đó có Paul Ryan - ứng cử viên phó tổng thống Mỹ. Thế nhưng Henry Kissinger, Condoleezza Rice và một số thành viên chủ chốt khác của Đảng Cộng hòa lại cho rằng nước Mỹ cần phải gia nhập UNCLOS để bảo vệ các lợi ích của mình. Vấn đề gia nhập UNCLOS đang được ủng hộ từ chính quyền đương nhiệm khi ngoại trưởng và bộ trưởng Bộ Quốc phòng đều đang thúc giục Thượng viện thông qua. Hiện nay, có 34 thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa phản đối UNCLOS ở Thượng viện khiến công ước này không được thông qua nhưng lý lẽ họ đưa ra lại chỉ dựa vào sức mạnh Mỹ, chứ không vì lợi ích lâu dài, chưa kể đến có một số thượng nghị sĩ chỉ bị lôi kéo và có thể thay đổi quan điểm. Chính những điều này khiến chúng ta có thể tin rằng nếu Đảng Cộng hòa thắng cử, rất có thể họ sẽ thay đổi và thông qua UNCLOS vì họ không muốn UNCLOS được hoàn thành như một thắng lợi của Đảng Dân chủ.
Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hành động
Chưa cần biết kết quả bầu cử ra sao nhưng có lẽ Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hành động của mình ngay từ bây giờ vì nếu đúng như những gì hai đảng đã hứa hẹn, sẽ khó để Trung Quốc có thể hành động như hiện nay khi Đảng Dân chủ đã thể hiện quan điểm chắc chắn sẽ sử dụng UNCLOS nhằm can thiệp biển Đông và thúc ép Trung Quốc theo luật, trong khi Đảng Cộng hòa lại thể hiện mong muốn sử dụng vũ lực và trừng phạt kinh tế để kiềm chế Trung Quốc. Mỹ luôn muốn thực hiện "ba mũi giáp công" ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường ảnh hưởng và khóa chặt Trung Quốc. Do đó, dù là UNCLOS, trừng phạt thương mại hay hiện diện quân sự thì hậu quả sẽ không vui cho Trung Quốc nếu tiếp tục biến mình thành kẻ đối đầu với Mỹ.
Biển Đông được Trung Quốc coi như là vấn đề sống còn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như con đường máu năng lượng là nhân tố quan trọng nhất giúp Bắc Kinh duy trì được đà tăng trưởng cao. Mà tăng trưởng cao sẽ giúp cho xã hội ổn định và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ duy trì được địa vị quyền lực của mình, chưa kể đến thứ chủ nghĩa dân tộc nước lớn khó lòng kiểm soát. Liệu một vài thứ thuế cũng như những sức ép "chưa chắc đã được thực hiện" có thể ngăn cản được Bắc Kinh kiểm soát biển Đông hay không? Tuy nhiên, việc Đảng Cộng hòa tỏ thái độ cứng rắn cộng với truyền thống sử dụng vũ lực của đảng này có thể sẽ khiến Trung Quốc thực sự lo ngại nếu Mitt Romney thắng cử và sẽ làm cho tình hình biển Đông bất lợi với Trung Quốc, xét về mặt chính trị và luật pháp.
Theo VNN
Lãnh đạo Đảng Trung Quốc họp trước đại hội Các lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay 1/11 bắt đầu phiên họp chính thức cuối cùng ở Bắc Kinh, trước cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới diễn ra một lần vào tuần tới, báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin. An ninh được thắt chặt tại Bắc Kinh trước đại hội Đảng lần thứ...