Đang chuẩn bị bữa tối thì chồng chưa cưới báo tin dữ, nữ nhà báo đã làm 3 việc để đẩy lùi bệnh tiền tiểu đường của mình
Phải làm những gì để đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên? Đây là những điều người phụ nữ yêu thích các món ăn giàu carb và không tập thể dục này học được để kiểm soát sức khỏe của mình.
Lora Shinn, nhà báo tự do, nhận được tin dữ từ chồng chưa cưới khi đang chuẩn bị bữa tối. Lượng đường huyết trong máu của cô cao hơn mức bình thường. Bác sĩ cảnh báo Lora nên thay đổi chế độ ăn uống, cắt giảm đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều carb. Trên thực tế, nữ nhà báo chưa từng nghĩ tới đây là vấn đề quan trọng cho tới khi nhận được kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm Hemoglobin A1c để kiểm tra bệnh tiểu đường cho thấy lượng đường huyết trong máu của Lora nằm trong ngưỡng tiền tiểu đường. Kết quả này thực sự không khiến nữ nhà báo ngạc nhiên. Gia đình của Lora có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và bà của cô thậm chí còn phải cắt bỏ chân vì căn bệnh này. Dù vậy, cô vẫn yêu thích những món ăn chiên giòn và đồ ngọt từ nhỏ. Kết hợp với lối sống ít vận động do công việc, người phụ nữ này thực sự có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tiểu đường trong tương lai.
Tại sao bệnh tiểu đường lại nguy hiểm?
Bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh thận, suy giảm thị lực và các vấn đề về da.
Khoảng 1/2 người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với vấn đề về thần kinh, tổn thương dây thần kinh, gây cảm giác ngứa ran ở chân tay. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng đến mức bạn buộc phải phẫu thuật như trường hợp của bà Lora.
Tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Cơ thể con người hấp thụ carb từ thức ăn hàng ngày rồi tạo thành glucose đi vào máu. Tuyến tụy sản sinh ra hormone insulin, đưa chất này đến tim, não, cơ và mô, nơi chúng được đốt cháy để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, đối với Lora và 88 triệu người trưởng thành Mỹ khác mắc tiền tiểu đường, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cần thiết. Do đó, glucose dư thừa sẽ ở lại trong máu và tàn phá cơ thể.
Chẩn đoán tiền tiểu đường của nữ nhà báo cho thấy là lượng huyết đường trong máu của cô cao hơn mức bình thường nhưng chưa nằm trong phạm vi bệnh tiểu đường. Marilyn Tan, chuyên gia y khoa kiêm viện trưởng Viện Nội tiết Stanford cho biết: “Hầu hết những trường hợp mắc tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường có thể kiểm soát và thậm chí đảo ngược được thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục”.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Thay đổi cách ăn uống là việc làm rất quan trọng để đảo ngược sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Không phải chế độ ăn uống nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, Lora đã dành 14 ngày để thử tất cả các loại thực phẩm và đưa ra kết luận. Lượng đường huyết cao ngất ngưởng khi cô thưởng thức khoai tây chiên vào bữa sáng trong khi bỏng ngô lại không ảnh hưởng nhiều.
Video đang HOT
Cuối cùng, người phụ nữ này phát hiện ra lượng đường huyết trong máu của cô tăng đột biến khi tiêu thụ thực phẩm sở hữu chỉ số GI cao, chỉ số thể hiện tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm.
Điều chỉnh thời điểm ăn hợp lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều vào buổi tối sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Chuyên gia Marilyn giải thích, cơ thể sẽ lấy đi đường được dự trữ trong gan và năng lượng dự trữ trong các tế bào mỡ về ban đêm. Do đó, bổ sung thêm năng lượng bằng bánh quy, đồ ăn vặt sẽ làm quá tải quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Lora đã tăng khoảng 2,3kg trong suốt 14 ngày trải nghiệm tất các loại thực phẩm để xác định nên hay không nên tiêu thụ. Cô cảm thấy nhẹ nhõm một cách kỳ lạ sau khi thử nghiệm kết thúc.
Trong quá trình áp dụng chế độ dinh dưỡng mới, Lora cũng “tự thưởng” cho mình bằng cách tiêu thụ món ăn yêu thích một tuần một lần. Dần dần cô nhận ra những thứ này không còn ngon như trước, cơn mệt mỏi sau khi ăn đã nhắc nhở nữ nhà báo phải loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài giảm cân, tập thể dục còn có lợi ích kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sau 7 tháng, Lora đã giảm được 5,4kg và quay trở lại phòng khám. Bác sĩ nói chỉ số đường huyết của cô đã trở lại bình thường nhưng vẫn cần rèn luyện sức khỏe thường xuyên, đi bộ, tập yoga hoặc nâng tạ mỗi ngày.
Khi giảm hấp thụ chất béo và tăng số lượng cơ, các cơ trở nên nhạy cảm hơn với insulin, từ đó giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt hơn. Jill Kanaley, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Missouri cho biết, tập luyện cách ngày cũng có thể đem lại lợi ích, tuy nhiên những lợi ích này sẽ biến mất sau 48-72 giờ nếu không được duy trì liên tục.
Lora không hề thích tập thể dục vì việc làm này khiến đầu gối và bàn chân của cô bị đau. Nữ nhà báo thừa nhận: “Tôi là người rất hay than phiền”. Dù vậy, cô đã cố gắng đi bộ 45 phút hàng ngày dẫu cảm thấy khó chịu trong những ngày đầu tiên và dần dần biến điều này trở thành thói quen mỗi ngày. Cô thậm chí còn đang làm quen với việc nâng tạ.
Đạt được mục tiêu
Lora đã thành công khi kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường huyết trong máu của cô không còn nằm trong ngưỡng tiền tiểu đường. Người phụ nữ này biết bản thân đã thoát khỏi tình trạng này nhưng vẫn phải duy trì thói quen lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển trong tương lai.
Nữ nhà báo chia sẻ: “Đôi khi tôi ước mình chỉ cần uống một viên thuốc và mọi chuyện sẽ được giải quyết. Những thay đổi lối sống đó giống như một thần dược cho sức khỏe. Những lựa chọn của tôi có thể dẫn đến một cuộc sống tốt hơn, lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Tôi đã vạch ra kế hoạch trong tương lai và mong rằng mình có thể cắt được bánh sinh nhật lần thứ 80″.
Bác sĩ BV Bạch Mai mách thực đơn cho người đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường kiêng khem thái quá, mỗi khi ăn họ chuẩn bị thực đơn cho mình rất cầu kỳ, thậm chí còn cân để đảm bảo lượng thực phẩm vừa đủ.
Stress vì không biết ăn gì
Chị Nguyễn Hồng Thu - 44 tuổi, Hà Nội trong lần kiểm tra sức khỏe được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2. Chị vô cùng lo lắng và trải qua nhiều đợt chẩn đoán liên tiếp bác sĩ cho biết cần thay đổi chế độ ăn để tránh tăng đường huyết.
Cảm giác luôn căng thẳng với bệnh tật, chị Thu bắt đầu thay đổi. Chị chuyển sang chế độ ăn bỏ tinh bột hoàn toàn. Chị không dám ăn cơm, bún, phở. Bất cứ gì có bột đường chị đều sợ. Lúc nào chị cũng tính toán làm sao để lượng thực phẩm đủ với cơ thể có lúc khiến chị stress vì chẳng biết ăn uống thế nào.
Đái tháo đường là bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein do hormon insulin giảm về số lượng hoặc tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Vì vậy, bệnh luôn biểu hiện bằng lượng đường trong máu cao.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khiến mắt bị tổn thương, hoặc bị bệnh mạch vành, thận có nguy cơ bị tổn thương,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận,...
Những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Theo thống kê khoảng 285 triệu người mắc bệnh trên vào năm 2010 và dự đoán tới năm 2030 con số này sẽ tăng gấp 1,5 lần. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng qua các năm.
Người bị đái tháo đường nên ăn gì?
ThS. BS. Vũ Thuỳ Thanh - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay có rất nhiều quan điểm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. BS Thanh cho biết, nhiều bệnh nhân cũng giống trường hợp của chị Thu thậm chí họ còn sắm chiếc cân nhỏ để cân thực phẩm ăn sao cho đủ.
Không kiêng thái quá
Theo bác sĩ Thanh chế độ ăn giảm tinh bột là một trong các phương pháp giảm đường huyết. Hiện nay chế độ ăn cho bệnh nhân đã thoải mái hơn, người bệnh không cần quá kiêng khem. Không có quy luật chung cho tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, từ thực đơn chung sẽ cá thể hóa từng bệnh nhân tùy theo lứa tuổi, lối sống để phù hợp với từng người.
Nguyên tắc chung chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chất bột đường, muối khoáng, tỷ lệ hợp lý. Chế độ ăn tốt là chế độ không gây tăng đường huyết hay hạ đường huyết sau ăn giúp bệnh nhân duy trì thể lực hàng ngày và duy trì cân nặng hợp lý.
Khi phát hiện bệnh đái tháo đường, người bệnh nên thay đổi từ từ theo tập quán sinh hoạt hàng ngày để cơ thể thích nghi. Nếu thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng tới xấu cơ thể.
Chế độ ăn an toàn là chế độ ăn không được tăng các yếu tố nguy cơ sẵn có vì bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo các bệnh đi kèm như suy thận, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Vì vậy, chế độ ăn này cần đảm bảo đơn giản, sẵn có, không cần quá đắt tiền.
Một số người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn này tốt nhưng không phải ai cũng theo đuổi được chế độ ăn như vậy vì đắt đỏ.
Bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần ăn 3 bữa chính, có thể thêm 1 số bữa phụ nhưng không nhất thiết bệnh nhân nào cũng cần bữa phụ.
BS Thanh cho biết có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần ăn bình thường, không cần bữa phụ.
Lưu ý, khi sử dụng cùng 1 thực phẩm nhưng chế biến khác nhau sẽ làm tăng đường huyết. Ví dụ nghiền nhỏ, xay nhuyễn, chiên, xào, nướng sẽ làm tăng đường huyết hơn. Nên ăn thô hoặc hấp, luộc.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cảm thấy lo lắng hỏi mỗi bữa ăn được bao nhiêu gram thịt, cá, rau điều này máy móc vì đôi khi như vậy bệnh nhân chỉ tính ăn như thế nào đã stress. Bệnh nhân không cần tính chính xác ăn bao nhiêu gram.
Chỉ cần thay đổi: Chất bột đường duy trì 60 - 65 %, đạm 15 - 20 %, chất béo 20 - 25 %, muối thì hạn chế càng tốt chỉ 2,3 gram mỗi ngày. Chất xơ càng nhiều càng tốt, uống đủ nước.
Nếu chế độ ăn đủ thì không cần bổ sung thêm vitamin và muối khoáng, các thực phẩm chức năng thường không có khuyến cáo thậm chí không đem lại lợi ích gì thêm tốn tiền cho người bệnh.
Có thể ăn bưởi khi dùng metformin trị đái tháo đường? Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tôi đang dùng thuốc metformin trị đái tháo đường, nhưng tôi lại rất thích ăn bưởi. Gần đây tôi đọc được thông tin cho rằng, ăn bưởi hoặc nước bưởi trong khi dùng thuốc sẽ nguy hiểm. Xin hỏi, tại sao...