Đang buộc con gà để mang lên thành phố thì hàng xóm qua chơi, mẹ chồng khoe ngay “có gì ngon cũng phần con dâu”, rồi tẽn tò vì câu nói bất ngờ
Tình huống lúc ấy khiến mẹ chồng tôi tẽn tò. Có lẽ, sau lần ấy bà cũng tự rút ra bài học mà “tém tém” lại việc khoe khoang.
Mới cưới được hơn 1 tháng, lại không sống chung với mẹ chồng nên tôi cũng không có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà. Tuy nhiên, qua cách mẹ chồng nói chuyện khi gọi video call hàng ngày thì tôi cảm nhận bà là người rất khôn khéo. Mà phàm là những người như vậy mới đáng sợ, chứ cứ bô bô có sao nói vậy như mẹ tôi lại dễ sống…
1 tháng qua, chưa một lần nào bà nặng lời với vợ chồng tôi hết. Dù nhiều khi tôi cảm nhận bà không hài lòng về chuyện Khang phải giúp tôi làm việc nhà, thế nhưng mẹ chồng hay kiểu nói bóng nói gió, chuyện Đông chuyện Tây rồi chốt lại: “Con được chồng phụ việc nhà là phúc phận của con, cố gắng cũng phải đối đáp thật tốt với nó như đấy nhá. Nhưng dù nó có chủ động giúp thì con cũng cần phải quyết liệt hơn giành việc, chứ đàn ông cũng thích được quan tâm, chăm sóc lắm đấy. Cứ lười lười đẩy việc cho chồng người ngoài biết được thì mất mặt, chưa kể rồi chồng nó cũng chán. Con giỏi việc nước, đảm việc nhà nữa mới giữ được chân chồng”.
Tôi nghe mẹ chồng dặn dò thì cũng chỉ dạ dạ vâng vâng thôi chứ chẳng đồng tình. Chả lẽ giờ tôi dâu mới lại cãi nhau với mẹ chồng về vấn đề này? Rằng tôi không cần giữ chân chồng mà không phải là chồng giữ tôi? Rồi việc nhà 2 vợ chồng chia ra rõ ràng có gì đâu mà mất mặt? Khang làm đó là chuyện hiển nhiên chứ không phải là “giúp” tôi, vì vốn dĩ đó đâu phải trách nhiệm của riêng tôi… Nhưng tôi cũng ấm ức trong lòng vậy thôi chứ đời nào lại đi cãi tay đôi với mẹ chồng.
Rồi rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt linh tinh khác nữa, mẹ chồng tôi rất khéo léo nhắc nhở con dâu. Tôi vẫn thế, vâng dạ cho bà vui lòng.
Ảnh minh họa.
Đợt Tết Dương lịch vừa rồi, tôi và Khang đều được nghỉ 3 ngày nên khăn gói về quê thăm bố mẹ. Trong những ngày ấy, tôi lại càng cảm nhận rằng mình sẽ khó lòng mà sống chung được với mẹ của Khang.
Buổi sáng, 6h30 tôi dậy thì mẹ chồng đã ngồi sẵn ở bàn ăn. Tôi chào bà, rồi nhanh chóng xắn tay áo đi chuẩn bị thì bà mới nói bằng giọng hơi trách móc, oán thán, mỉa mai. Nói chung kiểu khó chịu lắm.
Video đang HOT
Cơm nước mẹ chuẩn bị xong cả rồi, con lên phòng ngủ tiếp đi, dậy sớm thế làm gì?
Dạ, con xin lỗi, tối qua về muộn lại chưa xong công việc nên con thức khuya, sáng lấy báo thức rồi mà vẫn bị ngủ quên. Để con lên gọi anh Khang dậy ăn sáng ạ.
Thôi con ạ, các con mệt thì cứ lên mà ngủ tiếp, cần gì phải ép mình dậy sớm ăn chung với ông bà già này rồi lại không vui.
Không đâu mẹ, bọn con… Từ mai con sẽ dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng với mẹ ạ.
Ừ, thế thì mẹ chúc con tối nay không phải làm việc tới khuya nhé.
Tôi leo lên tầng gọi chồng xuống ăn sáng mà cảm giác thật nặng nề. Mẹ chồng thật biết cách nhắc khéo tôi mà… Thế nhưng, khi Khang xuống ăn sáng thì bà lại tỏ ra cảm thông, thương xót vợ chồng tôi đi lại xa xôi, thức đêm hôm làm việc. Hoàn toàn trái ngược với thái độ khi nãy có mình tôi.
Thế là suốt 3 ngày nghỉ lễ, tôi chỉ có dậy sớm, chuẩn bị cơm nước, ăn rồi rửa bát, lại đi chợ, nấu cơm, ăn rồi rửa bát. Cứ thế là hết ngày, chẳng đi được đâu cả. Thậm chí, đi sang thăm ông bà và bố mẹ tôi cũng phải tranh thủ chứ về muộn giờ cơm là mẹ chồng lại không vui.
Nhưng đỉnh điểm, tới ngày 2 vợ chồng chuẩn bị lên Hà Nội thì mới xảy ra chuyện khiến tôi suy nghĩ. Chẳng là tôi thích ăn thịt gà quê, mẹ chồng thì chẳng ỏ ê gì nên Khang bảo sẽ mua cho 2 con ở bên hàng xóm. Chúng tôi nói chuyện ngay trong bữa ăn, không thể có chuyện là mẹ chồng không biết được.
Rồi sáng hôm ấy, tôi là người cầm tiền đi mua trong lúc đi chợ. Bác hàng xóm lại vừa hay cũng đi mua đồ ăn sáng, thấy thế liền bảo tôi sang bác bán cho. Bác cứ giới thiệu là gà ngon, không nuôi cám, bình thường chỉ để nhà ăn mà nhìn tôi lơ ngơ hỏi ngoài chợ thì mới thương nên để cho.
Sau bữa cơm trưa, tôi đang tìm cách trói chân 2 con gà rồi nhét vào bao, bỏ thêm 1 ít rau sạch và khoai tây mẹ gửi vào bao thì bác hàng xóm lại sang chơi. Thấy có người, mẹ chồng lập tức đi ra hỏi tôi rất quan tâm, kiểu: “Con có muốn lấy thêm ít lạc, ít đỗ xanh không? Đỗ nhà ngọt lắm. Mà có chục trứng gà ta kìa, tuy hơi nhỏ nhưng bổ lắm, ăn không tanh như trứng công nghiệp vợ chồng con mua trên kia đâu”…
Tôi cũng từ chối với lý do đi xe đông đúc, mẹ chồng mới đứng dậy bảo với bác hàng xóm:
Con bé này chỉ thích ăn gà thôi. Biết tính cháu nó nên có gì ngon tôi cũng để phần con dâu hết. 2 con gà này cũng phải cỡ 4-5kg là ít ấy chứ, nhưng nuôi cũng để cho chúng nó ăn chứ để làm gì.
Nhưng nghe xong, bác hàng xóm lại cười tủm tỉm:
Gà lai chọi nhà em đó chị, 6kg nha.
Mẹ chồng tôi mặt ngắn tũn, tẽn tò không nói nên lời. Tôi cũng chỉ cười giải vây:
Mẹ cháu đang nuôi cho cháu cả đàn gà để Tết về đấy ạ.
Mẹ chồng sau đó ngại ngùng nên cũng lui vào nhà. Tôi với bác hàng xóm ở ngoài nói đôi ba câu chuyện nữa rồi tôi chuẩn bị lên Hà Nội. Mẹ chồng tôi dù tính hay thích khoe để được mát mặt với thiên hạ, nhưng bà có lẽ chẳng ngờ lại bị hàng xóm vạch trần ngay tại trận. Có lẽ sau vụ đó bà cũng sẽ bớt bớt lại, chứ không tôi cũng đến khổ vì được tiếng mẹ chồng chiều chứ thực tế nào có được miếng nào!
Mẹ chồng là mẹ kế và màn ứng xử 'đốn tim' của con dâu ngay từ màn ra mắt
Tưởng chừng rào cản giữa mẹ chồng cũng là mẹ kế chồng khiến Hoài lo lắng, nhưng màn ra mắt lại ngọt ngào hơn mức tưởng tượng.
Hoài và Định yêu nhau, một mối tình bền bỉ và thơ mộng. Cả hai cùng có việc làm ở trung tâm thành phố, gia cảnh đôi bên cũng khá tương đồng. Xét về độ tuổi cũng khá hợp nhau, không có điều gì xung khắc. Điều mà Hoài lo ngại nhất khi kết hôn với Định là cảnh mẹ chồng làm dâu nếu không hợp nhau, xung khắc chắc chắn dẫn đến bi kịch gia đình xảy ra. Khi đó, Hoài sẽ khổ cả đời. Bao nhiêu điều tiếng, giai thoại về mẹ chồng - con dâu đã làm cho Hoài sởn gai ốc, lo lắng trước ngưỡng cửa hôn nhân.
Sát tới ngày về ra mắt nhà Định để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, Định mới nói ra sự thật rằng mẹ anh mất sớm, bố đi bước nữa đã từ lâu. Mẹ kế cũng là người quan tâm, chăm sóc anh ăn học bấy lâu nay. Hoài như ù tai, hoa mắt như lo sợ về một tai họa lớn. Cho dù Định có giải thích, động viên, an ủi thì Hoài vẫn cứ lo xa vì làm dâu trong hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Nhưng đã không còn đường lùi, vì quá yêu và cả hai bên gia đình đã thưa chuyện, đám cưới chỉ là thủ tục cuối cùng.
Định còn cho Hoài biết, mẹ kế còn tuyên bố sẽ không hề can dự vào công việc đám cưới của con chồng để không bị mang tiếng. Điều này càng làm cho Hoài vừa mừng vừa lo. Bởi việc dửng dưng này dù thuận lợi trong tổ chức nhưng lại làm kém vui của đám cưới. Nhưng rồi trong cái khó, Hoài lại ló được cái khôn. Cô nghĩ đã chung sống với bố chồng thì cũng là mẹ chồng mình. Cũng phải là người chịu khó, chịu khổ, chịu áp lực lắm mới tồn tại được trong gia đình từ đó đến nay. Điều này cũng cho thấy không được phân biệt và thiếu đi sự tôn trọng, gắn bó. Phải hòa đồng, mở lòng với những người nhà bên chồng.
Ảnh minh họa
Cuộc ra mắt nhà trai của Hoài đã suôn sẻ bởi cô đã không cần phải diễn hay do dự bất cứ điều gì. Hoài nghĩ cả hai yêu nhau và thực sự muốn đến với nhau thì đôi bên sẽ đều ủng hộ, tạo điều kiện hết mức. Là người từng trải, mẹ kế của Định cũng đã sớm ấn tượng bởi cô con dâu cư xử đúng phép, quan tâm đến người nhà bên chồng. Ban đầu cả hai cùng ngại ngùng, dò xét, giữ chừng mực, nhưng cũng dần dẫn tâm đầu ý hợp. Thế là không những không bị mất điểm, Hoài còn tạo ấn tượng với người nhà của Định.
Bước chân về nhà chồng, Hoài không quấn quýt vào Định, thay vào đó là gần gũi mẹ chồng, cùng làm việc nhà, cùng nấu nướng, rửa bát và phối hợp ăn ý, vui vẻ. Đêm đó, hai mẹ con cũng nói chuyện đến khuya mới chịu đi ngủ.
Tiếp xúc với mẹ chồng, Hoài mới thấy thương và nể phục mẹ chồng, người mẹ kế tài sắc một thủa, nhưng cũng vì tình yêu mà đến với người đàn ông hơn mình cả chục tuổi, lại có con riêng đang tuổi ăn tuổi lớn, ương bướng đủ đường. Mẹ chồng Hoài hồi đó cũng chịu cảnh làm dâu, bị xép nép đủ đường bởi mẹ chồng. Sống với người chồng hơn tuổi đồng nghĩa với phần lớn thời gian chỉ chăm sóc gia đình, không được chiều chuộng, chăm chút cho bàn thân nhiều vì quá trẻ và đẹp nữa, sợ chồng ghen tuông ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Chừng đó thời gian chăm sóc chồng và con riêng của chồng khôn lớn, ăn học đàng hoàng như bây giờ và không hề có sự phân biệt đối xử hơn kém so với con đẻ.
Ngay cả chuyện không đứng ra tổ chức đám cưới, đó chỉ là mẹ kế của chồng tuyên bố để tránh đi áp lực với người nhà bên chồng. Chứ thực ra, quán xuyến hết mọi thứ bằng gián tiếp nhờ những người thân quen, họ hàng của mình làm giúp các khâu và lo cả phần tiền bạc chi phí hôn nhân cho con chồng nữa. Chỉ là không nhận công để đẹp mặt nhà bên chồng được tiếng chu toàn cho cháu trai. Mẹ kế của chồng giờ đã trở thành tấm gương để Hoài cảm phục, noi theo trân trọng những điều đã làm cho chồng.
Hoài đã cảm thấy may mắn khi có được mẹ chồng tuyệt vời như vậy. Dẫu không phải người sinh ra chồng mình, nhưng hết mực quan tâm, yêu thương con riêng của chồng và sau này bà cũng dành tình yêu đó cho đứa con đầu lòng của Hoài và Định. Hoài cũng cảm thấy mình sáng suốt khi bỏ qua những rào cản, áp lực từ chính bản thân để thực sự mong muốn là người con dâu thảo hiền với bố mẹ chồng ngay từ khi lấy Định.
Nửa đêm, mẹ chồng gõ cửa đề nghị điều khó tin Gần 11h đêm, mẹ chồng tôi gõ cửa. Bà nhìn tôi bằng đôi mắt đã rơm rớm nước và nói với tôi một việc khiến tôi rất khó nghĩ. Tôi năm nay 28 tuổi, đã lấy chồng được 5 năm và có hai cậu con trai. Sau khi cưới, chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Ông bà không có lương, thu...