Đảng bộ xã Vạn Thiện lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, Đảng bộ xã Vạn Thiện ( Nông Cống) luôn chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở, lãnh đạo Nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao mức sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM) nâng cao.
Xã Vạn Thiện chuyển đổi 3,6 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nội dung quan trọng, mang tính ổn định bền vững, vừa là động lực vừa là mục tiêu của chương trình XDNTM, ngay từ đầu nhiệm kỳ, đảng bộ đã xây dựng nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đảng ủy chỉ đạo UBND xã, các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa những cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất; đầu tư mở rộng diện tích các mô hình trang trại, gia trại; phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế…
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế ở địa phương, đảng ủy phân công các đồng chí đảng ủy viên hàng tháng về dự sinh hoạt cùng chi bộ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân, kịp thời có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế. Bám sát vào nghị quyết phát triển kinh tế của đảng ủy, các chi bộ, đảng viên trong xã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM; sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững, chuyển đổi 3,6 ha đất lúa kém năng suất sang mô hình trang trại chăn nuôi cá – lúa và mô hình cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.
Song song với việc phát triển sản xuất, xã Vạn Thiện còn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển và mở rộng dịch vụ thương mại, vận tải, sửa chữa cơ khí, vật liệu xây dựng. Hiện toàn xã có 92 hộ và 76 cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại, đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập ổn định từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống 1,47%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,7 triệu đồng.
Kinh tế phát triển, người dân tích cực tham gia các phong trào, hoạt động khác của địa phương, nhất là phong trào XDNTM. Điều nổi bật nhất đó là người dân đã từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, bảo ban nhau góp công, góp sức làm mới, tu sửa những con đường trong xã, đường giao thông nội đồng. Với những nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng của người dân, năm 2016 xã Vạn Thiện đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Video đang HOT
Theo Bí thư Đảng ủy xã Đồng Khắc Hùng, đạt chuẩn NTM đã khó, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thời tiết và biến động của thị trường như hiện nay. Để giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã đã xây dựng kế hoạch, tập trung vào các nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền; tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền; phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; tranh thủ cơ chế, chính sách về chương trình XDNTM và tiếp tục huy động nguồn lực, thực hiện tốt Pháp lệnh 34 để dân được bàn bạc, thống nhất, Nhân dân giám sát nhằm nâng cao các tiêu chí NTM nhưng chưa thật sự bền vững, phấn đấu năm 2024 xây dựng xã Vạn Thiện đạt chuẩn NTM nâng cao.
Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Oai đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp mang lại giá trị cao hơn hẳn so với trồng lúa truyền thống. Những mô hình này cũng là động lực giúp huyện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Theo ông Đinh Trường Thọ, Thành Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, đến nay 20/20 xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao; huyện cũng đã "cán đích" nông thôn mới. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của thành phố Hà Nội; sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, đóng góp cả vật chất, tinh thần của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
Chế biến các sản phẩm an toàn A-Z của hợp tác xã Hoàng Long
Trong những thành tích nổi bật, điểm đáng chú ý là huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều giải pháp bài bản, hiệu quả giúp nâng cao giá trị các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống nhân dân.
Thống kê đến tháng 12/2020, huyện Thanh Oai đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hơn 1.333 ha (Gồm: Cây rau 178,16 ha; Cây ăn quả: 435,3 ha; Lúa cá: 126,8 ha; Nuôi trồng thủy sản 424,13 ha; Trang trại tổng hợp 116,5 ha; Chăn nuôi xa khu dân cư 52,95 ha). Việc sản xuất theo mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại giá trị cao hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong chăn nuôi có mô hình hợp tác xã Hoàng Long nuôi 4.200 con lợn trong đó có 500 nái, 3.700 lợn thịt. Sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VIETGAP, sử dụng đàn nái sinh sản "Ông bà, bố mẹ" bằng giống Gen của Pháp là giống có năng suất và chất lượng cao và sử dụng thức ăn sinh học vào trong chăn nuôi, là cơ sở an toàn dịch bệnh và đã thực hiện thành công chuỗi thực phẩm an toàn A-Z; Thực hiện việc giết mổ theo công nghệ Châu Âu và sơ chế chế biến các sản phẩm an toàn. Năm 2020 đã xuất ra thị trường hàng ngàn tấn lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Hiện đơn vị này có 9 sản phẩm được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao ở xã Mỹ Hưng
Chuỗi sản xuất và tiêu thụ Trứng vịt Liên Châu với 43 hộ hàng ngày xuất bán từ 50.000-60.000 quả ra thị trường. Bên cạnh đó, còn có 1 mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng với số lượng 10.000 con sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Hồng Dương hàng ngày xuất bán 80.000 quả trứng ra thị trường.
Trong trồng trọt, hợp tác xã Tam Hưng đã hình thành vùng sản xuất 2 vụ/năm lúa Bắc thơm số 7 với diện tích là 850 ha, lúa Nếp cái hoa vàng với diện tích là 250 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Bên cạnh đó là 53 ha lúa hữu cơ rất thành công với nhãn hiệu tập thể "Gạo thơm Bối Khê", hàng năm xuất bán trên 1.500 tấn. Đơn vị này đã được thành phố Hà Nội công nhận 2 sản phẩm OCOP (Gạo nếp cái hoa vàng và Gạo Bắc thơm số 7) đạt 4 sao.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn ứng dụng công nghệ cao tại Hồng Dương và xã Dân Hòa do Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Hiệp Thành thực hiện, với diện tích 11,7 ha. Hợp tác xã Thanh Cao thực hiện được 17 ha trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tại xã Thanh Cao đã hình thành mô hình hoa lan nhân cấy mô với diện tích 4500m2 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Mỹ Hưng cũng có mô hình trồng hoa Lan Hồ điệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2500m2.
Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là động lực để huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao
Năm 2020 huyện Thanh Oai đã được thành phố Hà Nội công nhận thêm 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trong đó có 8 sản phẩm từ nông nghiệp và 12 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay huyện đã có 31 sản phẩm được chứng nhận OCOP (30 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao).
Theo lãnh đạo huyện Thanh Oai, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn đã có đầu ra ổn định, bền vững. Trong đó, chuỗi gạo của hợp tác xã Tam Hưng và chuỗi thực phẩm an toàn của hợp tác xã Hoàng Long được đưa vào các trường mầm non và các cửa hàng tiện ích, các siêu thị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn. Việc sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi liên kết gắn với nhãn hiệu sản phẩm được xác định là động lực để các xã, thị trấn và huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Trong năm 2021, huyện Thanh Oai đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phấn đấu 2 xã (Cao Dương và Dân Hòa) "về đích" nông thôn mới nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Khang Từ một xã vùng chiêm trũng nhiều khó khăn với điểm xuất phát thấp, nhưng quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã giúp xã Tân Khang (Nông Cống) có những bước phát triển vượt bậc. Diện mạo nông thôn thay đổi tích cực, cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống vật chất...