Đăng ảnh bị can, bị cáo có vi phạm quyền nhân thân?
“Quyền cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân, quyền con người được Hiến pháp bảo hộ nên luật phải quy định cụ thể”, đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền bày tỏ.
Tại buổi thảo luận góp ý cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ngày 24.10, ĐBQH Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đã đề cập đến quyền cá nhân, trong đó có việc sử dụng hình ảnh cá nhân, đặc biệt chuyện báo chí sử dụng ảnh của bị can, bị cáo trong các vụ án.
ĐB Hiền cho biết, chuyện chụp ảnh bị cáo tại phiên toà diễn ra khá phổ biển. Theo ĐB này, hiện nay không có quy định nào buộc nhà báo phải xin phép bị cáo mới được chụp và đăng ảnh người đó tại phiên toà xét xử công khai. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định còn Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật về báo chí quy định chưa thống nhất về điều này nên việc áp dụng có khác nhau, mỗi nơi mỗi kiểu, trong khi đó quyền của cá nhân về hình ảnh là quyền nhân thân được Hiến pháp bảo hộ.
Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền (Khánh Hòa)
Trong thực tiễn, khi thông tin về nhiều vụ án hình sự báo chí có đăng ảnh nghi can, hình ảnh do cơ quan công an cung cấp dưới dạng hồ sơ, có ý kiến cho rằng như vậy là vi phạm nhân quyền về hình ảnh cá nhân.
“Từ thực tiễn thi hành cho thấy việc đồng thuận và phản đối chụp ảnh bị cáo tại phiên toà đều viện dẫn khoản này, điều nọ của luật này, luật kia. Đây là bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân về hình ảnh và quyền của báo chí trong việc đăng ảnh cá nhân như thế nào mới đúng”, ĐB Hiền nêu.
Nghị định 51 năm 2002 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Báo chí có quy định: “Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
ĐB Lê Minh Hiền cho rằng, Nghị định 51 hướng dẫn thi hành đã mở rộng việc sử dụng ảnh cá nhân cho báo chí được sử dụng hình ảnh cá nhân và như vậy cũng là việc hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Video đang HOT
Cũng theo ĐB Lê Minh Hiền, quá trình thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí còn nhiều vấn đề chưa được cụ thể, như tiêu chí nào để xác định thế nào là ảnh cá nhân, ảnh sinh hoạt tập thể, thế nào là vì lợi ích cá nhân, lợi ích công cộng. Đặc biệt là đăng ảnh đương sự trong các phiên toà dân sự, hành chính, lao động, pháp luật cần quy định để áp dụng thống nhất, đồng bộ.
“Tôi đề nghị Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định rõ việc sử dụng hình ảnh khác phải theo luật định. Về nguyên tắc định hướng Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Luật báo chí (sửa đổi) cần quy định cụ thể để bảo vệ quyền nhân thân, trong đó có quyền của cá nhân đối với hình ảnh”, ĐB Hiền góp ý.
Theo Danviet
Lấy tin từ trang cá nhân của người nổi tiếng để đăng báo là phạm luật?
Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) khẳng định báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng...
Thảo luận về dự thảo Luật trên tại phiên họp 41 mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đây là quan điểm tiến bộ, phù hợp Hiến pháp 2013. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.
Tên, hình ảnh thuộc phạm trù quyền cá nhân
Theo bản tổng hợp ý kiến của cơ quan trình dự án luật, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), UBND TP Hà Nội đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là thông tin thuộc bí mật đời tư cá nhân, như các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản, thông tin về tình trạng cá nhân (sức khỏe, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội...) tại điều khoản vềnhững nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
UBND TP Hà Nội cho rằng cần xác định mức độ xử phạt nếu vi phạm như có thể đình chỉ hoạt động tác nghiệp, thu hồi thẻ nhà báo, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc tiết lộ bí mật đời tư gây hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân đó.
Khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân? (Ảnh minh họa)
Ý kiến này lưu ý việc khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân. Bởi các cá nhân có quyền công khai vấn đề của họ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phóng viên, nhà báo có quyền sử dụng thông tin của họ làm thành sản phẩm đưa lên báo chí khi chưa có sự đồng ý. Tên và hình ảnh của người đó cũng thuộc phạm trù quyền cá nhân.
Bản đóng góp ý kiến cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm là "thông tin gây hiểu lầm" với lý do thời gian qua đã có một số trang báo đăng bài, rút tít chưa phù hợp dẫn đến gây hiểu lầm cho người đọc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của công dân.
Hành vi vi phạm quyền tác giả cũng là vấn đề cần nghiên cứu quy định cấm đểkhắc phục tình trạng một số báo lấy tin bài đã đăng ở báo khác, sau đó chỉnh sửa một số tình tiết, gắn tên tác giả mới. Hành vi trên vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Thảo luận về dự thảo Luật tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đặt câu hỏi: "Về vấn đề bản quyền lung tung hết, ai sẽ làm trọng tài xét xử? Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong xử lý vấn đề ăn cắp thông tin giữa báo này với báo kia thế nào?".
Quy định đảm bảo an toàn thông tin bí mật cá nhân còn ít
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay một số quy định đảm bảo quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng nên đã dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, các quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi) lần này được thiết kế theo hướng vừa đảm bảo quyền nhưng cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?
VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.
Để cụ thể hóa quyền tự do báo chí được hiến định, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung cơ bản của dự thảo Luật cần quy định cụ thể nội hàm của quyền tự do báo chí của công dân cũng như nguyên tắc giới hạn quyền theo tinh thần Hiến pháp 2013; quyền bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...
Theo Bộ Tư pháp, nội dung quy định về quyền tự do báo chí còn quá ít, trong khi đó, Dự thảo Luật lại tập trung quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu, điều kiện phóng viên thường trú... nên không bảo đảm sự cân đối giữa các nội dung của Luật.
Bên cạnh đó, quy định về bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình chưa giải quyết được tình trạng xâm phạm bí mật riêng tư trên các báo, nhất là báo điện tử hiện nay.
Liên quan những nội dung không được thông tin trên báo chí và việc dự thảo sung thêm "những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí" nhưng lại giao cho Chính phủ quy định, theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật, là chưa phù hợp tinh thần Hiến pháp.
"Quy định về những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong Luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Việc ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật là không phù hợp", ông Phan Trung Lý nói./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
"Tước đoạt mạng sống của người khác vì bất cứ lý do nào đều không nên" Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, cá nhân ông muốn có thêm nhiều tội danh không áp dụng án tử hình. Đại biểu quốc hội nói gì về dự kiến thủ tục tuyên thệ nhậm chức?Đại biểu Quốc hội nhờ điểm danh hộ thì xử lý thế nào? "Bỏ hình phạt tử hình ở nhiều tội danh càng...