Dàn xe quân đội đến Rạng Đông tẩy độc
Hai tuần sau vụ cháy, dàn xe thuộc Binh chủng hóa học và các đơn vị liên quan đến Công ty Rạng Đông để tẩy độc hiện trường và khu vực lân cận.
8h sáng 12/9, đoàn xe quân đội gồm 4 chiếc đi vào cổng chính của Công ty Rạng Đông tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Những xe này của Trung tâm ứng cứu sự cố hoá chất độc phóng xạ hạt nhân thuộc Binh chủng Hoá học ( Bộ Quốc phòng) mang theo nhiều thiết bị chuyên dụng được che chắn kín mít.
Đi theo sau là 2 chiếc xe téc chở hóa chất tẩy rửa.
Các chiến sĩ trước khi vào nhà máy đều được trang bị mặt nạ phòng độc cá nhân.
Hóa chất được lực lượng quân đội mang vào nhà máy Rạng Đông có tên là Effective Chloramine. Đây là một trong những hóa chất có tác dụng khử trùng.
Ngay sau đó, đơn vị đã làm việc với lãnh đạo công ty để triển khai các phương án thu dọn hiện trường và tẩy độc khu vực nhà xưởng bị cháy được phong tỏa từ 29/8 đến nay.
Trước đó, chiều 11/9, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, Binh chủng Hóa học và Urenco 10 thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội đã họp bàn phương án thu gom, xử lý chất thải độc hại tại hiện trường.
Các bên đã thống nhất Urenco 10 là đơn vị tiến hành tháo dỡ, bốc xúc chất thải tại hiện trường vụ cháy. Việc này tiến hành từ 7h30 ngày 12/9.
Theo kế hoạch, ngay sau khi Binh chủng Hóa học phun thuốc để cô lập, tránh tình trạng bốc bay của thủy ngân, Urenco 10 sẽ tiến hành phần thu dọn mặt bằng. Các bên cũng thống nhất phạm vi tiêu, tẩy độc được xác định cả trong và ngoài khu vực của công ty. Dự kiến công việc sẽ diễn ra trong 7 ngày.
Sau khi mặt bằng được thu dọn, Binh chủng Hóa học sẽ tẩy độc tại chỗ.
Đây là đơn vị đảm nhận hướng dẫn, giám sát toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy để lại cũng như quá trình tẩy độc.
Ngay khi tiếp cận khu vực xưởng sản xuất, nhà kho bị cháy, các cán bộ thuộc viên công nghệ môi trường đã vận hành các thiết bị phục vụ cho quá trình xử lý hơi thủy ngân.
Binh chủng Hóa Học đưa các thiết bị chuyên dụng xuống hiện trường.
Vụ cháy xảy ra tối 28/8 thiêu rụi xưởng sản xuất và kho chứa thành phẩm với hàng triệu bóng đèn của Công ty Rạng Đông. UBND quận Thanh Xuân thông báo môi trường quanh nhà máy bị cháy ở ngưỡng an toàn. Còn phía Rạng Đông cho biết họ sử dụng hợp chất amalgam thay thế thủy ngân lỏng để sản xuất bóng đèn từ năm 2016.
Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết nồng độ thủy ngân quan trắc được ở một số điểm trong nhà máy Rạng Đông và xung quanh vượt ngưỡng an toàn từ 10 đến 30 lần. Lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường trong vụ cháy có thể lên đến 27,2 kg.
Đến ngày 8/9, Tổng cục Môi trường khẳng định Công ty Rạng Đông thừa nhận 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng, không phải hợp chất amalgam như đã báo cáo. Hầu hết thuỷ ngân trong bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy.
Chiều 9/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai các công việc xử lý hậu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chiều 10/9, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản hỏa tốc, giao các đơn vị chuyên trách khắc phục hậu quả, tẩy độc toàn bộ khu vực, đồng thời khẩn trương di dời nhà máy đến cơ sở sản xuất mới.
Nhiều trường học, chung cư thuộc vùng nguy hại sau vụ cháy Rạng Đông
Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, 2 trường học, 2 tòa chung cư và một số cơ quan khác nằm trong phạm vi ô nhiễm hóa chất, khói bụi sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.
Theo Zing.vn
Luật sư: Không có lỗi, công ty Rạng Đông vẫn phải bồi thường cho người dân
Hậu quả của vụ cháy công ty Rạng Đông gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của bất cứ người dân nào xung quanh khu vực đám cháy thì công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Những ngày vừa qua, người dân khắp cả nước không ngừng hoang mang trước sự cố môi trường xảy ra sau vụ cháy tại Công ty Rạng Đông.
Cháy công ty Rạng Đông gây thiệt hại lớn về tài sản và môi trường.
Cụ thể, vào khoảng 18h00 ngày 28/8, đám cháy bùng phát tại khu nhà xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, lan sang khắp khu vực lân cận. Đến 2h sáng 29/8, ngọn lửa mới cơ bản được khống chế.
Tai thơi điêm nay, sự cố chưa phat hiên thiêt hai vê ngươi, song gây thiệt hại khá lớn về tài sản.
Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tập trung khắc phục hậu quả sau vụ cháy.
Trao đổi với PV Báo Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Công Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Vụ cháy công ty Rạng Đông, Hà Nội là một sự cố nghiêm trọng về hỏa hoạn, về hóa chất, gây thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp và sức khỏe của nhiều người dân xung quanh.
Luật sư Nguyễn Công Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Bởi vậy, ngoài việc xác định làm rõ nguyên nhân vụ cháy để xem xét trách nhiệm pháp lý thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ được đặt ra và cần phải được giải quyết để đảm bảo quyền lợi của người lao động, người dân nơi đây.
Theo quy định của pháp luật thì hóa chất là nguồn nguy hiểm cao độ. Người sử dụng nó phải tuân thủ quy định về bảo quản, quản lý, vận chuyển, sử dụng... sao cho đảm bảo an toàn cho người sử dụng và mọi người xung quanh.
Việc rò rỉ hóa chất, phát tán hóa chất gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì dù người quản lý, sử dụng hoá chất không có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình".
Như vậy, hậu quả của vụ cháy này mà gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của bất cứ người dân nào xung quanh khu vực đám cháy thì công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Mức bồi thường sẽ là thiệt hại thực tế đã gây ra đối với người bị hại, trừ trường hợp người bị hại có lỗi.
Truy trách nhiệm của người đứng đầu công ty
Cùng trao đổi về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Trong vụ việc này, kể từ khi đám cháy xảy ra đến khi công ty nhận trách nhiệm, xin lỗi là cả một khoảng thời gian.
Luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp
Trước đó công ty này còn cho rằng sau khi hỏa hoạn, công nhân dọn dẹp và làm việc bình thường... không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến môi trường, không đưa ra bất cứ khuyến cáo nào đối với người dân.
Bởi vậy, những thiệt hại xảy ra đối với người dân có một phần lỗi của người đứng đầu, người có chức trách của công ty này.
Luật sư Cường cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là rất rõ ràng, theo pháp luật thì kể cả trong trường hợp công ty này không có lỗi vẫn phải bồi thường. Còn trường hợp có lỗi thì trách nhiệm bồi thường sẽ lớn hơn và có thể xem xét trách nhiệm về hành vi vô ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác.
Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định đơn vị này đã vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy dẫn đến hỏa hoạn thì sẽ xử lý hình sự người có nhiệm vụ đối với việc phòng cháy chữa cháy ở công ty này.
Cũng theo luật sư Cường, đám cháy của công ty Rạng Đông đã gây ra những thiệt hại về tài sản của nhiều tổ chức, cá nhân. Những tài sản bị thiệt hại có thể do cháy, do khói bụi, kể cả thiệt hại về kinh doanh do phải đóng cửa hàng, giảm doanh số, chi phí để khắc phục, sửa chữa, chi phí phải di chuyển người, tài sản... thì cũng là cơ sở để phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Toàn bộ những thiệt hại về tài sản từ vụ cháy đối với tổ chức, cá nhân thì công ty này có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định tại điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015.
Cụ thể hiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.
Tổng số tài sản phải bồi thường đối với từng hộ gia đình, cá nhân sẽ là tổng số thiệt hại của các khoản, các mục nêu trên.
Thiệt hại được tính trên giá trị thực tế đã xảy ra và sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi vậy các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thiệt hại thì có thể căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên để thống kê và yêu cầu công ty này phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Người dân có quyền khởi kiện khi nào?
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Trong trường hợp công ty Rạng Đông không bồi thường đúng, đầy đủ, kịp thời thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện đến tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Ngoài việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản thì những người bị thiệt hại về sức khỏe cũng có quyền yêu cầu công ty này phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Theo quy định của pháp luật thì thiệt hại về sức khỏe bao gồm như sau:
"Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại khác do luật quy định".
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thủ tục bồi thường có thể thống kê các thiệt hại bằng văn bản, kèm theo tài liệu chứng cứ về việc bồi thường thiệt hại gửi đến công ty để yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp công ty không đồng ý bồi thường với mức thiệt hại như vậy thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện đến tòa án quận Thanh Xuân, Hà Nội để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
"Những người dân bị thiệt hại là những người sống xung quanh khu vực, những người đi qua khu vực đám cháy, kể cả cán bộ nhân viên của công ty, lính cứu hỏa và các nhà báo tác nghiệp tại khu vực hiện trường đám cháy...", luật sư Cường nói.
Theo nguoiduatin
Binh chủng hóa học tẩy độc thủy ngân kho Rạng Đông Liên quan tới việc xử lý hậu quả vụ cháy ở Công ty Cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông. Tối 10/9, trao đổi với PV Tiền Phong, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã chỉ đạo Binh chủng Hóa học vào...