Dân vận khéo thì hòa giải mới thành công
Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của công tác hòa giải ở cơ sở là nhằm hóa giải các tranh chấp, góp phần giữ gìn, bảo vệ mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Theo nhiều ý kiến, để thực hiện thành công mục tiêu này, thì “dân vận khéo” được coi là kim chỉ nam dẫn dắt, định hướng triển khai công tác hòa giải.
Tiểu phẩm hòa giải mâu thuẫn ở khu dân cư của đội xã Cẩm Hải (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) tham dự Hội thi Dân vận khéo năm 2020.
Trên 120 ngàn vụ việc hòa giải thành mỗi năm
Dân vận được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau, và hoạt động hòa giải ở cơ sở được coi là một bộ phận, một phương thức của công tác dân vận. Dân vận và hòa giải ở cơ sở có cùng ý nghĩa, mục đích duy trì, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy sức mạnh to lớn, quyền làm chủ, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp sức xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở là góp phần thực hiện tốt công tác dân vận và ngược lại. Kết quả công tác hòa giải là một phần của kết quả công tác dân vận.
Video đang HOT
Công tác hòa giải ở cơ sở đã được lồng ghép công tác dân vận với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ. Nghị quyết số 25-NQ/TW đã nêu rõ, cần “tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu tố của dân. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân”.
Kết luận số 43-KL/TW cũng nhấn mạnh: “Tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Tập trung xử lý khẩn trương, dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, tránh để hình thành lan rộng các điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội”.
Đây là những cơ sở quan trọng giúp hoạt động hòa giải ở cơ sở được chú trọng hơn trên cơ sở lồng ghép công tác dân vận và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, cơ quan dân vận. Thực hiện hoạt động hòa giải chính là thực hiện kỹ năng dân vận khéo để làm gia tăng hiệu quả một cách thiết thực, toàn diện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Cùng với MTTQ, ngành Tư pháp, chính quyền các địa phương, nhất là chính quyền ở cơ sở cũng đã triển khai tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, đến nay, cả nước có khoảng hơn 96 ngàn tổ chức hòa giải được thành lập ở thôn bản, tổ dân phố với hơn 600 ngàn hòa giải viên, số lượng được củng cố, kiện toàn, chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ được nâng cao đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải cơ sở. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải cơ sở cả nước đã tiến hành hòa giải trên 140 ngàn vụ việc và hòa giải thành trên 120 ngàn vụ việc.
Giảm bớt gánh nặng cho chính quyền cơ sở
Qua hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, công tác này đã đi vào nề nếp, hiệu quả, khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội. Không chỉ góp phần hàn gắn những xích mích, mâu thuẫn phát sinh, hoạt động hòa giải còn giúp tăng cường sự hiểu biết, tinh thần tương thân tương ái, giảm bớt gánh nặng cho chính quyền cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp cho biết sẽ tăng cường các biện pháp truyền thông theo hướng “toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở” theo Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở cần được triển khai thực hiện có sự gắn kết chặt chẽ với công tác dân vận; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải ở cơ sở; tiếp tục triển khai nghiêm túc Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn, đồng thời, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở bảo đảm có trình độ, từng bước chuyên nghiệp hóa…
Cùng với đó, ngành Tư pháp cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Ban Dân vận TW, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban TW MTTQ và các tổ chức thành viên trong thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đồng thời đề nghị TANDTC phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp số 62/CTPH-TANDTC-BTP ngày 08/4/2019 của TANDTC và Bộ Tư pháp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2019-2023…
Sẵn sàng cho ngày hội dân vận khéo cấp tỉnh
Hội thi Dân vận khéo năm 2020 là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, không chỉ tuyên truyền, phổ biến hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo", mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cũng như nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác dân vận.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho Hội thi Dân vận khéo năm 2020 cấp tỉnh, các đội thi đã chuẩn bị chu đáo, công phu các tiết mục tham dự.
Tiết mục tiểu phẩm tại Hội thi Dân vận khéo của huyện Ba Chẽ. Ảnh: Bình Minh.
Hội thi Dân vận khéo tỉnh Quảng Ninh năm 2020 là hoạt động thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 và hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống công tác dân vận của Đảng 15/10 (1930-2020). Hội thi được tổ chức với nội dung tìm hiểu chủ trương, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân vận, phong trào thi đua "Dân vận khéo" của tỉnh. Đồng thời, vận dụng công tác dân vận khéo để tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận trong thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cũng như tuyên truyền, giới thiệu cách làm, mô hình, điển hình về công tác dân vận đã được triển khai tổ chức hiệu quả từ thực tiễn ở cơ sở.
Ngay sau khi được phát động từ đầu năm, các địa phương, đơn vị đã thực hiện triển khai nhanh chóng, thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Tại TP Uông Bí, bên cạnh phần thi chào hỏi và trả lời câu hỏi được các đội chuẩn bị chu đáo, hội thi còn ghi nhận các tiểu phẩm ở phần thi tiểu phẩm được xây dựng công phu, dựa trên những câu chuyện, tình huống có thật, phát sinh từ thực tiễn địa phương. Qua đó, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo trong dân vận, khẳng định vai trò, vị trí của công tác dân vận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tiêu biểu như tiểu phẩm "Để có một con đường" của phường Nam Khê đề cập đến việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường; tiểu phẩm "Chuyện làng vôi" của phường Phương Nam nói về quá trình thực hiện chủ trương tháo dỡ lò vôi thủ công hay tiểu phẩm "Mảnh đất cằn" của phường Bắc Sơn nói về công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp để thành lập hợp tác xã rau an toàn...
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tập dượt tiết mục tiểu phẩm cho Hội thi Dân vận năm 2020 cấp tỉnh.
Hội thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của các địa phương, là ngày hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện về công tác dân vận. Đồng chí Đặng Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đầm Hà, Trưởng BCĐ Hội thi, chia sẻ: Trong những năm qua, phong trào thi đua "Dân vận khéo" được triển khai trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành đã xây dựng được nhiều mô hình, điển hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Hội thi lần này là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa thiết thực với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực, tư duy chính trị, khả năng công tác, trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ công tác dân vận. Qua đó, khuyến khích tinh thần nhiệt tình, sáng tạo, cổ vũ, động viên, nhân rộng các điển hình, mô hình cách làm "dân vận khéo" trong thời gian tiếp theo.
Theo đánh giá của Ban Dân vận Tỉnh ủy, các địa phương, đơn vị đã tổ chức hiệu quả, tiết kiệm, thiết thực, phù hợp với thực tế, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn tỉnh. Sau khi hội thi cấp địa phương, đơn vị hoàn thành, công tác chuẩn bị cho Hội thi Dân vận khéo tỉnh Quảng Ninh năm 2020 cũng đã nhanh chóng được triển khai. Theo đó, ở Cụm miền Tây được tổ chức ngày 16/9, tại TP Cẩm Phả, gồm 9 đơn vị tham gia: Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Than Quảng Ninh, Cục Thuế tỉnh, Công an, Quân sự. Ở Cụm miền Đông được tổ chức ngày 19/9, tại huyện Tiên Yên, gồm 10 đơn vị tham gia: Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh, Biên phòng tỉnh.
Các đội thi tại Cụm thi miền Đông chuẩn bị cho Hội thi Dân vận năm 2020 cấp tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 16/9.
Ghi nhận công tác chuẩn bị tại Cụm miền Tây ngay trước ngày diễn ra Hội thi, các đội đã chuẩn bị chu đáo từ kịch bản, trang phục đến kiến thức, kỹ năng, đảm bảo cho ngày hội dân vận lớn nhất của tỉnh thành công. Mỗi thành viên của các đội đều nỗ lực hăng say tập luyện, mong muốn mang đến hội thi những phần thi hấp dẫn, đặc sắc, thể hiện được nét riêng trong công tác dân vận của đơn vị mình.
Thượng tá Phạm Quang Tiến, Phó Chủ nhiệm chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, chúng tôi cũng dành thời gian để tham gia hội thi dân vận khéo, chuẩn bị kỹ lưỡng các phần thi. Chúng tôi mong muốn thông qua hội thi sẽ mang đến những kinh nghiệm, mô hình dân vận mới, hiệu quả của đơn vị, góp phần tích cực trong công tác dân vận chung của tỉnh.
Không chỉ lực lượng quân đội, Hội thi còn thu hút các tổ chức chính trị - xã hội, là sân chơi để thể hiện khả năng, kiến thức, cũng như nâng cao nghiệp vụ về công tác dân vận. Bí thư Đoàn Thanh niên phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, chia sẻ: Bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi là một trong những thành viên đại diện cho TP Cẩm Phả tham gia hội thi. Với tinh thần xung kích, năng động của tuổi trẻ, chúng tôi mong muốn học hỏi thêm nhiều mô hình dân vận hay để áp dụng, thực hiện hiệu quả tại địa phương.
Được biết, Hội thi dân vận cấp tỉnh cụm miền Tây được tổ chức vào ngày 16/9 tại TP Cẩm Phả. Đến nay, Ban Tổ chức đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, mọi công tác chuẩn bị đến thời điểm này đã cơ bản hoàn tất. Trong đó, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của hội thi. Ban Tổ chức cũng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và công tác phòng dịch để hội thi diễn ra an toàn, tạo không khí phấn khởi cho các thí sinh và mọi tầng lớp nhân dân.
Chú trọng công tác Dân vận chính quyền Công tác Dân vận chính quyền tại Đồng Nai thời gian qua đã có những chuyển biến rõ nét, tích cực; trọng tâm là tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, công...