Dân vận góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân tại Quân khu 2
Thời gian qua, Quân khu 2 đã phối hợp Ban Chỉ đạo điều hành công tác dân vận các tỉnh trên địa bàn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và đơn vị, chủ động triển khai nhiều hoạt động dân vận đạt hiệu quả.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu (Quân khu 2) cùng dân bản Lèng Xuôi Chin, xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: BÙI CHIẾN
Các cơ quan, đơn vị Quân khu phối hợp Ban Dân vận, cấp ủy, chính quyền các tỉnh triển khai công tác, mô hình dân vận, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; chủ động nắm tình hình an ninh chính trị địa bàn; tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; tích cực xây dựng cơ sở chính trị, phối hợp dân vận tại vùng đồng bào biên giới, dân tộc thiểu số, tôn giáo; phối hợp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới…
Các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu đã có nhiều mô hình điển hình, cách làm sáng tạo, phát huy hiệu quả công tác dân vận: Chương trình “Tết quân dân, Xuân canh trời, Tết biên cương”; chương trình “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” của lực lượng vũ trang Quân khu; mô hình “5 có, 5 không” trong vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La; các phong trào thi đua “Dân vận khéo” của ngành Dân vận chín tỉnh; phong trào “Mái nhà đồng đội”; “Hũ gạo tiết kiệm giúp người nghèo nơi biên giới”; “Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng… được cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Công tác dân vận ở chín tỉnh địa bàn và lực lượng vũ trang Quân khu được triển khai khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực góp phần quan trọng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân trên địa bàn Quân khu.
ể phát triển bền vững, ổn định chính trị, xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Tỉnh huy động các nguồn lực, ưu tiên ngân sách trung ương để thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc rất ít người và vùng khó khăn nhất; tăng cường xã hội hóa, tiếp tục huy động nguồn lực trong nhân dân, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, bảo trợ các đối tượng yếu thế. Tỉnh xây dựng một mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của tỉnh; chú trọng phát triển đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội tại các trường học và bệnh viện trên địa bàn.
Video đang HOT
Bạc Liêu cũng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức chính trị – xã hội; cập nhật thông tin về chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật qua nhiều kênh khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau… khuyến khích các đối tượng yếu thế tự vươn lên bảo đảm an sinh, khắc phục tính ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Tỉnh đã phân công các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố nhận giúp đỡ 5.069 hộ nghèo; cấp 15.388 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 30.200 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo và 75.600 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển…
5 năm qua tỉnh có hơn 120 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng số tiền cho vay hơn 2.300 tỷ đồng; xây dựng hơn 6.700 căn nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách, tạo việc làm mới cho gần 14.300 lao động… Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2020 có 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời.
Theo PV VÀ TTXVN
Muôn người như một
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX diễn ra vào một thời điểm thật đặc biệt, thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Khi mà lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự hào dân tộc và sự đồng thuận xã hội đang cần thiết để đưa dân tộc đi lên. Ý thức ấy, sự kỳ vọng ấy thể hiện rõ trong dự thảo Báo cáo chính trị sẽ được trình bày trước Đại hội hôm nay, thể hiện trong tâm tư của những đại biểu dự Đại hội...
Các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: Quang Vinh.
1. Hôm nay, 19/9/2019, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Hơn ở đâu hết, Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là biểu tượng sinh động của đại đoàn kết, đại thành công. Đại biểu dự Đại hội là những cán bộ Mặt trận, những người nông dân bình dị, những công nhân lao động, những doanh nhân, là các cựu chiến binh, các lực lượng vũ trang, là phụ nữ, thanh niên, người cao tuổi, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tín đồ tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các nhân sĩ trí thức, những người Việt Nam tiêu biểu... Đó chính là cái độc đáo, cái đặc biệt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 18/11/1930, Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ra đời. Kể từ đó đến nay, trải qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn với hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, trải qua 8 kỳ Đại hội, lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là những trang vàng chói lọi, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng với một mục tiêu chung: Đoàn kết, tập hợp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thành một khối thống nhất, khối đại đoàn kết dân tộc "muôn người như một".
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX diễn ra vào một thời điểm thật đặc biệt - thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Khi mà lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự hào dân tộc và sự đồng thuận xã hội đang cần thiết để đưa dân tộc đi lên. Ý thức ấy, sự kỳ vọng ấy thể hiện rõ trong dự thảo Báo cáo chính trị sẽ được trình bày trước Đại hội hôm nay, thể hiện trong tâm tư của những đại biểu dự Đại hội...
2. Năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử, vai trò đại diện cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ghi rõ ràng trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng lần đầu tiên Hiến pháp qui định vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là một bước tiến mới của tiến trình thực hiện dân chủ, đưa vai trò vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào đúng vị thế cần có, nhằm tăng cường đồng thuận xã hội đưa đất nước phát triển.
Cho nên, Đại hội IX lần này là dịp để nhìn lại một nhiệm kỳ Mặt trận thực hiện sứ mệnh lịch sử theo tinh thần Hiến pháp 2013, nhiệm kỳ nhân dân thực hiện giám sát và phản biện xã hội thông qua tổ chức đại diện của mình là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một nhiệm kỳ Mặt trận ở trong hệ thống chính trị với đầy đủ điều kiện pháp lý để đứng cùng với nhân dân, vận động nhân dân, tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đại diện cho quyền lợi chính đáng của nhân dân. Mặt trận tập hợp và tăng cường đồng thuận xã hội...
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình và quy chế làm việc của Đại hội. Ảnh: Quang Vinh.
Đại diện cho tiếng nói của nhân dân thì không gì tốt hơn là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân. Một yêu cầu đặt ra như một nguyên tắc trong hoạt động Mặt trận: Làm sao không để tình trạng người dân muốn nói mà không có ai nghe, chỗ nào người dân cảm thấy chưa được nghe, thì Mặt trận chính là địa chỉ để người dân phản ánh. Lắng nghe nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải tỏa nỗi bức xúc của nhân dân chính là để hoàn thiện hơn thể chế, là động lực cho đất nước phát triển. Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền thông qua tổ chức đại diện của mình là Mặt trận là để đất nước vẫn ngày càng dân chủ, để tăng cường hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân, để thực thi dân chủ mà vẫn giữ được ổn định chính trị.
3. Đại hội IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam diễn ra vào thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức trong hoạt động Mặt trận mà Đại hội lần này đặt ra, nâng cao hơn vai trò và trách nhiệm để đáp ứng niềm tin và sự kỳ vọng ấy.
Thực tiễn đất nước đang đòi hỏi một sự đổi mới trong tư duy và nhận thức về trách nhiệm của những người làm công tác Mặt trận. Đổi mới hoạt động vì yêu cầu của thời đại, của Đảng, của Nhân dân. Sứ mệnh lịch sử đã trao, Mặt trận sẽ nhận lấy trọng trách, trước nhân dân và lịch sử.
Chính ở mảnh đất Thăng Long - nơi đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX - vua tôi nhà Trần từng mở Hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than. Chiến thắng của nhà Trần khi đó là chiến thắng của tinh thần đoàn kết cao độ kết tinh của lòng yêu nước...
Sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hôm nay cũng cần một ý chí đoàn kết dân tộc như thế. Đấy là kỳ vọng, là gửi gắm của Nhân dân để một lần nữa, truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lại được dấy lên, để cả dân tộc "muôn người như một" đưa đất nước phát triển hùng cường.
Theo Đại Đoàn Kết
Phát hiện xácmột người đàn ông tử vong bên vệ đường tại Lai Châu Chính quyền xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ, Lai Châu cho biết vừa phát hiện xác một người đàn ông tử vong bên vệ đường. Theo đó, vào đầu giờ chiều nay (18/9), người đi đường phát hiện một người đàn ông đã tắt thở, nằm cạnh xe máy bên vệ đường tại km 11, quốc lộ 12, thuộc địa phận bản Nậm...