Dân Trung Quốc thích chí chào đón ‘đồng chí Musk’
Chuyến thăm đến Trung Quốc từ ngày 30-5 đến 1-6 được đánh giá là nỗ lực của tỉ phú Elon Musk nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới.
Tỉ phú Elon Musk tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 31-5 – Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters đưa tin máy bay riêng của tỉ phú Elon Musk đã rời Thượng Hải vào sáng 1-6 với điểm đến là Austin, bang Texas, Mỹ (nơi đặt trụ sở của Tesla).
Chuyến thăm hai ngày từ 30-5 đến 1-6 của Elon Musk đánh dấu lần đầu tiên vị doanh nhân này trở lại Trung Quốc sau hơn 3 năm.
Gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong ngày 30-5, tỉ phú Elon Musk đã có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Tần Cương và lên tiếng về việc “sẵn sàng mở rộng việc kinh doanh tại Trung Quốc”.
Ngày 31-5, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào tại Bắc Kinh, vị tỉ phú Mỹ đã khen ngợi Trung Quốc là quốc gia “đầy sức sống và triển vọng”, đồng thời bày tỏ sự tự tin về thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo một nguồn thạo tin, ông chủ của Tesla cũng đã gặp gỡ với ông Đinh Tiết Tường – ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Tường gặp gỡ riêng với một doanh nhân từ nước ngoài.
Bài đăng của bà Grace Tao – phó chủ tịch toàn cầu Tesla – trên mạng xã hội Weibo cho thấy hình ảnh Elon Musk đến thăm nhà máy của hãng xe điện này ở Thượng Hải hôm 31-5.
Nhà tài phiệt Mỹ gốc Nam Phi được cho là đã khen ngợi nhân viên tại đây đã “vượt qua nhiều khó khăn và thử thách”.
Các nguồn tin cũng cho biết Elon Musk đã gặp Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh hôm 1-6.
Chi tiết nội dung thảo luận giữa Elon Musk và các quan chức Trung Quốc hiện chưa được tiết lộ.
“Đồng chí Musk”
Chuyến thăm của Elon Musk đến Trung Quốc nhận được sự chào đón và quan tâm từ phía người dân nước này.
Mặc dù là nhân vật gây nhiều tranh cãi ở phương Tây, Elon Musk rất được ngưỡng mộ ở quốc gia tỉ dân, nơi mà xe điện Tesla của Elon Musk là một phần không thể thiếu đối với tầng lớp trung lưu tại các đô thị Trung Quốc.
Đối với cô Chu, người sở hữu xe Tesla tại thành phố Trường Sa (Trung Quốc), Elon Musk là một người “rất có duyên và xuất sắc trong lĩnh vực của mình”.
“Trung Quốc hiện không quá cởi mở nên có được những người như Elon Musk đến thăm và chia sẻ kiến thức là điều rất ý nghĩa”, Hãng tin AFP dẫn lời cô Chu, 33 tuổi, giảng viên đại học.
Mạng xã hội tại Trung Quốc xôn xao về chuyến thăm của Elon Musk, các hashtag liên quan đến vị CEO này thu hút hàng tỉ lượt xem trên Weibo.
Hình ảnh Elon Musk như một vị chính khách đứng sau lá cờ Trung Quốc và được các quan chức vỗ tay chào mừng được lan truyền rộng rãi trên Internet, từ đó cư dân mạng nước này gọi vui Elon Musk là “đồng chí Musk”.
Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng Đối thoại an ninh Shangri-La
Hội nghị an ninh hàng đầu châu Á - Đối thoại Shangri-La 2023 chính thức khai mạc ngày 2/6 tại Singapore, trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến phủ bóng tại hội nghị này.
Đối thoại Shangri-La năm nay thu hút các sĩ quan quân đội cấp cao, nhà ngoại giao, nhà sản xuất vũ khí và nhà phân tích an ninh từ khắp nơi trên thế giới, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4/6 tại Singapore.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có bài phát biểu quan trọng vào tối 2/6, trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự kiến có những phát biểu mà giới quan sát rất trông đợi.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi hai siêu cường chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề, từ Đài Loan đến gián điệp mạng và tranh chấp ở Biển Đông.
Hy vọng về hội nghị thượng đỉnh ở Singapore có thể là cơ hội để hàn gắn quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã bị giáng một đòn mạnh vào tuần trước khi ông Lý Thượng Phúc từ chối lời đề nghị gặp người đồng cấp Lloyd Austin.
Ông Lý Thượng Phúc, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 3, đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018.
Bài phát biểu của ông Albanese được đưa ra khi Australia đang cố gắng đạt được sự cân bằng mong manh giữa mối quan hệ bền chặt với Mỹ và mối quan hệ thường xuyên căng thẳng với Trung Quốc, quốc gia mua phần lớn quặng sắt có giá trị và là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Một thỏa thuận được công bố vào tháng 3 về mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ mong manh của Australia với Trung Quốc, khi Bắc Kinh vốn đã chỉ trích kế hoạch này.
Australia dự định chi 368 tỷ AUD (khoảng 250 tỷ USD) trong 3 thập kỷ cho chương trình tàu ngầm, một phần của hiệp ước an ninh quy mô với Mỹ và Anh được gọi là AUKUS.
Australia cũng là một thành viên của mạng lưới thu thập và chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, cùng với Mỹ, Anh, Canada và New Zealand - một nhóm mà các quan chức Trung Quốc coi là một phần của "tâm lý chiến tranh lạnh" kéo dài của phương Tây và một nỗ lực để ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này
Trung Quốc có thể nối lại nhập khẩu tôm hùm Australia Trung Quốc có thể nối lại nhập khẩu tôm hùm Australia, sau một thời gian dài áp đặt hạn chế nhập khẩu do quan hệ song phương ít thuận lợi. Hãng tin ABC của Australia vừa cho biết, kim ngạch thương mại tôm hùm trị giá 750 triệu AUD (521,78 triệu USD) của Australia với Trung Quốc có thể sắp được khởi động...