Dân Trung Quốc “ngán” sinh con vì tốn kém
Các cặp vợ chồng Trung Quốc giờ đây có thể sinh tối đa 3 con theo chính sách mới, nhưng chi phí và gánh nặng chăm sóc trẻ em quá lớn khiến nhiều gia đình ngần ngại không muốn sinh thêm.
Áp lực tài chính khiến nhiều gia đình Trung Quốc không muốn có đông con. Ảnh: Reuters
Hôm 31-5, Chính phủ Trung Quốc thông báo nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, cho phép các cặp vợ chồng ở nước này có con thứ 3. Chính phủ dự kiến ban hành thêm nhiều biện pháp hỗ trợ, bao gồm cải thiện dịch vụ chăm sóc trẻ em, chế độ bảo hiểm và nghỉ thai sản cũng như chi phí giáo dục. Đây là những thay đổi mang tính bước ngoặt và được thông qua sau kết quả điều tra dân số đáng lo ngại gần đây cho thấy dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng.
Trước nỗ lực của chính quyền nhằm cải thiện cơ cấu dân số, nhiều đôi vợ chồng Trung Quốc lại không hào hứng có hơn hai con bởi việc nuôi dạy một đứa trẻ rất tốn kém, nhất là ở đô thị. Theo báo cáo năm 2019 của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, một gia đình trung lưu sống ở Thượng Hải chi khoảng 131.000USD để nuôi nấng một đứa trẻ từ lọt lòng đến năm 15 tuổi. Đối với gia đình có thu nhập thấp sống ở ngoại ô, báo cáo ước tính họ phải dành hơn 70% trong mức thu nhập chưa tới 7.800USD/năm cho mỗi đứa con.
Trên mạng xã hội Weibo, hầu hết các bình luận đều kêu gọi chính phủ giải quyết vấn đề cơ bản như chi phí giáo dục đắt đỏ, giá nhà cao ngất ngưởng và giờ làm việc không linh hoạt trước khi khuyến khích người dân có con. Nếu tính cụ thể, một bà mẹ từ giai đoạn mang thai đến khi sinh nở phải trả tầm 15.700USD. Đây là chi phí cho các dịch vụ ở phòng khám tư nhân. Thường những xét nghiệm trước khi sinh và sinh nở tại bệnh viện công sẽ được bảo hiểm nhà nước chi trả, nhưng nguồn lực eo hẹp ở những cơ sở này cộng với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho nhiều người chuyển sang sử dụng dịch vụ tư. Ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, các chị em muốn đến trung tâm chăm sóc để tận hưởng dịch vụ sau sinh có thể phải trả tới 55.000USD/tháng. Trong tháng đầu tiên, nhiều hộ khá giả cũng chuộng thuê riêng bảo mẫu để chăm sóc mẹ và bé tại nhà với giá khoảng 2.300USD. Sau vụ bê bối sữa nội địa nhiễm melamine hồi năm 2008, nhiều người còn chọn nuôi con bằng sữa nhập khẩu từ Úc hoặc New Zealand dù giá cao hơn nhiều.
Video đang HOT
Khi đứa trẻ bắt đầu đi học, những gia đình có điều kiện sẽ muốn mua nhà ở những khu vực có nhiều cơ sở giáo dục tốt. Giá những khu như vậy thường rất đắt, chẳng hạn như quận Hải Điền ở Bắc Kinh với mỗi mét vuông vào khoảng 14.000USD, tương đương giá trung bình ở quận Manhattan trung tâm thành phố New York (Mỹ). Một số không đủ điều kiện cho con theo học trường công lập vì không có giấy phép cư trú hoặc hộ khẩu, bắt buộc phải đăng ký trường tư với học phí từ 6.000USD đến 39.000USD/năm.
Đó là chưa kể tiền thuê gia sư và đăng ký các lớp ngoại khóa như học đàn piano, chơi quần vợt hoặc cờ vua. Đây là tình trạng phổ biến khi phần lớn các gia đình Trung Quốc đều đặt kỳ vọng cao vào con cái và mong muốn đứa trẻ phải đạt thành tích xuất sắc. Không chỉ tăng áp lực cho học sinh, nhu cầu ngoại khóa còn tạo thêm gánh nặng tài chính cho cha mẹ, dẫn tới nhiều cặp vợ chồng trẻ không muốn có con. Để giảm áp lực lên trẻ em nhằm nâng cao tỷ lệ sinh, nhà chức trách Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát ngành công nghiệp dạy thêm đang bùng nổ. Một số quy định mới bắt đầu cấm dạy thêm vào cuối tuần và giới hạn mức học phí mà các cơ sở áp dụng.
Bên cạnh chi phí nuôi dạy con, phần lớn phụ nữ Trung Quốc hiện đại miễn cưỡng có con vì họ lo lắng không thể sớm quay lại làm việc do phải chăm sóc con cái trong khi công việc lại rất khó tìm. Ngoài ra, việc sinh thêm con thứ 3 có thể khiến tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ tại nơi làm việc trở nên tệ hơn vì các nhà tuyển dụng có thể cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn lao động nữ.
Người Trung Quốc hoài nghi hiệu quả chính sách cho sinh con thứ ba
Người dân và học giả Trung Quốc cho rằng nới lỏng chính sách là đúng đắn, nhưng còn nhiều trở ngại với kế hoạch tăng tỷ lệ sinh con.
"Để chủ động ứng phó tình trạng già hóa dân số, một cặp vợ chồng có thể có ba con. Các chính sách về sinh đẻ sẽ được cải thiện hơn nữa. Chính sách cho phép một cặp vợ chồng có ba con sẽ được ban hành cùng các biện pháp hỗ trợ. Điều này sẽ cải thiện cơ cấu dân số của Trung Quốc", Xinhua đưa tin, dẫn thông báo tại cuộc họp hôm nay của Bộ Chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì.
Nhiều người dân và học giả Trung Quốc đã nêu quan điểm sau thông báo, trong đó chủ yếu khẳng định đây là chính sách hợp lý và mang tính tích cực, nhưng chưa đủ để khuyến khích các cặp vợ chồng có thêm con.
"Phụ nữ phần lớn phải gánh trách nhiệm nuôi dạy con cái, trong khi xã hội chưa thực sự hỗ trợ họ. Nếu đàn ông có thể góp sức nhiều hơn và gia đình chăm lo hơn cho các phụ nữ mới sinh, nhiều người sẽ nghĩ đến đẻ con thứ hai. Nhưng nhìn vào bức tranh tổng thể, tôi thực sự không muốn có đứa con thứ hai chứ chưa nói đến đẻ ba con", Zhang Xinyu, bà mẹ một con ở Trịnh Châu, cho hay.
Trẻ sơ sinh trong một nhà hộ sinh Trung Quốc hồi năm 2018. Ảnh: AP .
Gan Yuyang, 30 tuổi, cho biết người trẻ Trung Quốc hiện nay phải tập trung mua nhà, tạo ra áp lực không nhỏ với cuộc sống của họ. "Sinh đẻ và nuôi dạy con cái càng đặt thêm nhiều gánh nặng tài chính. Tôi nghĩ chính sách này sẽ khó áp dụng", anh nói.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế học thuộc công ty Pinpoint Asset Management, cho rằng quyết định mới của Bắc Kinh sẽ có tác dụng tích cực trong tức thời, nhưng không tạo ra nhiều ảnh hưởng ở tầm vĩ mô. "Tác động dài hạn sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ có thể cắt giảm chi phí nuôi dạy trẻ em, đặc biệt là nhà ở và giáo dục, hay không", ông nhận định.
"Đây là bước đi đúng hướng, nhưng vẫn còn khá nhỏ. Chính phủ Trung Quốc cần nới lỏng hoàn toàn chính sách sinh con, nhưng điều đó cũng khó tăng đáng kể tỷ lệ sinh. Thay đổi đáng lẽ phải diễn ra từ 5 năm trước, dù muộn còn hơn không", Shuang Ding, nhà kinh tế học hàng đầu của tổ chức Standard Chartered, cho hay.
Xu Hongcai, phó giám đốc Ủy ban Chính sách Kinh tế thuộc Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc, cho rằng cho phép sinh con thứ ba là động thái lớn và đúng đắn, nhưng rất khó để đảo chiều tỷ lệ sinh đang suy giảm hiện nay.
"Cần có thêm chính sách khuyến khích sinh con, tỷ lệ sinh 1,3 con/phụ nữ quá thấp và cũng là tín hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì phương án cải cách từng bước để đạt thành tựu trong khi vẫn bảo đảm ổn định. Mỗi gia đình có 3 con là giải pháp hợp lý. Một số gia đình nông thôn muốn có nhiều con hơn mức này, đó có thể trở thành vấn đề", ông Xu nói.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích sinh con, số ca sinh hàng năm của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục trong điều tra dân số được công bố đầu tháng này. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết các bà mẹ Trung Quốc năm ngoái sinh 12 triệu trẻ so với 14,65 triệu năm 2019, đánh dấu mức giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục xuống mức thấp nhất trong gần 60 năm.
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc là 1,3 con/phụ nữ, thấp hơn mức 2,1 cần thiết để đảm bảo dân số ổn định. Số con trung bình mà một phụ nữ Trung Quốc muốn có trong năm ngoái là 1,8.
Trong gần 40 năm, Trung Quốc thực thi "chính sách một con" gây tranh cãi, một trong những quy định về kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này dỡ bỏ chính sách một con từ năm 2016 do lo ngại lực lượng lao động bị già hóa và kinh tế trì trệ.
Kết quả điều tra dân số năm 2020 cũng cho thấy dân số Trung Quốc tăng với tốc độ chậm nhất kể từ những năm 1960, đạt 1,41 tỷ người. Cùng với tốc độ tăng dân số chậm, số người trong độ tuổi lao động cũng giảm mạnh, một lần nữa làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập.
Sự thay đổi nhân khẩu học ở Trung Quốc có ý nghĩa kinh tế và chính trị đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính phủ Trung Quốc cuối năm ngoái ước tính dân số đạt mức cao nhất vào năm 2027. Tuy nhiên, các nhà nhân khẩu học tin rằng dân số Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu giảm trong vài năm tới.
He Yafu, chuyên gia độc lập về nhân khẩu học của Trung Quốc, tháng trước dự đoán dân số sẽ bắt đầu giảm ngay trong năm tới, khi số lượng sinh giảm xuống dưới 10 triệu và số người chết vượt quá 10 triệu. Các chuyên gia cho rằng đến năm 2050, Trung Quốc sẽ phải hỗ trợ hàng trăm triệu người già.
Vì sao giới khoa học quan tâm giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Giới khoa học đang quan tâm hơn đến giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm và lên tiếng yêu cầu có thêm những cuộc điều tra. Đại dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Mỹ và một số quốc gia đang tiến gần đến việc...