Dân Trung Quốc không sợ chiến tranh vì tranh chấp lãnh thổ
Mặc dù ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội “chuẩn bị cho chiến tranh khu vực”, nhưng khảo sát mới nhất cho thấy dân Trung Quốc không hề lo lắng về khả năng có thể có xung đột quân sự vì tranh chấp lãnh thổ.
Điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew uy tín được thực hiện dựa trên một câu hỏi: “Mức độ quan ngại của bạn thế nào, về khả năng các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với những nước láng giềng có thể tạo thành xung đột quân sự?”.
Hầu hết các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc tại khu vực châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines, đều có tỷ lệ “rất quan ngại” lên đến hơn 80%.
Kết quả khảo sát xã hội của Trung tâm nghiên cứu Pew
Video đang HOT
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc lại có vẻ như không ngại các xung đột quân sự: chỉ có 62% người được hỏi tại nước này khẳng định rằng họ lo lắng về nguy cơ chiến tranh. Cần nói thêm rằng cuối tháng 9 vừa qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Quân đội giải phóng nhân dân chuẩn bị cho “chiến tranh trong khu vực”.
Trong khu vực ASEAN, Thái Lan tỏ ra khá bàng quan với nguy cơ chiến tranh – với một lý do là họ không có đường biên giới chung với Trung Quốc và lợi ích trực tiếp ở Biển Đông. Chỉ 50% người được hỏi tại quốc gia này bày tỏ sự quan ngại. Trong khi đó, Philippines, quốc gia vốn luôn có phản ứng quyết liệt trước các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, có tỷ lệ quan ngại là 93%.
Tại Nam Á, Ấn Độ, đất nước đang có những “đối đầu” trực tiếp với quân Trung Quốc ở biên giới chung có tỷ lệ quan ngại là 72%. Pakistan tỏ ra không mấy lo lắng về sự “trỗi dậy hòa bình” của người hàng xóm khổng lồ.
Theo Lao Động
Cố vấn an ninh Mỹ: Cần tránh xung đột quân sự với TQ
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dịu giọng với Trung Quốc sau những sự cố gây căng thẳng quân sự giữa 2 nước.
Ngày 9/9, trong khuôn khổ chuyến công du tới Bắc Kinh, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc nên tránh các sự cố có thể gây ra xung đột quân sự, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để giảm căng thẳng.
Tuyên bố trên của bà Rice được đưa ra trong cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Bà Rice nói: "Hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng lên và được củng cố trong những năm gần đây, và nó là lĩnh vực hợp tác mà Mỹ rất coi trọng".
Bà Rice gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì
Bà Rice thừa nhận rằng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn tồn tại "nhiều thách thức", song bà tuyên bố 2 nước nên cùng nhau tránh các sự cố có thể "làm phức tạp mối quan hệ".
Tuyên bố này của bà Rice được cho là sự "dịu giọng" của Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Lầu Năm Góc tố cáo phi công Trung Quốc hành xử "hung hăng" và "thiếu chuyên nghiệp" khi đe dọa máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đông hồi tháng trước.
Phía Trung Quốc kịch liệt bác bỏ cáo buộc này của Mỹ và cho rằng chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn giữ khoảng cách an toàn, đồng thời "tố ngược" Mỹ gây căng thẳng bằng cách cho máy bay do thám hiện diện trên bầu trời đảo Hải Nam.
Trung Quốc ngày càng tỏ ra không hài lòng với việc máy bay quân sự Mỹ thường xuyên xuất hiện gần không phận của nước này, đặc biệt là ở khu vực đảo Hải Nam, nơi có căn cứ tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc. Sau sự cố trên, Bắc Kinh tuyên bố vẫn sẽ xử sự tương tự nếu như máy bay do thám Mỹ tiếp tục xuất hiện trong khu vực.
Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát đe dọa máy bay do thám Mỹ
Những sự cố gây căng thẳng quân sự như thế này cũng là đề tài thảo luận trong cuộc gặp cuối ngày hôm nay giữa bà Rice với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, bà Rice cũng sẽ chú trọng vào các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác với Trung Quốc, trong đó có cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq.
Chuyến thăm này của bà Rice được cho là sự chuẩn bị quan trọng cho chuyến công du sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Trung Quốc vào tháng 11 tới đây trong khuôn khổ hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC).
Hội nghị APEC lần này sẽ diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc với sự tham gia của nguyên thủ 21 quốc gia trên thế giới.
Theo Khampha
Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc... Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh...