Dân TQ nhảy việc quá nhiều sẽ bị trừ hạnh kiểm công dân
Khi bị mất nhiều điểm tín dụng xã hội, người dân Trung Quốc có thể bị hạn chế di chuyển bằng máy bay, tàu cao tốc và không thể sử dụng nhiều dịch vụ khác.
Xếp hạng tín dụng xã hội của người dân tại Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều hành vi. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông địa phương, bên cạnh những quy chuẩn chung của hệ thống tín dụng xã hội tại Trung Quốc, tỉnh Chiết Giang muốn có thêm một số điều kiện riêng. Hành động chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác “quá thường xuyên” sẽ khiến người dân mất uy tín.
“Nếu một người liên tục bỏ việc và tìm việc làm mới, đánh giá tín dụng xã hội của người đó chắc chắn sẽ có vấn đề”, Ge Pingan, một quan chức tại Chiết Giang chia sẻ với các phương tiện truyền thông.
Bản đồ sẽ hiện các mức báo động khác nhau dựa trên số lượng con nợ xung quanh người dùng.
Ge không giải thích rõ mức độ “quá thường xuyên” nhắc tới ở trên sẽ được đánh giá như thế nào. Tuy nhiên, ông cho biết trong tương lai, hệ thống sẽ đặt ra một số hạn chế và quy định đối với từng công ty và người lao động.
Sau khi những thông tin trên được công khai, bài đăng trên trang Weibo chính thức của tỉnh Chiết Giang đã thu hút hơn 60 triệu lượt xem, trong đó hầu hết ý kiến đều tỏ ra bức xúc.
“Tôi nghĩ sau này họ sẽ trừ điểm của những người không kết hôn và không sinh con”, một người dùng bình luận trên Weibo.
Video đang HOT
Trao đổi với các phương tiện truyền thông, chính quyền Chiết Giang cho biết hành động nghỉ việc “một cách bình thường” sẽ không ảnh hưởng đến tín dụng xã hội của người dân. Hệ thống chỉ nhắm mục tiêu vào những đối tượng “thường xuyên” làm việc này.
Hệ thống tín dụng xã hội Trung Quốc thu thập và lưu trữ hồ sơ của công dân từ một số phòng ban quản lý, sau đó đưa ra đánh giá để thưởng hoặc trừng phạt họ dựa trên các hành động ngoài xã hội và cả trên Internet.
Những người được đánh giá có tín dụng xã hội tốt sẽ được hưởng nhiều lợi ích, trong khi đó những người phạm pháp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.
Hệ thống này sẽ cộng điểm khen thưởng những hành vi có ích với xã hội như công việc tình nguyện, hiến máu và áp dụng các trừng phạt với những hành vị trái pháp luật như vi phạm luật giao thông.
Một màn hình quan sát sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại Bắc Kinh.
Chưa dừng lại ở đó, một số chính quyền địa phương đang tự thêm các điều khoản vào danh mục chấm điểm để quản lý người dân. Thạch Gia Trang, thành phố lớn nhất và là tỉnh lỵ tỉnh Hà Bắc, đã thiết kế riêng một ứng dụng có tên “Bản đồ con nợ” để cảnh báo công dân khi họ ở trong phạm vi 500 m gần những người không trả nợ.
Đài truyền hình Giang Tô cũng cho biết thành phố Ninh Ba đã xây dựng một trung tâm thông minh. Đây là nơi chứa cơ sở dữ liệu khổng lồ của hơn 10 triệu người. Hồ sơ bao gồm số lần thay đổi công việc của mỗi người hay thậm chí cả bệnh viện và thuốc mà họ sử dụng.
“Điều đó thật đáng sợ. Chúng tôi đâu có đồng ý với quy định này?”, một người dùng bình luận trên Weibo.
Theo Zing
Dùng hình ảnh gương mặt của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, CEO 31 tuổi tạo nên startup trị giá 3,5 tỷ USD
Face có thể xác định và theo dõi các cá nhân sử dụng hình ảnh từ hơn 170 triệu camera an ninh của Trung Quốc.
Khi có người đến trụ sở của Megvii Technology ở Bắc Kinh, một camera sẽ quét gương mặt của họ và nếu người đó là nhân viên công ty, thông tin của họ sẽ được hiển thị trên màn hình gần đó chỉ trong vòng vài giây.
Ở căn phòng bên cạnh, một màn hình khác đang hiển thị các cảnh quay từ thang máy tòa nhà và đường phố xung quanh. Phần mềm của Megvii ngay lập tức xác định người đi đường bằng cách gắn thẻ họ theo giới tính, phương tiện và thậm chí là màu sắc và phong cách ăn mặc của họ.
Điều khiển hệ thống này là phần mềm Face , đứa con tinh thần của Yin Qi và hai người bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa là Yang Mu và Tang Wenbin. Họ ra mắt Megvii năm 2011. Bộ ba đã xây dựng một nền tảng tốt ở Trung Quốc với một số khách hàng nổi bật như Ant Financial, Sina Weibo, Vivo và Didi Chuxing. Hiện họ đang có kế hoạch phát triển trên quy mô toàn cầu sau khi huy động được 500 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Kế hoạch của Yin là tung ra các dự án Megvii trong năm nay tại châu Âu, Nhật Bản, Trung Đông, Mỹ và Đông Nam Á.
Ngoài ra, Yin cũng nhắm tới lĩnh vực smartphone, logistic và thành phố thông minh. Tháng 1 vừa qua, Megvii tuyên bố sẽ đầu tư 296 triệu USD để phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp logistic toàn cầu như robot hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo), cảm biến và vận hành hệ thống. Để hỗ trợ kế hoạch này, năm ngoái Megvii đã mua lại công ty công nghệ robot Ares ở Bắc Kinh với số tiền không được tiết lộ.
Công nghệ nhận diện gương mặt hiện đại của Megvii.
Một trong những khách hàng lớn nhất của Megvii là chính phủ Trung Quốc. Công ty của Yin cung cấp trí tuệ nhân tạo đằng sau sự giám sát kỹ thuật số mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để quản lý dân số lên đến hàng tỷ người của mình.
Face có thể xác định và theo dõi các cá nhân sử dụng hình ảnh từ hơn 170 triệu camera an ninh của Trung Quốc. Tại thành phố Vô Tích, công nghệ trên đã giúp các nhà chức trách xác định và bắt giữ 10 nghi phạm năm 2015.
Trong khi sự tăng cường sự giám sát đối với người dân của Trung Quốc đang gây tranh cãi, Yin khẳng định Megvii hoàn toàn hợp pháp và các nhà đầu tư liên kết với chính phủ chỉ sở hữu cổ phần nhỏ trong công ty. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các hợp đồng với chính phủ của họ cũng bị phóng đại.
Yin đã đi được một chặng đường dài kể từ khi xuất hiện trong danh sách 30 Under 30 của Forbes tại châu Á năm 2016. Định giá Megvii ở thời điểm hiện tại khoảng 3,5 tỷ USD và có thể họ sẽ IPO trong năm nay.
Công ty đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiếng. Ant Financial, một công ty liên kết của tập đoàn Alibaba và công ty fintech có giá trị cao nhất thế giới đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào Megvii năm 2017. Những đơn vị như Ant Financial hay Foxconn Technology sẽ giúp Megvii cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ, trong đó có công ty Yitu (Thượng Hải) và SenseTime (Hong Kong) - công ty trí tuệ nhân tạo đắt giá nhất thế giới với định giá khoảng 4,5 tỷ USD.
Căng thẳng thương mại với Mỹ có xu hướng leo thang và sự nghi ngờ ngày càng tăng với các công ty công nghệ Trung Quốc tuy là thách thức không nhỏ nhưng Yin vẫn rất lạc quan: "Bản thân công ty công nghệ cũng chỉ là đóng vai trò trung lập. Cũng như tất cả mọi người, chúng tôi luôn hướng tới toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh công bằng".
Theo genk
TQ cấm gần 23 triệu công dân 'hạnh kiểm yếu' mua vé tàu, máy bay Thông qua hệ thống 'hạnh kiểm xã hội' nhằm giám sát người dân, giới chức Trung Quốc cấm hàng triệu hành khách bị xếp loại 'hạnh kiểm yếu' mua vé tàu hỏa hoặc máy bay. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Hạnh kiểm Công cộng Quốc gia, các tòa án trên toàn Trung Quốc đã có hơn 17,5 triệu lần ra...