Dân thức trắng đêm đuổi thuyền hút cát
Người dân đã dùng nhiều biện pháp để giữ đất làng không bị sạt lở.
Nhiều người dân thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM bày tỏ nỗi bức xúc vì đất ven sông bị lở mà họ cho rằng do các thuyền hút cát. Công ty TNHH MC được tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác cát tại đây với công suất khai thác khoảng 17.000 m3/năm, thời hạn hoạt động là 15 năm.
Dẫn chúng tôi đi theo lối mòn qua cánh đồng hoa màu, ông Lê Ngọc Lai (39 tuổi) ở thôn Nghĩa Kỳ nói: “Những thuyền được cấp phép khai thác cát ở đây không chỉ cắm vòi rồng xuống lòng sông Lèn hút cát trong phạm vi tỉnh cho phép mà còn vượt ra ngoài, đi sát vào trong bờ để hút từ đó gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng gây mất đất hoa màu của người dân chúng tôi.
Gần như đêm nào dân làng chúng tôi cũng chia nhau thay ca, không ngủ để xua đuổi các thuyền này. Cứ nghe tiếng máy nổ rền vang dưới lòng sông là chúng tôi xuống nhưng họ tỏ ra không sợ mà số lượng tàu thuyền ngày càng nhiều hơn.
Sạt lở ven sông Lèn đã biến bờ sông thành những vách dựng đứng kéo dài hàng chục mét. Ảnh: Đ.TRUNG
Người dân Nghĩa Kỳ làm đơn gửi lên các cấp chính quyền cầu cứu hãy giữ lấy làng nhưng chưa thấy phản hồi”. Ông Lai nhìn về phía lòng sông bằng đôi mắt như vô vọng.
Ông Lai chỉ tay về những cục đá sỏi to bằng nắm tay rồi bảo: “Đây là biện pháp cuối cùng”. Tôi ngạc nhiên, ông nói tiếp: “Tới đây, nếu xua đuổi không được thì người dân có thể phải dùng đá để ném về phía các thuyền khai thác cát với hy vọng họ sẽ rời đi nơi khác. Dân làng chúng tôi hết cách rồi!”.
Khuôn mặt nhầu nhĩ, đôi mắt quầng lõm sâu vì những đêm dài thức trắng xua đuổi thuyền hút cát, ông Trịnh Đức Tính (54 tuổi) ngụ thôn Nghĩa Kỳ cho biết: “Vị trí khai thác cát là mỏ số 18 nhưng việc khai thác cát ở đây thì cứ mỗi năm lòng sông lại mở rộng thêm về phía làng khiến người dân mất đất trồng trọt hoa màu. Nếu cứ đà này, 15 năm nữa làng Nghĩa Kỳ sẽ không còn”.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM liên quan đến những bức xúc của người dân, ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cho biết: “UBND xã chưa nhận được đơn thư của người dân thôn Nghĩa Kỳ gửi cho địa phương mà họ chỉ lên trực tiếp phản ánh”. Ông Học cũng khẳng định: “Không có chuyện thuyền khai thác cát về đêm như dân phản ánh mà chỉ khai thác trong khoảng thời gian quy định từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Không có chuyện khai thác cát ngoài vị trí đã quy định cấp phép”.
Ông Lê Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, cho hay: “UBND huyện Vĩnh Lộc chưa nhận được đơn thư của người dân có liên quan đến mỏ cát số 18 nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa. Tuy nhiên, khi báo phản ánh thì chúng tôi đã kiểm tra và kết quả cho thấy cột mốc giới hạn vị trí khai thác cát đã bị mất do đợt lũ vừa qua gây ra và có tình trạng sạt lở xảy ra ở thôn Nghĩa Kỳ. Hiện Phòng TN&MT huyện Vĩnh Lộc đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp khắc phục ngay”.
Trong khi người dân mòn mỏi, gửi đơn cầu cứu đến chính quyền và thậm chí có hành vi dễ dẫn đến vi phạm pháp luật thì chính quyền lại chậm xử lý.
ĐẶNG TRUNG
Video đang HOT
Theo PLO
Dự án kè hơn 100 tỷ đồng sạt lở, sụt lún "khủng khiếp"
Dự án kè đê hữu sông Mã, đoạn qua phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng đang bị sạt lở nghiêm trọng.
Qua tìm hiểu thực tế, đoạn đê hữu sông Mã, gần khu vực chân cầu Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng bị sạt lở phần kè kéo dài hơn 60m. Tình trạng sạt lở đang đe dọa đến sự an toàn của đê.
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp đê hữu sông Mã đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Được biết, tình trạng xuống cấp đoạn đê kè này xuất hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở tại khu vực này ngày một nghiêm trọng hơn.
Ghi nhận tại hiện trường, một đoạn bờ kè bằng bê tông cốt thép dài hơn 60m đã bị xuống cấp, có đoạn cả mảng mặt kè lún sâu xuống khoảng hơn 2 m so với mặt bằng ban đầu. Nhiều vị trí đá lát bong tróc ngổn ngang, các dầm bê tông lớn cũng bị kéo gãy làm thay đổi kết cấu kè.
Đây là tuyến kè thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp đê hữu sông Mã. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã đặt biển cảnh báo, phong tỏa khu vực sụt lún.
Nhiều vị trí đá lát trên mặt kè bị bong tróc ngổn ngang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra cho thấy, đoạn kè bị sạt lở, sụt lún tương ứng với đoạn từ K39 484 - K39 534, đê hữu sông Mã.
Cung sụt có chiều sâu từ 0,2 - 2 m; điểm sụt gần nhất cách chân đê sông Mã 3,9 m; phần cơ đá chân kè sạt lở từ 1 - 2 m, chiều dài 27 m.
Theo đánh giá của ngành chức năng thì nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ năm 2017 và 2018. Hiện tượng sạt lở vẫn đang tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Có đoạn cả mảng mặt kè lún sâu xuống khoảng hơn 2 m so với mặt bằng ban đầu
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị UBND phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa cắm cọc tiêu, lập hàng rào, biển báo và thông báo rộng rãi cho nhân dân biết khu vực nguy hiểm.
Đồng thời, cấm người và các phương tiện tàu thuyền lại gần khu vực sạt lở. Các đơn vị quản lý đê điều tiếp tục tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sụt lún, chuẩn bị vật tư, nhân lực và phương tiện để kịp thời xử lý tình huống xấu có thể xảy ra.
Được biết, đoạn kè trên thuộc dự án xử lý khẩn cấp tuyến kè đê hữu sông Mã từ chân cầu Hàm Rồng đến ngã ba Trần Hưng Đạo, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, có chiều dài gần 1,4 km.
Tình trạng sụt lún đã xuất hiện lâu nay nhưng chưa được khắc phục.
Năm 2010, tuyến kè này được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư hơn 100 tỷ đồng, do Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Dự án hoàn thành vào năm 2011.
Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng 1 năm, đoạn kè gần khu vực chân cầu Hàm Rồng (liền kề khu vực đang bị sạt lở) đã bị sạt lở, hư hỏng. Công trình này dù được sửa chữa nhiêu lân nhưng chưa được bao lâu lai xuống cấp vơi mưc đô ngay cang trầm trọng.
Tháng 5/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Xây dựng Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sụt lún.
Công trình này dù được sửa chữa nhiêu lân nhưng chưa được bao lâu lai xuống cấp vơi mưc đô ngay cang trầm trọng.
Kết quả giám định xác định kết cấu chân kè đoạn từ K39 364,5 -K39 418,05 được gia cố bằng 2 hàng cọc bê tông cốt thép dài 6 m, nhưng khi thiết kế bản vẽ thi công, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa cùng đơn vị tư vấn đã bỏ hàng cọc đi nhưng không có giải pháp kỹ thuật thay thế.
Liên quan đến vấn đề nêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tổ chức, cá nhân có sai phạm.
Hiện, đơn vị quản lý là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa đang tiếp tục khảo sát để đưa ra hướng điều chỉnh, sửa chữa công trình này.
Các dầm bê tông lớn cũng bị kéo gãy làm thay đổi kết cấu kè.
Cung sụt có chiều sâu từ 0,2 - 2 m; điểm sụt gần nhất cách chân đê sông Mã 3,9 m.
Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm.
Hiện, đơn vị quản lý là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa đang tiếp tục khảo sát để đưa ra hướng điều chỉnh, sửa chữa công trình này.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Thừa Thiên- Huế: Sông sạt lở, dân thấp thỏm lo âu Người dân sống ở ven sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã và đang sống trong cảnh hoang mang, lo sợ; khi nhiều đoạn sông bị sạt lở từng ngày, "nuốt chửng" nhiều diện tích đất đai hoa màu và tiến sát nhà dân... Sông Bồ là một trong những con sông chính, trải dài trên nhiều huyện, thị xã của tỉnh Thừa...