Dân Thủ đô “sống dở chết dở” vì mất nước dài hạn
‘ Mất nước cả nửa tháng, gọi cho bộ phận cấp nước thì bảo mai sẽ có, không biết bao nhiêu ngày mai nữa mới có nước. Gia đình tôi phải xin nước từ giếng khoan hoặc “đi” nhờ nhà hàng xóm, nhưng xin mãi cũng ngại…” – anh Thảo bức xúc.
Sống khổ vì thiếu nước
Bà Phạm Thị Dậu (Ngõ 29 Khương Hạ) đã sống gần nửa tháng nay trong cảnh thiếu nước trầm trọng. Cách đây gần chục hôm, nước đã bắt đầu ít. Có hôm phải bơm 4 – 5 tiếng đồng hồ mới bơm đầy một bể nước có thể tích chưa đến 1m3. Còn bây giờ, nước đã mất hẳn khiến nhà bà Dậu sống trong cảnh “sống dở chết dở”.
Nhiều hộ dân ở Thanh Xuân (Hà Nội) phải lao đao vì không có nước sinh hoạt.
“Nhiều nhà có bể chìm để chứa nước thì còn nước sinh hoạt chứ như nhà tôi chỉ có bể nổi nên rất nhanh hết nước. Vì thế mỗi khi nấu ăn tôi phải đi xin nước từ các nhà hàng xóm”. – bà Dậu chia sẻ.
Cũng theo người dân ở đây, đã gần nửa tháng nay ở khu vực Khương Đình và Khương Hạ tình trạng mất nước sạch xảy ra thường xuyên khiến người dân không có nước để sinh hoạt. Nhiều gia đình chủ động dùng máy bơm lấy nước từ giếng khoan để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Tuy nhiên, đó là những gia đình ít người, còn đối với những gia đình kinh doanh cho thuê phòng trọ thì tình hình bi đát hơn rất nhiều vì lượng nước từ giếng khoan không đủ và bẩn.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Thượng Đình) cho biết: Mấy ngày mất nước, tôi bán hàng mà cũng dở khóc dở cười vì người dân chỉ dám mua những loại thực phẩm rửa mà ít tốn nước nhất như các loại củ quả, còn lại những loại rau phải rửa nhiều nước họ không dám mua”
Bi hài hơn, gia đình anh Nguyễn Văn Thảo (Ngõ 135 Khương Hạ) mấy ngày hôm nay còn không dám đi vệ sinh vì không có nước mà…xả. Vì thế, nếu nhu cầu chưa quá “cấp bách” thì gia đình anh Thảo đành nhịn. Nếu không thì cả nhà lại sang hàng xóm “đi” nhờ.
“Mất nước cả nửa tháng, gọi cho bộ phận cấp nước thì bảo mai sẽ có, không biết bao nhiêu ngày mai nữa mới có nước. Gia đình tôi phải xin nước từ giếng khoan hoặc “đi” nhờ nhà hàng xóm, nhưng xin mãi cũng ngại…” – anh Thảo bức xúc.
Video đang HOT
Không chỉ khu vực Thanh Xuân, nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội cũng thường trực với nguy cơ mất nước dài hạn bất cứ lúc nào.
Chị Huỳnh Thu (ngõ 378 Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết: “Nhà Hà Nội, ngay gần Hồ Tây, nhưng suốt ngày nơm nớp lo không có nước dùng. Cứ nghe sắp mất nước là tôi phải về nhà lo trữ nước. Khổ nỗi, nhà chật, dụng cụ trữ nước không nhiều, nhà lại cuối nguồn. Trong ngõ có nhà phải tìm cách chuyển đi vì không chịu nổi cảnh này”
Theo thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên nước sạch Hà Nội, ngõ từ 378 đến 530 Thụy Khuê (Ba Đình) nằm trong số các khu vực được dự báo có nguy cơ thiếu nước cục bộ do cốt địa hình cao. Chung cảnh “nơm nớp khát nước” là khu vực Đầm Trấu và ngoài đê Nguyễn Khoái, mặt đê đường Hồng Hà – phường Chương Dương, phường Phúc Tân, khu vực số 909-921 Đê La Thành, 297-303 Đê La Thành, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khu vực Thanh Trì và Đền Lừ…
Thấp thỏm sợ vỡ đường ống
Trước những lo lắng trên của người dân, dịp hè 2014, đại diện Công ty TNHH Một thành viên nước sạch Hà Nội cho biết, để đối phó với tình trạng thiếu nguồn nước sạch, Công ty đã khoan bổ sung thay thế một số giếng suy thoái, đồng thời hoàn thành nhiều dự án cấp nước.
Ngoài ra, Công ty kiến nghị thành phố cho triển khai ngay dự án bổ sung 30.000m3/ngày đêm cho Nhà máy nước Bắc Thăng Long để phục hồi đủ công suất 50.000m3/ngày đêm, quy hoạch giếng khai thác tại các nhà máy hiện đan xen trong khu dân cư và chỉ đạo ngành điện không cắt điện trong thời gian phục vụ cấp nước hè.
Nếu hệ thống dẫn nước ổn định, nước từ Nhà máy nước sạch Sông Đà hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của khoảng 70.000 khách hàng. Dù vậy, điều cả các đơn vị kinh doanh nước sạch sông Đà và người dùng lo ngại nhất chính là việc vỡ đường ống cấp nước. Đường ống này đưa vào sử dụng 6 năm, nhưng riêng hơn 2 năm qua đã vỡ đường ống nước tới 6 lần.
Ngoài việc tăng được kỹ năng xử lý điểm vỡ, đến nay chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty CP Vinaconex vẫn không tìm ra được nguyên nhân của tình trạng này. Biện pháp giải quyết triệt để được biết đến lúc này là xây dựng đường ống mới thì chưa thể hiện thực hóa.
Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, lãnh đạo Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội cho biết, trong điều kiện vận hành bình thường, do lượng nước dồi dào, Công ty Viwaco (kinh doanh nước sạch của Nhà máy nước sạch Sông Đà) còn có dư để bán lại cho Công ty nước sạch Hà Nội với lưu lượng từ 40.000 – 45.000m3/ngày đêm.
Nhưng khi xảy ra sự cố, nếu mất nước kéo dài, phía Công ty nước sạch Hà Nội sẽ “ứng cứu”, trên cơ sở đề nghị của Công ty nước sạch Sông Đà và sự điều phối của UBND TP. Hà Nội. Phương án duy nhất là chở nước bằng xe xi-téc để cung cấp miễn phí cho người dân./.
Theo Pháp luật VN
Vì sao Hà Nội không có nước mía 4.000 đồng/ly?
Mía hiếm, giá thuê mặt bằng đắt đỏ cùng với phí vận chuyển qua nhiều kênh... là những lý do khiến giá một ly nước mía ở Hà Nội đắt gấp 2-3 lần tại TP. HCM.
Giá nguyên liệu đầu vào là một trong những nguyên nhân khiến mía đá Hà Nội đắt gấp 2-3 lần Sài Gòn. Chị Nguyễn Thị Trang, bán mía trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, giá mía nguyên liệu tại Hà Nội nhập buôn từ 110.000 đến 130.000 đồng/vác (1 vác bằng 10 cây). Vào cuối tháng 5, mía khan hiếm giá nhập lên đến 140.000-150.000 đồng/vác.
Theo chị Trang, mức giá 10.000 đồng/ly mía đá là còn quá rẻ. Nhiều khu vực gần sân vận động Mỹ Đình, Phố Cổ, Hồ Tây... giá lên đến 15.000 đồng. Chị Trang nhẩm tính, 1 cây mía nguyên liệu giá trung bình là 12.000 đồng có thể "chế" được khoảng 3 ly nước mía, bán được 30.000 đồng. Nếu trừ tiền nguyên liệu, điện, đá viên, chỗ ngồi và các chi phí khác, mỗi ly mía lời được vài đồng lẻ. "Chi phí bỏ ra cho một ly mía đá đã hơn 5.000 đồng rồi mà bán 4.000 đồng thì lỗ vốn", chị nói.
Giá một ly nước mía tại TP. HCM chỉ bằng một phần ba so với Hà Nội. Ảnh: Ngọc Lan.
Anh Hanh, chuyên giao mía cho các quán khu vực Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt, Mai Dịch, Đống Đa (Hà Nội) cho biết, mía xay nước chủ yếu được lấy từ Hoà Bình, Thanh Hoá về. Mức giá lấy buôn dao động 8.000 đến 9.000 đồng/cây. Khi đổ buôn cho các quán giá 12.000 đến 13.000 đồng/cây. Trong khi đó, ở TP.HCM, mía nguyên liệu chỉ rẻ bằng một nửa, khoảng 4.000-6.000 đồng/cây, nên giá nước cũng rẻ hơn so với Hà Nội.
Về mức giá đắt của nước mía tại Hà Nội, anh Hanh cho rằng, do mía từ vườn tới tay người dùng phải qua nhiều công đoạn, mối lái. Khi cây mía tới anh Hanh đã là đại lý cấp 3, tới tay người bán nước là đại lý cấp 4. Anh cho biết, giá mía tại vườn dao động 3.000 đến 3.500 đồng/cây, sau đó thương lái tại địa phương mua về chất ở bãi. Xe tải trên Hà Nội về bãi lấy giá 6.000 đến 7.000 đồng/cây, anh lấy buôn lên 9.000 đồng.
Mỗi sáng, anh Hanh phải đi hơn 30 km lên Hà Đông lấy hơn 1.000 cây mía về, sau đó đổ buôn cho các quán lẻ. Anh cho rằng, với mức giá đổ buôn cho đại lý cuối cùng, trừ tiền xăng xe, phí vận chuyển giá lên 12.000 đồng/cây là phải chăng. "Hơn nữa, do mía trồng tại miền Bắc chỉ theo vụ, không phải quanh năm như miền Nam nên giá mía đắt hơn nhiều lần", anh Hanh chia sẻ.
Chị Oanh, bán nước tại một ngõ nhỏ trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết thêm, tại Hà Nội, mía đá chỉ bán được bắt đầu từ tháng 4 đến khoảng tháng 8. Sau đó, khi trời mát, loại đồ uống này không còn được chuộng. Trong khi đó, ở thị trường TP.HCM, nắng nóng quanh năm, đồ giải khát được chuộng, nên người bán cũng thoải mái hơn trong việc chọn lựa mối đổ buôn và có thể mua được nguyên liệu với giá rẻ. "Hà Nội cũng có nhiều quán nước mía chỉ 6.000-7.000 đồng/cốc nhưng khá loãng vì bị 'độn' nhiều đá", chị Oanh nói.
Nước mía Hà Nội đắt là do mía nguyên liệu cao và nhiều chi phí khác. Ảnh: Ngọc Lan.
Trong khi đó, tại TP. HCM, một ly nước mía chỉ có giá 4.000-5.000 đồng, rẻ hơn một nửa, thậm chí một phần ba so với Hà Nội. Song đây chưa phải là mức giá rẻ nhất.
Kim Anh, sinh viên Học viện hàng không cho biết, tại khu vực Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, quận 1... nhiều nơi chỉ bán với giá 2.000 đến 3.000 đồng/ly. "Tuy có giá rẻ, nhưng tất cả mía đều ép trực tiếp trước mặt khách hàng nên không có chuyện thêm hóa chất", Kim Anh khẳng định.
Chị Bùi Thị Sáu (quận Tân Bình) còn cho biết, ở quận 6, TP. HCM có hơn 10 tiệm nước mía nằm trên con đường ngắn dưới chân cầu Hậu Giang. Ở đây một ly thường chỉ 2.000 đồng, ly lớn giá 3.000 đồng mà không phải chờ đợi.
Cây mía đến được với chủ quán Hà Nội phải trải qua nhiều khâu trung gian. Ảnh: Ngọc Lan.
Giá nước mía tại TP. HCM rẻ nhờ chi phí đầu vào rẻ hơn các nơi khác, trong đó có Hà Nội. Chị Thanh, bán nước mía trên đường Phan Văn Trị - Gò Vấp (TP. HCM), mía nguyên liệu thường lấy từ Tây Ninh, có xe hàng đổ về tận nơi, giá dao động từ 4.000-6.000 đồng/cây. "Mỗi cây mía nguyên liệu cho ra được 3-4 ly nước. Tính ra bán 4.000 đồng/ly vẫn có lời", chị nói. Tuy nhiên, mía đá ở Sài Gòn cũng đã tăng giá qua từng năm. Theo lời chị Thanh, chị bán ở đây từ khi nước mía chỉ có giá 1.000 đồng/ly. Đến nay đã 15 năm, một ly đồ uống này tăng giá lên 4.000 đồng.
Theo Zing
Hà Nội: Nhiều khu vực nguy cơ nước yếu, mất nước Nếu tiếp tục xảy ra sự cố đường ống cấp nước sông Đà thì tình hình cấp nước hè 2014 sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình nên một số khu vực sẽ nằm trong nguy cơ nước yếu, mất nước - Sở Xây dựng Hà Nội nhận định. Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê...