Dân thủ đô đang sống trong ô nhiễm… phân
Mỗi ngày, thành phố Hà Nội thải chừng 500 tấn phân bùn bể phốt, nhưng chỉ khoảng 35 tấn được xử lý tại trạm xử lý đặt ở Cầu Diễn, dù trạm xử lý này có công suất xử lý 50 tấn/ngày.
Nói về hoạt động của trạm xử lý phân bùn bể phốt duy nhất trên địa bàn Hà Nội, ông Lê Trung Dũng – phụ trách truyền thông, đại diện của công ty TNHH một thành viên môi trường Hà Nội (URENCO) cho hay, công ty được thành phố Hà Nội “đặt hàng” bơm hút và xử lý phân bùn bể phốt các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn 4 quận nội thành cũ của Hà Nội là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Hiện nay, trạm xử lý này đặt tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), có công suất 50 tấn mỗi ngày để xử lý phân bùn bể phốt mà công ty thu gom, vận chuyển từ các nhà vệ sinh công cộng.
Buông lỏng quản lý DN môi trường
“Theo tính toán của chúng tôi, lượng phân bùn bể phốt toàn thành phố thải ra mỗi ngày chừng 500 tấn, nhưng lượng phân bùn bể phốt trạm xử lý duy nhất của Hà Nội đang xử lý khoảng chừng 35 tấn mỗi ngày” – ông Dũng cho hay.
“Trước đây, công ty có dịch vụ bơm dịch vụ hố xí tự hoại của người dân có nhu cầu, nhưng từ khi cơ chế thị trường mở ra, có hàng loạt công ty tư nhân nhảy vào lĩnh vực này với mức giá cạnh tranh, quảng cáo linh động, nên mảng dịch vụ đó của công ty không hoạt động nữa vì không hiệu quả” – ông Dũng cho biết.
Lễ khởi công nâng cấp Trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn.
Video đang HOT
Hiện, trên địa bàn Hà Nội có hàng chục doanh nghiệp (DN) tư nhân tham gia làm dịch vụ bơm hút bể phốt, và đây là lực lượng chính “xử lý” hơn 90% lượng phân bùn bể phốt trên toàn thành phố. Theo lời ông Nguyễn Thanh Minh – Giám đốc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Cầu Diễn (URENCO 7), đơn vị được giao phụ trách trạm xử lý phân bùn bể phốt duy nhất hiện nay của Hà Nội, suốt một năm qua, ngoài các xe của URENCO 7, không hề có hợp đồng nào cũng không có đơn vị nào đưa bất kỳ mét khối phân bùn nào vào trạm để xử lý.
Theo nhận định của ông Lê Trung Dũng, đó là do điều kiện kinh doanh quá “thoáng” của các công ty tư nhân, chỉ cần được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là có thể đi cung cấp dịch vụ, không ai quản lý thêm. “Môi trường là lĩnh vực đặc thù, thế nhưng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, các DN này không hề bị bắt buộc điều kiện như phải có điểm đổ hay hợp đồng xử lý” – ông Dũng nói.
Phải giải bài toán luẩn quẩn
Trung tuần tháng 5 vừa rồi, URENCO đã tổ chức khởi công nâng cấp trạm xử lý chất thải Cầu Diễn. Hiện nay tại đây mới chỉ có hệ thống xử lý chất thải y tế, bùn bể phốt với công suất 50 tấn/ngày, đêm, không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải của thành phố khoảng 200 tấn/ngày và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm.
Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, khu xử lý chất thải Cầu Diễn được quy hoạch xử lý 300 tấn/ngày, đêm, gồm các loại chất thải y tế, bùn bể phốt. Dự án nâng cấp trạm xử lý chất thải Cầu Diễn được xây dựng trên diện tích 2000m2 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng bằng nguồn vốn và công nghệ của URENCO. Dự án sẽ hoàn thành sau 120 ngày thi công.
Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường, Hà Nội phải có giải pháp xử lý dứt điểm bài toán luẩn quẩn: DN xử lý đầu tư xây trạm thì không có “hàng”, còn DN bơm hút bể phốt thì đổ bất kỳ chỗ nào có thể để “tiết kiệm” chi phí, lực lượng chức năng phạt vi phạm xong cũng không biết phải làm sao khi tại thời điểm phạt DN không có điểm đổ. Chỉ khi bài toán này được giải, người Hà Nội mới hy vọng chấm dứt cảnh phải sống chung trong một môi trường ô nhiễm đầy đe dọa.
Theo Vietbao
Hàng trăm tỷ đồng sai phạm ở Từ Liêm chưa được xử lý
Ít ai biết rằng phía sau một bản đề án tách quận "sạch sẽ", huyện Từ Liêm lại có hàng loạt những sai phạm chấn động với mức thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng... mặc dù hai quận mới đã có quyết định thành lập.
Dính líu nhiều cán bộ lãnh đạo
Ngày 1/4/2014 được xem là thời khắc quan trọng của TP. Hà Nội khi bộ máy hành chính, cơ sở vật chất của hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm chính thức vận hành. Thời điểm này, quyết định thành lập hai quận mới đã được công bố. Tuy nhiên, sau quyết định chưa ráo mực, có một sự thật đã cũ nhưng chấn động, đó là những sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng lên đến hàng trăm tỷ đồng do Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện ở huyện này trước ngày tách quận.
Lãnh đạo huyện Từ Liêm (cũ) vẫn chưa làm tròn trách nhiệm trước khi tách quận.
Theo kết luận thanh tra được phát đi hồi giữa năm 2013 của Thanh tra TP. Hà Nội cho thấy rất nhiều sai phạm của các cá nhân, lãnh đạo huyện Từ Liêm trong việc chấp hành pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Từ Liêm trong những năm gần đây.
Kết quả thanh tra chỉ rõ những sai phạm của huyện Từ Liêm trong công tác GPMB từ chi tiền không đúng đối tượng, vượt định mức, xác nhận không đúng về nguồn gốc đất, bồi thường, hỗ trợ về đất sai số lên đến gần 100 tỷ đồng, xin phương án giao đất tái định cư sai quy định đồng thời đề nghị kiểm điểm xử lý hàng loạt cán bộ, trong đó có ông Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, nhiều trưởng, phó phòng ban, chuyên môn...
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, gần như những người có trách nhiệm chính vẫn đang làm ngơ trước những sai phạm chấn động trong GPMB mà Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện, đề nghị xử lý trước đó.
Điển hình là Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) được Bộ trưởng bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1384/QĐ-BGTVT ngày 11/5/2007; phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Quyết định số 1925/BGTVT-KHĐT ngày 30/8/2011 với tổng kinh phí là 2.072,64 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách UBND TP. Hà Nội.
Qua kiểm tra công tác bồi thường hỗ trợ (BTHT) và tái định cư (TĐC) dự án, Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện những tồn tại, sai phạm của Ban chỉ đạo GPMB thành phố (thay mặt liên ngành) trong việc tham mưu, đề xuất văn bản đặc thù trái với các quy định của Nhà nước trong việc xét giao đất TĐC; của Hội đồng BTHT và TĐC dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn- Nhổn); Trung tâm PTQĐ huyện, Ban BTGPMB huyện, phòng TN và MT huyện trong việc áp dụng chính sách của Nhà nước để lập phương án BTHT sai quy định; UBND các xã, Công an xã Minh Khai, Phú Diễn, thị trấn Cầu Diễn và thanh tra Xây dựng huyện Từ Liêm.
Theo đó, trong việc xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc ăn ở tại nơi GPMB của một số hộ dân chưa đúng và đã buông lỏng quản lý trật tự xây dựng để các hộ dân tiếp tục xây nhà trên đất còn lại sau GPMB không đủ điều kiện xây dựng; một số tổ chức cá nhân còn có hành vi làm sai lệch hồ sơ giao đất, xác nhận không đúng về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất,...
Sai nhưng chưa... xử?!
Dẫn nguồn kết luận thanh tra TP. Hà Nội chỉ rõ, phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chính phủ đã yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án Cải tạo, nâng cấp mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) trong quý III/2010. Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra còn 39,24m2 của một hộ dân và gần 2.120 m2 đất do trường đại học Công nghiệp Hà Nội quản lý, sử dụng đã được bồi thường hỗ trợ vẫn chưa GPMB và bàn giao cho các đơn vị có liên quan.
Thanh tra TP. Hà Nội nhấn mạnh, trách nhiệm thuộc Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án, Ban bồi thường GPMB huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Từ Liêm.
Thêm vào đó, việc Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã tự đề ra chính sách không đúng so với quy định. Trong quá trình đền bù GPMB đường 32, ngoài việc áp dụng các chính sách của Nhà nước, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã họp thống nhất hỗ trợ theo đơn giá đất ở cho các hộ sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai.
Đó là những trường hợp đất bị thu hồi là đất lưu không đường 32, các hộ tự lấn chiếm, sử dụng và xây dựng nhà trái phép. Từ việc làm trên đã dẫn đến sai phạm nghiêm trọng là hỗ trợ tiền đất không đúng cho 219 hộ, với số tiền là gần 52 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã giao đất trái thẩm quyền cho 45 hộ có đất bị thu hồi là đất lưu không đường 32, đất nông nghiệp tự chuyển đổi trước ngày 15/10/1993 được đền bù theo đơn giá đất ở (gồm xã Xuân Phương 9 hộ; xã Phú Diễn 32 hộ; xã Minh Khai 4 hộ), từ đó dẫn đến đền bù không đúng về đất ở với số tiền gần 8,4 tỷ đồng.
Thanh tra TP. Hà Nội nhấn mạnh, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ về đất sai này là hơn 60 tỷ đồng và cần phải thu hồi về ngân sách Nhà nước. Đồng thời chỉ rõ, trách nhiệm sai phạm này thuộc UBND huyện Từ Liêm, Hội đồng BTHT và TĐC dự án, Ban BTGPMB huyện.
Trách nhiệm trực tiếp thuộc về lãnh đạo UBND huyện, ông Nguyễn Kim Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Ban BTGPMB huyện; bà Nguyễn Thị Nga, Phó GĐ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; bà Nguyễn Thị Sơn, Trưởng phòng TN và MT huyện và các thành viên khác của hội đồng BTHT và TĐC dự án.
Thế nhưng đến nay, việc xử lý sau kết luận thanh tra vẫn chưa được huyện Từ Liêm (cũ) tiến hành. Những cán bộ bị xác định sai phạm vẫn tại vị và đang chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới khi tách quận. Vậy hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước bị thất thoát ai sẽ chịu trách nhiệm hay mọi việc sẽ lại rơi vào quên lãng khi huyện Từ Liêm biến mất?
Trong một diễn tiến mới nhất có liên quan, Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Đề án số 08-ĐA/TU về việc thành lập tổ chức bộ máy và nhân sự cán bộ chủ chốt của hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và 23 phường trực thuộc. Theo đề án, thành ủy yêu cầu nguyên tắc tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ phải tuân thủ đúng pháp luật; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển; tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế theo chủ trương cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của hai quận mới. Trong khi đó, dư luận đang hoài nghi về việc lấp liếm sai phạm ở huyện này trước ngày tách quận.
Đề án nhân sự cho hai quận mới cơ bản hoàn tất Dẫn nguồn Đề án 08-ĐA/TU cho thấy, Thành ủy Hà Nội giao cho ban Tổ chức Thành ủy tham mưu với ban Thường vụ trong việc thành lập đảng bộ hai quận mới và đảng bộ của 23 phường, phương án nhân sự, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của hai quận mới theo đúng quy trình, quy định. Huyện ủy Từ Liêm căn cứ tình hình cán bộ hiện tại và cán bộ trong quy hoạch của huyện Từ Liêm báo cáo, tham mưu quá trình triển khai quy trình về công tác cán bộ chủ chốt thuộc diện ban Thường vụ Thành ủy quản lý của hai quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
Theo ĐSPL
Báo động sai phạm trong quản lý chất thải y tế Hiện nay, trung bình mỗi ngày các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước thải ra 400-500 tấn chất thải y tế, trong đó khoảng 10% là chất thải y tế nguy hại. Điều đáng nói là tại nhiều bệnh viện, việc quản lý các chất thải y tế nguy hại này vẫn chưa đúng quy định, dẫn đến nhiều hậu...