Dàn robot làm việc tại bệnh viện công nghệ cao của Singapore
Hơn 50 nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa Changi là robot, đảm nhận hàng loạt công việc từ dọn vệ sinh đến phẫu thuật.
“Từ phẫu thuật đến thực hiện công việc hành chính, robot đã trở thành phần không thể thiếu của lực lượng lao động tại bệnh viện với 1.000 giường này”, Selina Seah, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Robot và Hỗ trợ Chăm sóc sức khỏe (Chart), cho biết.
Chart đang phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH) để cung cấp giải pháp công nghệ cao cho những vấn đề trong chăm sóc sức khỏe. Cơ quan hoạt động từ năm 2015, nhưng đại dịch Covid-19 đã đặt ra yêu cầu mới với các giải pháp chăm sóc y tế từ xa và không tiếp xúc.
Robot triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Changi.
Singapore đang có tỷ lệ ứng dụng robot công nghiệp cao nhất toàn cầu ở mức 9 robot cho mỗi 100 công nhân, nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực điện tử. CHART đang hy vọng robot có thể giúp dịch vụ y tế dễ tiếp cận và rẻ hơn, trong khi vẫn nâng cao được chất lượng vafb ảo đảm an toàn trong đại dịch.
“Mọi người ngày càng hiểu rằng robot ngày càng quan trọng trong công việc của chúng tôi. Đại dịch Covid-19, cũng như thực tế chúng tôi phải chăm sóc nhiều người với ít nhân lực hơn, đồng nghĩa với việc robot đang trở thành một phần được chào đón trong cuộc sống thường ngày”, Seah nói.
Ba trận sóng thần
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính thế giới sẽ thiếu hụt 18 triệu nhân viên y tế vào năm 2030.
Đây là mối lo ngại lớn với những quốc gia nhỏ như Singapore, nhất là khi số người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 14% vào năm 2019 lên 25% trong 10 năm tới. Singapore dễ tổn thương trước “ba trận sóng thần” trong chăm sóc y tế, gồm dân số già hóa, lực lượng lao động suy giảm và bệnh mãn tính tăng cao.
Robot có thể giúp hạn chế tình trạng này. Các robot phẫu thuật như “da Vinci Surgical System” nằm trong số những robot nổi tiếng nhất ở CGH. Chúng có thể đóng vai trò con mắt của bác sĩ và hỗ trợ những cuộc phẫu thuật ít xâm lấn.
Video đang HOT
Ngoài phòng mổ, nhiều loại robot đang hỗ trợ dọn vệ sinh, cung cấp đồ dùng hoặc thức ăn cho bệnh nhân, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ bệnh nhân hồi phục hay thậm chí là đỡ họ lên giường, giảm những công việc nặng nhọc cho nhân viên y tế.
“Nhiều y tá trẻ bị đau lưng chỉ sau 2-3 năm. Robot có thể làm những công việc nặng và nguy hiểm, giúp y tá tập trung vào việc bảo đảm bệnh nhân được chăm sóc tốt nhất”, Seah nói.
Giải pháp thông minh
Dịch vụ chăm sóc y tế ảo cũng là lĩnh vực được ứng dụng nhiều công nghệ để cải thiện hoạt động ở CGH.
Các bệnh không truyền nhiễm như bệnh tim và tiểu đường ngày càng tăng cao, chiếm 71% số ca tử vong toàn cầu mỗi năm, đồng thời gây nhiều áp lực cho các hệ thống y tế đang quá tải. CGH nhận ra bệnh nhân mang bệnh mạn tính không thể liên tục đến bệnh viện và ứng dụng hệ thống chăm sóc từ xa, cho phép bác sĩ giám sát bệnh nhân ngay tại nhà riêng và sớm phát hiện vấn đề với sức khỏe của họ.
Hàng loạt robot được sử dụng trong khu vực điều trị bệnh nhân.
Robot cũng được triển khai để chăm sóc và đồng hành cùng các bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí nhớ, cùng họ chơi những trò chơi tăng cường trí nhớ và điều trị theo nhóm. PARO, một trong số robot xã hội, giúp người bệnh giảm căng thẳng và lo lắng đến mức bệnh viện có thể cắt giảm việc sử dụng thuốc an thần.
“Chúng tôi nghĩ bệnh nhân cao tuổi không hợp với robot, nhưng sau đó nhận ra họ coi robot như đồ chơi kích thước thật. Họ như trở lại tuổi thơ và có thể tương tác, phản ứng tốt hơn với phương thức điều trị cùng robot hơn cả với bác sĩ người thật”, Seah cho hay.
Cuộc đời có ý nghĩa hơn
Hỗ trợ nhân viên y tế trong các công việc đòi hỏi nhiều sức lực hoặc độ chính xác cao chính là lợi ích lớn nhất của robot, theo Marcelo Ang, Giáo sư ngành kỹ thuật cơ khí tại Trung tâm Robot Tiên tiến thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
“Robot có tiềm năng rất lớn để giúp cuộc đời con người có nhiều ý nghĩa hơn, bằng cách ngăn họ làm những công việc nguy hiểm, bẩn thỉu và gây suy giảm sức khỏe”, Ang nói, thêm rằng robot không thay thế nhân lực mà chỉ hỗ trợ họ trong công việc.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 85 triệu người sẽ mất việc vì tự động hóa trong một số lĩnh vực vào năm 2025, trong khi 97 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra trong những ngành khac.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tiến độ phát triển robot và logistics, cũng như thể hiện mối đe dọa với nhân viên y tế. WHO ước tính 115.000 nhân viên y tế đã tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu, tính đến tháng 5/2021.
Robot tự động có thể vệ sinh và khử khuẩn các phòng, trong khi công nghệ thăm khám từ xa cho phép bác sĩ và bệnh nhân tương tác mà không cần gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, tích hợp robot vào môi trường làm việc rất tốn kém và đòi hỏi cơ sở hạ tầng phức tạp, cùng với đó là lo ngại về bảo mật dữ liệu và an ninh, trong đó các bệnh viện cần có khả năng phòng thủ tốt trước các đòn tấn công mạng.
Cơ hội tăng cường hiệu quả và độ an toàn, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, thúc đẩy CGH đầu tư vào robot bất chấp những thách thức trên. “Đây là cách chúng ta nên sử dụng công nghệ robot, đó là giúp đỡ các bệnh viện tiếp cận nhiều bệnh nhân và chăm sóc họ tốt hơn”, Seah cho hay.
Thiếu nhân lực, mô hình thuê robot làm việc nở rộ ở Mỹ
Thung lũng Silicon đang thuyết phục các công ty nhỏ tự động hóa bằng cách cho thuê robot.
Robot làm những việc thủ công thay con người
Theo Reuters, doanh số robot tăng vọt ở Mỹ trong thời gian gần đây do các công ty lớn ngày càng cần thêm lao động nhưng không thể thuê công nhân. Mặt khác, việc lắp đặt và vận hành robot tương đối tốn kém, gây khó dễ cho quá trình tự động hóa của các doanh nghiệp nhỏ. Các nhà đầu tư mạo hiểm giải quyết vấn đề này bằng cách hướng đến một mô hình tài chính mới: cho thuê robot, lắp đặt và bảo trì, tính phí nhà máy theo giờ hoặc tháng để cắt giảm rủi ro và chi phí ban đầu.
Saman Farid - người đầu tư vào robot suốt 10 năm qua nhận thấy thách thức trong việc đưa robot vào các nhà máy. Vậy nên Farid thành lập Công ty Formic Technologies chuyên cho thuê robot, với sự hỗ trợ từ Lux Capital và Initialized Capital.
Garry Tan - đối tác của Initialized Capital nhận thấy có nhiều yếu tố khiến các doanh nghiệp quan tâm đến việc đưa robot vào nhà máy, chẳng hạn giá thành công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và thị giác máy tính ngày càng rẻ, lãi suất thấp và mối đe dọa từ căng thẳng Mỹ - Trung đối với chuỗi cung ứng. Garry Tan nhận định: "Robot là trung tâm của ba xu hướng lớn nhất đang thúc đẩy toàn bộ xã hội hiện nay".
Dù vậy, các công ty kỹ thuật và chủ các doanh nghiệp nhỏ không phải lúc nào cũng hiểu nhau. Hiệp hội Công nghệ Sản xuất phải thành lập một văn phòng ở San Francisco (Mỹ) cách nay vài năm để dàn xếp những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình hợp tác giữa hai bên.
Mô hình cho thuê robot đặt ra nhiều gánh nặng cho các công ty khởi nghiệp robot, luôn có nguy cơ đối tác cắt đứt hợp đồng hoặc thay đổi sản phẩm giữa chừng. Theo lời của nhóm Silicon Valley Robotics chuyên hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, nguồn vốn cho việc thuê robot luôn là một thách thức. Thế nhưng, các nhà đầu tư mạo hiểm vẫn tích cực tham gia vào lĩnh vực này.
Robot của công ty Rapid Robotics làm việc trong một nhà máy
Tiger Global - nhà tài trợ lớn nhất cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong năm nay đã hỗ trợ ba công ty robot mở dịch vụ cho thuê trong vòng 7 tháng.
Bob Albert - chủ sở hữu nhà máy dập kim loại Polar Hardware Manufacturing ở Chicago (Mỹ) đã thuê robot từ Formic Technologies với giá dưới 10 USD/giờ, rẻ hơn so với mức trả cho công nhân bình thường là 20 USD/giờ. Cánh tay robot tại xưởng có nhiệm vụ nhặt những thanh kim loại và đặt vào cỗ máy có thể bẻ thanh kim loại thành tay nắm cửa.
Westec Plastics Corp - nhà máy đúc nhựa ở Livermore, California (Mỹ) mang về robot đầu tiên vào tháng 1.2020. Hiện nhà máy có ba robot tên là Melvin, Nancy và Kim, thuê từ Rapid Robotics với mức phí 3.750 USD/tháng cho mỗi robot trong năm đầu tiên, đến năm thứ hai, giá thuê robot chỉ còn 2.100 USD/tháng.
Tammy Barras - người đứng đầu nhà máy cho biết: "Melvin làm việc 24 giờ/ngày, suốt ba ca làm việc, thay thế ba nhân viên. Chúng tôi đã tăng lương rất nhiều trong bối cảnh thế giới hiện nay. May mắn thay, Melvin không đòi tăng lương". Tammy Barras cho biết nhà máy tiết kiệm được 60.000 USD chi phí lao động mỗi năm nhờ thuê robot.
Tuy nhiên, Barras cho rằng robot hiện nay chưa thể thay thế con người vì chúng chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại đơn giản, chẳng hạn nhặt ống nhựa hình trụ hay dán logo lên sản phẩm.
Jordan Kretchmer - đồng sáng lập kiêm CEO của Rapid Robotics từng gặp những người còn hoài nghi về robot, nhưng ông chỉ nói: "Robot sẽ hoạt động dễ dàng và hiệu quả khi nằm trong tay người biết dùng".
Singapore thử nghiệm xe bus tự lái Singapore đã bắt đầu tiến hành một cuộc thử nghiệm mới loại xe bus tự lái, qua đó tiến gần hơn tới việc thiết lập mạng lưới vận tải công cộng không người lái. Nổi tiếng là quốc gia công nghệ cao và an ninh trật tự tốt, Singapore đã trở thành địa điểm thử nghiệm các xe tự lái, theo đó nước...