Dân phải được quyền phúc quyết Hiến pháp
Góp ý dự thảo Hiến pháp sửa đổi chiều 16/11, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề xuất phải khẳng định quyền phúc quyết của dân với Hiến pháp.
Làm được hay không là ý chí của nhà nước
Theo Bộ trưởng Tư pháp, vấn đề quan trọng khi sửa Hiến pháp là đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và cần đưa vào Hiến pháp quy định về trưng cầu ý dân, quy định về thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp.
Ông Hà Hùng Cường nhắc lại, bản Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên lý mọi quyền bính đều thuộc về dân. Nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước. Do đó nhân dân phải được quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
“Hiến pháp là đạo luật gốc quy định những vấn đề cơ bản nhất. Việc ban hành Hiến pháp và sửa Hiến pháp là một trong các vấn đề quan hệ trọng nhất của đất nước. Cho nên Hiến pháp phải do nhân dân làm ra và quyết định, nói cách khác, nhân dân phải là chủ thể của quyền lập hiến”, ông Cường khẳng định.
Tuân thủ nguyên tắc trên, Hiến pháp 1946 đã ghi rõ dân có quyền phúc quyết Hiến pháp và những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia.
Ông Cường cho hay, kế thừa Hiến pháp năm 1946, thì nguyên lý tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân đã trở thành nguyên tắc bất biến của đất nước. Bản Hiến pháp năm 1992 cũng tái xác lập là nhân dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
“Tuy nhiên thực tế đến nay quyền dân chủ trực tiếp đó của nhân dân chưa được cụ thể hóa trong luật và chưa được thực hiện trong đời sống”, ông Cường nói.
Theo Bộ trưởng Tư pháp, bản dự thảo sửa đổi lần này đã bổ sung nguyên tắc trên theo hướng nhân dân được thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp đồng thời với dân chủ đại diện.
Dự thảo cũng bóc tách quy định quyền biểu quyết của công dân khi nhà nước trưng cầu thành một điều khoản riêng. “Song lại vẫn chưa minh định rõ cần trưng cầu vào lúc nào và những vấn đề gì thì phải trưng cầu, trong khi Hiến pháp năm 1946 lại quy định rất rõ ràng các nội dung này. Vì vậy đây cũng chỉ là quy định. Có thực hiện được không là ý chí của nhà nước”, ông Cường băn khoăn.
Theo Bộ trưởng Tư pháp, nhiều quốc gia quy định bắt buộc là phải đưa dự thảo Hiến pháp ra trưng cầu ý dân trước và sau khi QH hoặc nghị viện thông qua.
Ông Cường tán thành việc đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp ra lấy ý kiến toàn dân sau đó mới thông qua. Đồng thời, đề xuất bổ sung thêm vào Hiến pháp quy định “trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi sau khi QH đã thông qua” để áp dụng cho những lần sửa đổi sau này.
“Có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt nhất sự kết hợp giữa quyền đại diện của QH và quyền của nhân dân. Hy vọng với việc nhân dân tự mình biểu quyết Hiến pháp, Hiến pháp sẽ có chất lượng tốt hơn và đời sống lâu dài hơn”, Bộ trưởng Tư pháp nói.
Video đang HOT
Ông Cường phân tích, chỉ cần một động thái như vậy nhưng đã thể hiện cao nhất sự kính trọng của QH với nhân dân. “Sự tin tưởng của Đảng, nhà nước với dân sẽ là tiền để để dân thể hiện trách nhiệm công dân của mình”.
Làm rõ nội hàm quyền phúc quyết
Nhiều ĐB khác cũng khẳng định Hiến pháp sửa đổi phải ghi rõ nội dung “công dân được quyền trưng cầu ý dân về những vấn đề hệ trọng quốc gia và về thay đổi Hiến pháp” như một quyền cơ bản giống với Hiến pháp năm 1946.
ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) góp ý, phải làm rõ nội hàm quyền phúc quyết của nhân dân và ghi vào bản Hiến pháp sửa đổi để dễ thực thi.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), quyền này được hiểu là người dân có quyền quyết định cuối cùng về những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua việc nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân về vấn đề nào đó và phải được sự ủng hộ của đại đa số người dân thì mới làm.
Bà Thúy phân tích, nhân dân là người quyết định còn nhà nước là người chấp hành tổ chức thực hiện quyết định đó. “Nó khác với việc nhà nước đứng ra lấy ý kiến nhân dân để đi đến quyết định của mình như trưng cầu ý dân. Đồng thời cũng cần xác định trong dự thảo lĩnh vực nào, vấn đề nào do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua quyền phúc quyết và điều kiện để đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền của mình”, bà Thúy nói.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được lấy ý kiến nhân dân đầu năm tới và dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm.
Theo Dantri
"Được công nhận tài năng, nhiều cán bộ không so kè lương nữa"
"Tôi biết nhiều người làm việc không chỉ vì thu nhập, cơ bản là tài năng, tâm huyết được thừa nhận. Được như vậy, họ sẽ không so kè lương trong hay ngoài nhà nước" - Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói về tính khả thi của Đề án thi tuyển vụ trưởng.
Tham nhũng trong công tác cán bộ đã là một vấn nạn mà hiện chúng ta đang phải tính nhiều biện pháp để phòng chống. Đề án thi tuyển công khai cán bộ thuộc hàng vụ trưởng ở Bộ Tư pháp có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh này, thưa Bộ trưởng?
Nói cho đúng, công tác cán bộ ở ta hiện cũng đã đi vào nề nếp và được thực hiện theo quy hoạch. Quy hoạch thường xuyên được rà soát trên cơ sở đánh giá sát tình hình, để giao việc cho rõ, tồn tại hạn chế cũng phải nêu rõ. Trong rà soát thì cũng đã chuyện đưa người này ra, đưa người kia vào quy hoạch.
Ỏ bộ tôi, việc quy hoach cán bộ được làm nề nếp. Đến nay phần lớn những người được bổ nhiệm cũng đều theo quy hoạch cả.
Tất nhiên công tác nhân sự với công tác quy hoạch cũng khác nhau bởi không phải tất cả 100% nhân sự quy hoạch thì đều được bổ nhiệm. Bất cập là công tác quy hoạch nằm khép kín trong đơn vị hoặc trong ngành mà nhân tài của đất nước luôn rất nhiều.
Cùng với tiến trình xã hội hóa hoạt động tư pháp, lực lượng những người hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng đông, như các luật sư, công chứng viên.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: "Thi tuyển là cơ hội khắc phục hạn chế của việc quy hoạch cán bộ" (ảnh: Việt Hưng).
Nhân tài đứng ngoài phạm vi đối tượng công chức viên chức đang ngày càng phát triển, nên đề án thí điểm thi tuyển cán bộ quản lý là bước đột phá, thêm một kênh nữa ngoài quy hoạch để lựa chọn người phù hợp về năng lực lẫn phẩm chất, vừa có thực tiễn vừa có năng lực chuyên môn.
Trong môi trường nhà nước, nhiều khi bận rộn vì sự vụ hàng ngày, không được rèn luyện, thiếu am hiểu thực tiễn nên chúng tôi muốn thu hút thêm những người am hiểu nghề, nhất là trong lĩnh vực tư pháp.
Có ý kiến cho rằng thi tuyển chỉ là một bước. Có nhiều yếu tố khác mới phản ánh thực chất năng lực cán bộ, như hiệu quả công việc, sản phẩm đầu ra cụ thể?
Việc thi tuyển mới đang là đề án để thí điểm thôi. Tới đây chúng tôi sẽ xem xét phê duyệt để có thể thực hiện luôn trong năm 2013. Có thể thi tuyển ở một vài vị trí rồi rút kinh nghiệm xong mới triển khai tiếp.
Cũng xin nhắc lại là người trong quy hoạch hay ngoài quy hoạch đều phải thi tuyển. Đây cũng là cơ hội để khắc phục những bất cập hạn chế trong công tác quy hoạch hiện nay.
Nhưng cũng có thể lập luận, tổ chứ thi như vậy, chấm điểm chuyên môn nghiệp vụ cao hơn thì vẫn là dành cơ hội nhiều hơn cho những người trong quy hoạch?
Đương nhiên khi đã là cán bộ trong quy hoạch thì họ đã từng làm việc ở đơn vị, đã từng rèn luyện trong môi trường cụ thể đó, đã có sự cố gắng phấn đấu để trở thành cán bộ quy hoạch thì họ có lợi thế hơn. Song không phải ai cũng tận dụng được lợi thế này. Mà nhiều khi người ở ngoài quy hoạch khi thi tuyển lại cũng có lợi thế khác và họ tận dụng được cơ hội. Cái chính là phải thành lập một hội đồng thi tuyển để sao cho bảo đảm tính công khai, công bằng.
Một vấn đề đặt ra về tính khả thi của đề án. Có người đặt câu hỏi, liệu mức lương công chức hiện tại có đủ lôi kéo những người làm việc bên ngoài Bộ tham gia thi tuyển vì họ thường là những người đã có "tên tuổi" trong lĩnh vực tư pháp và mức thu nhập cũng rất cao?
Tôi biết nhiều người làm việc không phải chỉ vì thu nhập mà cơ bản là tài năng, tâm huyết được thừa nhận. Được như vậy thì họ sẽ không so kè giữa lương khu vực trong hay ngoài nhà nước. Và hiện có rất nhiều người trẻ như vậy.
Được biết, việc thi tuyển cán bộ đã được nhiều địa phương thí điểm như Hải Phòng, Đà Nẵng... Có những điểm sáng nào có thể tham khảo, áp dụng cũng như bất cập nào cần tránh khi đề án lần đầu được triển khai ở cấp Bộ, thưa Bộ trưởng?
Chúng tôi đã yêu cầu tham khảo việc triển khai ở các nơi như Đà Nẵng, Hải Phòng. Tôi biết chuyện một người công tác trong Sở Tư pháp Hải Phòng, không thuộc đối tượng quy hoạch nhưng đã được bổ nhiệm Trưởng phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Vậy là một người không thuộc diện quy hoạch đã được bổ nhiệm. Và năng lực của cô ấy đến giờ được đánh giá rất tốt, là người gác cửa một bộ phận quan trọng trong Sở.
Đà Nẵng cũng có nhiều kinh nghiệm đáng học hỏi.
Cho đến thời điểm này, chúng tôi chỉ đang nhìn thấy các nơi đã thí điểm đều tốt.
Việc thi tuyển cán bộ có xung đột gì với quy trình xem xét bổ nhiệm cán bộ hiện tại không thưa ông?
Không xung đột gì vì chủ trương của Đảng đã quán triệt như vậy rồi, sắp tới còn thi tuyển cạnh tranh cơ mà. Ngay cả Ban tổ chức TƯ cũng đang chủ trì đề án về thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo.
Theo ông, giữa thi tuyển cạnh tranh và cách quy hoạch truyền thống lâu nay sẽ bổ khuyết cho nhau thế nào?
Tạo ra một cơ hội để khắc phục những điểm chưa chuẩn trong quy hoạch cán bộ. Vì nhiều khi làm quy hoạch lại chỉ khép kín trong nội bộ cơ quan đơn vị thôi. Thi tuyển sẽ kêu gọi thêm được những người tài.
Ông thấy xu hướng này có nên mở rộng, ví dụ không chỉ dừng ở mức Vụ trưởng mà cả Cục trưởng, Thứ trưởng có thể thi tuyển?
Việc ấy Đảng cũng có chủ trương rồi cho nên ở nhiều nơi cũng sẽ làm. Sau khi đề án của Bộ Tư pháp được phê duyệt, chúng tôi sẽ công khai.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Dantri
"Phiếu thuận" cho đề xuất siết điều kiện nhập cư Hà Nội Người muốn nhập cư phải "có biên chế", tạm trú 3 năm, mua được nhà hoặc nhà thuê diện tích tối thiểu 5m2/người... Những điều kiện thắt chặt nhận được sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra dự án luật Thủ đô, dù xác định đó chưa phải biện pháp tối ưu. "Siết" toàn diện để giãn bớt dân nội thành Bản...