Dân Nga đổ xô đi mua sắm, iPhone và đồ điện tử tăng giá mạnh
Sau khi các hãng tạm dừng hoạt động bán hàng tại Nga, người dân đổ tới các cửa hàng để mua sắm khiến giá cả các sản phẩm công nghệ tại Nga tăng vọt.
Thống kê của kênh theo dõi thị trường Yandex Market cho thấy giá của phần lớn sản phẩm của Apple đều tăng vọt, khi người Nga tham gia vào một cuộc chạy nước rút để mua thiết bị điện tử trước khi cháy hàng.
Người dân Nga đổ xô đi mua iPhone.
Mỗi chiếc iPhone ở Nga tăng từ 10.000-20.000 Rup (2-4 triệu đồng). Giai đoạn tháng 1-2, giá iPhone 13 bản 128 GB tại Nga đã tăng từ 79.990 Rup (16,3 triệu đồng) lên 104.000 Rup (21,2 triệu đồng). iPhone 13 Pro Max, bộ nhớ 256 GB tăng thêm khoảng 14.600 Rup (2,9 triệu đồng).
Trong khi đó, để mua một chiếc Macbook Pro 14,2 inch, người Nga sẽ phải bỏ ra tới 562.000 Rup (116,3 triệu đồng). Giá iPad phiên bản 64 GB cũng đã tăng lên tới 160.000 Rup (33,1 triệu đồng).
Apple Watch Series 7 phiên bản thép được bán với giá 65.000 Rup (13,9 triệu đồng), trong khi gói 4 chiếc Apple AirTags tăng từ 11.000 Rup (2,2 triệu đồng) lên 24.300 Rup (5 triệu đồng).
Video đang HOT
“Người dân đổ xô đi mua đồ điện tử khiến giá điện thoại tăng. Chúng tôi định giá các thiết bị và phụ kiện dựa trên nhu cầu, lượng hàng tồn kho và tình hình thực tế của thị trường”, đại diện VimpelCom, một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nga cho biết.
Không chỉ dừng lại ở các thiết bị của Apple, điện thoại Samsung cũng tăng giá. Các thiết bị điện tử khác cũng đắt hơn từ 17% đến 40%. Cụ thể, giá cả của một số mặt hàng công nghệ nói chung như TV, máy tính xách tay… cũng đều có giá thành tăng từ 5.000-10.000 Rup (1-2 triệu đồng).
Giá iPhone 13 tại Nga đã tăng từ 79.990 Rup (16,3 triệu đồng) lên 104.000 Rup (21,2 triệu đồng)
Các nhà bán lẻ lo ngại xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm của phương Tây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thiết bị điện tử trong tương lai. Đại diện một nhà bán lẻ giấu tên nói với Izvestia rằng những hạn chế về vận chuyển hàng hóa có thể khiến giá các mặt hàng tăng 10-30%.
Theo chuyên gia phân tích Eldar Murtazin của Mobile Research Group, người Nga đang có xu hướng mua sắm thiết bị gia dụng, điện thoại bằng tiền mặt thay vì mua trả góp như trước.
“Nhu cầu sắm đồ điện tử ở Nga tăng 3-5 lần vào cuối tháng 2 so với một tuần trước đó. Nguyên nhân là những lo ngại rằng nguồn hàng có thể bị khan hiếm, tăng giá”, Murtazin nói.
Thống kê của hai kênh bán lẻ trực tuyến lớn của Nga là Ozon và Aliexpress cho thấy doanh số bán lẻ các mặt hàng công nghệ tăng 50-60% so với cùng kỳ cuối tháng 1.
Trước đó, ngày 26/2, trên tài khoản Twitter, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine, cho biết đã liên hệ Tim Cook, CEO Apple, kêu gọi hãng ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tại Nga, đồng thời chặn quyền truy cập từ Nga vào kho ứng dụng App Store.
Đến 1/3, Apple thông báo ngừng mọi hoạt động nhập sản phẩm vào các kênh bán hàng ở Nga. Apple Pay và các dịch vụ khác cũng bị hạn chế.
Xe điện, laptop chuẩn bị tăng giá
Giá lithium tăng vọt có thể tác động trực tiếp đến giá pin, qua đó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của xe điện hay các sản phẩm công nghệ.
Các nhà sản xuất xe điện đang phải đối mặt với vấn đề lớn đầu năm 2022 là giá pin lithium tăng vọt. Theo phân tích của Rystad Energy, lithium đang được giao dịch ở mức giá cao kỷ lục 35 USD/kg ở châu Á và có khả năng tiếp tục leo lên 50 USD/kg vào nửa cuối năm 2022.
Hơn một nửa lượng lithium trên thế giới được sử dụng để sản xuất pin, như pin dành cho xe điện, điện thoại di động hay máy tính xách tay. Phần còn lại được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất kính, gốm sứ và dược phẩm. Lithium là thành phần chính của pin cho xe điện và được mệnh danh là xăng của tương lai.
Mỏ khai thác lithium ở Australia.
Mối quan tâm đến pin lithium bắt đầu bùng nổ từ đầu năm 2021, khi mà các hãng sản xuất xe điện bắt đầu cạnh tranh giành thị trường.
Dự kiến nguồn cung cấp lithium sẽ hạ xuống mức thấp nhất trong nửa đầu năm 2022, do sản lượng ở Trung Quốc và Nam Mỹ giảm mạnh. Các nhà sản xuất Trung Quốc dường như không muốn bán khối lượng lớn lithium trên thị trường do hạn chế về nguồn cung và các vấn đề hậu cần do đại dịch. Điều này tạo ra những tắc nghẽn trong thị trường giao dịch.
Tương tự, các nhà cung cấp ở Nam Mỹ cũng do dự trong việc phân bổ khối lượng lithium, dù họ đã lên kế hoạch tăng cường vào năm 2022 vì những thách thức về hậu cần.
"Giá lithium đã tăng hơn 230% so với năm ngoái do thiếu nguồn nguyên liệu sẵn có", ông Caspar Rawles, nhà phân tích của Benchmark Mineral Intelligence cho biết.
Giá lithium tăng vọt trong năm 2021.
Sự thắt chặt nguồn cung đối với lithium, kết hợp với nhu cầu pin LFP (Lithium Ferrous Phosphate, một loại pin sử dụng lithium), dự kiến sẽ giữ giá lithium carbonate cao vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, giá pin sẽ dần hạ nhiệt sau khi tình trạng tắc nghẽn nguồn cung giảm bớt ở Trung Quốc và kế hoạch gia tăng ở Nam Mỹ thành hiện thực.
Giá hợp đồng lithium tại Thường Châu tháng 1/2022 đạt mức cao nhất trong ngày là 418.500 tệ/tấn vào ngày 10/1, tăng 14,34% so với ngày 31/12/2021. Giá hợp đồng sau đó giảm xuống 3.545 tệ/tấn vào cuối ngày 12/1. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu giá hợp đồng lithium của Thường Châu có tiếp tục tăng mạnh hay không.
Đại lý ủy quyền của Apple tung loạt ưu đãi cuối năm Ưu đãi cuối năm của Minh Tuấn Mobile là cơ hội để người dùng sở hữu các dòng iPhone 12, iPhone 13 cùng loạt sản phẩm công nghệ với giá tốt. Thời điểm cuối năm, các thương hiệu và hệ thống phân phối đồ công nghệ thường tung khuyến mãi nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp thiết bị của người dùng. Đây...